trong tỉnh
Trong thời gian qua, nhiều chủ trƣơng, chính sách đã đƣợc tỉnh ban hành nhằm hỗ trợ du lịch phát triển. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc tỉnh quan tâm, đầu tƣ về kinh phí. Công tác quảng bá, xúc tiến trên mạng Internet đƣợc đẩy mạnh với việc thiết lập và phát triển trang thông tin điện tử quảng bá du lịch có tên miền: daktip.vn, dulichdaklak.gov.vn; xây dựng video du lịch Đắk Lắk gồm: 5 phút và 15 phút, xuất bản các ấn phẩm gồm sách “Du lịch Đắk Lắk” với 02 phiên bản (tiếng Việt và tiếng Anh), đĩa DVD du lịch và bản đồ du lịch Đắk Lắk để giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá du lịch Đắk Lắk đến với du khách đến Đắk Lắk; khảo sát, xây dựng các tuyến điểm, sản phẩm du lịch mới; tổ chức các sự kiện du lịch lớn trong tỉnh nhƣ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột theo định kỳ 02 năm một lần đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, các sự kiện hƣởng ứng Năm du lịch quốc gia, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch lớn; tiếp đón, làm việc với đoàn xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, đoàn cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nƣớc đến Đắk Lắk khảo sát điểm đến, dịch vụ và sản phẩm du lịch của tỉnh để thu hút khách du lịch đến Đắk Lắk: Hợp tác - Liên kết phát triển với các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên,
53
Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Xây dựng các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lƣợng với giá cả hợp lý k m theo những ƣu đãi và cam kết cung ứng dịch vụ theo từng chƣơng trình du lịch trọn gói, tập trung vào giới thiệu, quảng bá hình ảnh các khu, điểm du lịch, các loại hình du lịch và các dịch vụ đi k m..., từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu du lịch cho từng doanh nghiệp.
Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk đã tích cực vận động các doanh nghiệp hội viên triển khai thực hiện công tác kêu gọi đầu tƣ và tăng cƣờng liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố đã ký kết trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp, giữa địa phƣơng và Trung ƣơng trong quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hoạt động, hình thức khác nhau.
Tích cực nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng và tổ chức các chƣơng trình quảng bá, xúc tiến du lịch có trọng tâm trọng điểm, gắn với các sự kiện văn hóa, lễ hội, hội chợ, hội nghị, hội thảo tại tỉnh. Chú trọng xây dựng hình ảnh, thƣơng hiệu du lịch tỉnh: Đắk Lắk - Điểm đến của Cà phê thế giới.
2.3.2. Công tác quảng bá, xúc tiến và liên kết hợp tác phát triển du lịch ngoài tỉnh
Hàng năm, tỉnh đã tham gia nhiều Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tại các hội chợ du lịch trong và ngoài tỉnh nhƣ: Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi; Hội chợ du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE- HCMC); hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch các tỉnh trong khu vực; tổ chức gian hàng tại Hội chợ APEC... nhằm nâng cao hình ảnh của du lịch địa phƣơng, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến nhằm thu hút khách du lịch trong và
54
ngoài nƣớc, hƣớng đến tăng lƣợt khách lƣu trú, tăng cao doanh thu từ du lịch, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Xây dựng thƣơng hiệu du lịch “Đắk Lắk - Điểm đến an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Tây Nguyên”, nâng cao hình ảnh quê hƣơng con ngƣời Đắk Lắk nhằm tạo thế cạnh tranh cho du lịch tỉnh tại các thị trƣờng trọng điểm và sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Góp phần nâng cao nhận thức về du lịch, thu hút sự tham gia của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Đắk Lắk nhƣ Famtrip, roadshow,… theo hƣớng tập trung vào từng thị trƣờng khách.
Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk tổ chức và tham gia các chƣơng trình xúc tiến du lịch, giới thiệu điểm đến Đắk Lắk tại các thị trƣờng trọng điểm và tại một số nƣớc nhân dịp các sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa, thể thao và du lịch quan trọng giữa Đắk Lắk với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề truyền thống tìm kiếm đối tác, quảng bá sản phẩm trong việc tham gia tại các hội chợ, hội thảo nhằm duy trì và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
- Công tác quảng bá, xúc tiến và liên kết hợp tác phát triển du lịch nước ngoài
Tỉnh luôn chủ động hội nhập quốc tế nhằm tăng cƣờng mở rộng quan hệ, hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế để quảng bá hình ảnh của tỉnh đến du khách quốc tế; phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nƣớc ngoài trong việc tiếp nhận các thông tin để kịp thời thông báo đến các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế nhằm tăng cƣờng quảng bá du lịch của tỉnh tại nƣớc ngoài. Tăng cƣờng hợp tác quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch tại châu Âu, Đông Bắc Á, khối ASEAN và hợp tác với các nhà đầu tƣ tiềm năng. Đẩy mạnh liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh lân cận và với khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, kết nối các chuỗi sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn
55
Thông qua việc tham gia hội chợ, hội thảo và các sự kiện quảng bá du lịch tại nƣớc ngoài, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cũng đã thiết lập quầy, kios thông tin để quảng bá, giới thiệu mốt số điểm đến nổi bật của tỉnh. Đồng thời, cập nhật tới đối tác quốc tế về các thông tin mới nhất về du lịch của tỉnh Đắk Lắk; tổ chức giao lƣu, gặp gỡ các nhà điều hành tour, công ty quản lý điểm đến, khách sạn và du lịch tốt nhất; tặng voucher du lịch miễn phí đến Đắk Lắk…
Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; vận động các doanh nghiệp du lịch Đắk Lắk tham gia các hội chợ quốc tế và khu vực nhƣ ITB Singapore, Hàn Quốc…, kết nối Hiệp hội nƣớc ngoài để quảng bá, xúc tiến sản phẩm, tạo cơ hội nâng cao hình ảnh của dịch vụ và sản phẩm của hội viên tiếp cận với thị trƣờng trung và cao cấp.
Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2017 - 2020: 6,016 tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nƣớc: 4,891 tỷ đồng; huy động hợp pháp khác: 1,125 tỷ đồng).
Giai đoạn 2016 – 2020, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch luôn đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp. Tỉnh Đắk Lắk đã ký kết, hợp tác phát triển du lịch với 16 tỉnh, thành trong cả nƣớc, cụ thể: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Bạc Liêu. Kết quả thực hiện chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phƣơng đều đảm bảo mục đích và các nguyên tắc trong hợp tác, đúng nội dung của thỏa thuận hợp tác; một số nội dung cơ bản thực hiện trong thời gian qua đã góp phần cho ngành du lịch trao đổi học hỏi kinh nghiệm liên kết cùng nhau phát triển, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển sản phẩm văn hóa và du lịch… Xây dựng thƣơng hiệu du lịch “Đắk Lắk – Điểm đến của Cà phê thế giới”, nâng cao hình ảnh quê hƣơng con ngƣời
56
Đắk Lắk nhằm tạo thế cạnh tranh cho du lịch tỉnh tại các thị trƣờng trọng điểm và sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Góp phần nâng cao nhận thức về du lịch, thu hút sự tham gia của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/10/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại và du lịch giai đoạn 2016 – 2020; ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 01/10/2020 về việc tăng cƣờng công tác phối hợp và quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua đó giúp phân định rõ chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý về du lịch của các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng; giúp cho công tác phối hợp và quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời, chặt chẽ, thống nhất.
2.4. Đánh giá chung đối với quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh