Hiệu chỉnh chống kích nổ

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (36) (Trang 47 - 49)

Hình 3.23 Hiện tƣợng kích nổ.

Hiện tƣợng động cơ nếu đủ nghiêm trọng có thể gây hƣ hỏng động cơ. Thiết kế buồng đốt, trị số octan của xăng, tỷ lệ không khí / nhiên liệu và thời điểm đánh lửa đều ảnh hƣởng đến thời điểm xảy ra kích nổ.

Trong hầu hết các điều kiện của động cơ, thời điểm đánh lửa cần phải gần sát thời điểm xảy ra kích nổ để đạt đƣợc mức tiết kiệm nhiên liệu, công suất động cơ tốt nhất, và lƣợng khí thải thấp nhất. Tuy nhiên, thời điểm xảy ra kích nổ sẽ khác nhau tùy theo nhiều yếu tố. Ví dụ, nếu trị số octan của xăng quá thấp và quá trình đánh lửa diễn ra ở điểm tối ƣu, thì hiện tƣợng kích nổ sẽ xảy ra. ECU sẽ hiệu chỉnh làm chậm thời điểm đánh lửa để ngăn chặn điều này.

48

Hình 3.23.1 Qúa trình hiệu chỉnh chống kích nổ.

Khi có kích nổ xảy ra trong động cơ, cảm biến kích nổ sẽ chuyển rung động từ tiếng gõ thành tín hiệu điện áp đƣợc ECU phát hiện. Quá trình kiểm soát kích nổ đƣợc thực hiện theo chu trình kín đƣợc trình bày trên hình 6.115. Kích nổ thƣờng chỉ xảy ra ở một vài xy lanh. Vì vậy, dựa vào thời điểm kích nổ (quá trình cháy) và vị tri trục khuỷu, ECU nhận biết chính xác các xy lanh đã xảy ra hiện tƣợng kích nổ. Việc hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm chỉ đƣợc thực hiện ở các xy lanh này để ít ảnh hƣởng đến công suất động cơ.

Hình 3.23.2 Xác định tín hiệu kích nổ.

Việc giảm góc đánh lửa sớm đƣợc thực hiện theo 2 cách: giảm nhanh và giảm chậm theo từng chu ky làm việc của động cơ cho đến khi hiện tƣợng kích nổ chấm dứt. Do khi đánh lửa trễ đi, công suất động cơ sẽ giảm nên lúc kích nổ chấm dứt, ECU sẽ tăng dần góc đánh lửa sớm. Nếu không có hiện tƣợng kích nổ xảy ra nữa, góc đánh lửa sớm sẽ trở về góc đánh lửa sớm tối ƣu.

49

Hình 3.23.3 Phƣơng pháp giảm góc đánh lửa sớm.

Để tránh kích nổ xảy ra, một số loại động cơ có hai nấc diều chỉnh: một cho loại xăng thƣờng, một cho loại xăng tốt (có chỉ số octane cao). Trong trƣờng hợp này, bộ nhớ trong ECU có hai bản dồ dữ hệu về góc đánh lửa tƣơng ứng với mỗi loại xăng. Tài xế sẽ điều chỉnh công tắc theo loại xăng mà họ sử dụng đế đạt hiệu suất động cơ cao.

Một số sự cố cơ học có thể nhân đôi tiếng gõ của động cơ. Vòng bi của thanh truyền bị mòn quá mức hoặc rãnh xy lanh lớn sẽ tạo ra rung động cùng tần số với tiếng gõ của động cơ.

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (36) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)