Những kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 102)

2021 – 2030

3.6. Những kiến nghị

3.6.1. Kiến nghị với cơ quan Trung ương

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và quy chế quản lý hoạt động DLCĐ từ Tổng cục Du lịch đến các tỉnh, thành phố có DLCĐ phát triển và khả năng phát triển. Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra các hoạt động triển khai DLCĐ; đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực cho khai thác, phát triển DLCĐ.

Thứ hai, Xây dựng chiến lƣợc về quy hoạch phát triển DLCĐ theo mô hình mỗi cộng đồng một sản phẩm để tránh sự trùng lặp về sản phẩm DLCĐ, đồng thời giúp cho việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm DLCĐ.

94

Thứ ba, Nghiên cứu hỗ trợ kênh nguồn vốn vay để hỗ trợ, tập trung phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các địa phƣơng (Việc triển khai các nguồn vốn thông qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội), mở rộng thêm 01 kênh, nguồn vốn mới để hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tƣ, phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

Thứ tƣ, Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng app ứng dụng di động giới thiệu du lịch cộng đồng đặc sắc trên cả nƣớc, kênh thông tin để du khách quốc tế tham khảo, lựa chọn.

3.6.2. Kiến nghị với chính quyền, cơ quan quản lý địa phương

- Đối với Tỉnh ủy Đắk Lắk: Tăng cƣờng việc lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh, tập trung việc thực hiện Chƣơng trình số 15-CTr/TU, ngày 13/7/20017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, xem xét và phê duyệt và ban hành Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2025 và định hƣớng đến năm 2030.

- Đối với HĐND tỉnh: Ban hành và triển khai Nghị quyết về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2025. Áp dụng đối với các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số nằm trong quy hoạch, đề án phát triển du lịch của tỉnh đƣợc phê duyệt; áp dụng đối với hộ gia đình trong các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số nằm trong quy hoạch, đề án phát triển du lịch của tỉnh đƣợc phê duyệt; các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.

- Đối với UBND tỉnh: Cần sớm xây dựng các văn bản, kế hoạch, chƣơng trình về đầu tƣ, hỗ trợ và phát triển xây dựng mô hình DLCĐ tại địa phƣơng. Tạo nhiều cơ chế hỗ trợ và phát triển DLCĐ. Triển khai việc xây dựng quy

95

trình cấp phép đăng ký kinh doanh du lịch tại các điểm DLCĐ. Tổ chức thực hiện việc ra quyết định công nhận điểm du lịch, khu du lịch cộng đồng tại địa phƣơng.

- Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng “Ngƣời Đắk Lắk văn minh - thân thiện - mến khách” gắn với Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hƣớng đến năm 2030.

- Triển khai tốt việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội để Đắk Lắk thực sự là điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, mến khách.

3.6.3. Kiến nghị đối với cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch cộng đồng

- Thứ nhất, có trách nhiệm tham gia, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của địa phƣơng, tôn tạo các công trình kiến trúc nhà sàn, các lễ hội sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn cảnh quan môi trƣờng thiên nhiên, buôn làng, giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống.

- Thứ hai, khi đăng ký tham gia triển khai xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng cần phải chủ động, tích cực và cam kết triển khai thực hiện với quyết tâm cao nhất; tránh tình trạng nửa vời, không quyết liệt, chủ động nghiên cứu, áp dụng mô hình thành lập bộ máy tự quản.

- Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu phát triển mở rộng quy mô các sản phẩm, dịch vụ của DLCĐ địa phƣơng, tạo thành một chuỗi các sản phẩm, dịch vụ cung ứng đáp ứng yêu cầu cạnh tranh với các điểm DLCĐ khác và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

3.6.4. Kiến nghị đối với khách du lịch

- Thứ nhất, tham gia trải nghiệm DLCĐ tại địa phƣơng với tinh thần tôn trọng các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phƣơng, có các hành vi thân thiện, chấp hành pháp luật, không có hành vi xâm phạm cảnh quan, giá trị văn hóa, truyền thống của ngƣời bản địa.

96

- Thứ hai, tích cực chia sẻ các giá trị tốt đẹp của sản phẩm DLCĐ của Đắk Lắk đến với mọi ngƣời, chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội để giúp cho địa phƣơng quảng bá mạnh mẽ hơn về tính hấp dẫn của DLCĐ tại địa phƣơng.

3.6.5. Kiến nghị đối với các đơn vị lữ hành khai thác và kinh doanh du lịch

- Thứ nhất, các đơn vị lữ hành khai thác và kinh doanh du lịch giúp chính quyền địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ tại các điểm DLCĐ tăng cƣờng quảng bá các chƣơng trình, sản phẩm, dịch vụ DLCĐ tại Đắk Lắk.

- Thứ hai, tích cực tham gia đóng góp vào chƣơng trình phát triển các dự án du lịch nói chung và DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khi đƣợc mời thma vấn ý kiến để xây dựng phát triển dịch vụ.

- Thứ ba, tham gia xây dựng văn hóa trong tiếp đón, phục vụ khách du lịch một cách chu đáo, nhiệt tình, thân thiện để góp phần xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch của Đắk Lắk.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Từ công tác đánh giá, nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế những tồn tại, nguyên nhân trong công tác QLNN đối với DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua; xác định những hạn chế, khó khăn, những tiềm năng, lợi thế; xác định mục tiêu phát triển DLCĐ, quan điểm QLNN đối với DLCĐ định hƣớng phát triển du lịch và DLCĐ tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Chƣơng trình số 15-CTr/TU, ngày 13/7/2017 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các văn bản có liên quan của HĐND và UBND tỉnh Đắk Lắk. Tác giả đề ra những giải pháp cần tập trung nguồn lực, giải quyết trong thời gian đến, nhƣ: hoàn thiện việc xây dựng ban hành chiến lƣợc, đề án, quy hoạch chi tiết, kế hoạch phát triển DLCĐ, xây dựng tiêu chí để công nhận các điểm DLCĐ; tăng cƣờng công tác triển khai các chính sách, quy định để thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc vào đầu tƣ, hỗ trợ tại tỉnh Đắk Lắk.

97

KẾT LUẬN

Công tác QLNN đối với phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là nhân tố ảnh hƣởng mang tính quyết định đến sự phát triển của DLCĐ, thông qua đó để thúc đẩy phát triển DLCĐ góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk và cũng góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng nhƣ sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp luận văn cũng đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác hoàn thiện QLNN về DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhƣ sau:

Một là, luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về DLCĐ cũng nhƣ công tác QLNN đối với DLCD của chính quyền cấp tỉnh nhƣ: các khái niệm, đặc điểm, vai trò của DLCĐ; các yếu tố tác động tới DLCĐ; nội dung QLNN đối với DLCĐ.

Hai là, luận văn đã phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng DLCĐ hiện nay và công tác QLNN đối với DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016- 2020, từ đó rút ra đƣợc những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân. Luận văn cũng đã khẳng định việc cần thiết phải tăng cƣờng QLNN đối với DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đây là nhân tố quan trọng mà ảnh hƣởng mang tính quyết định đến sự phát triển của DLCĐ nói riêng và ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk nói chung. DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua tuy chƣa thể khẳng định đƣợc nhiều trong sự nghiệp phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk nhƣng đã có nhiều kết quả bƣớc đầu đáng khích lệ. Tại nhiều điểm DLCĐ đã mang lại diện mạo mới về phát triển nông thôn, góp phần đáng kể vào thu nhập của ngƣời dân để cải thiện đời sống. Tuy nhiên, trong quy luật phát triển thì bên cạnh những ƣu điểm, vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định trong các văn bản quy phạm pháp luật, từ các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc tổ chức, thi hành pháp luật và các lực lƣợng đƣợc

98

giao quyền tiến hành các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động DLCĐ.

Ba là, luận văn đã đề xuất đƣợc những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác QLNN đối với DLCĐ tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến nhƣ về công tác triển khai xây dựng chiến lƣợc, đề án, quy hoạch chi tiết; công tác thực hiện các chính sách, quy định, kế hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện liên quan đến DLCĐ.

Bốn là, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị với cơ quan Trung ƣơng về tổ chức triển khai các văn bản pháp quy, thực hiện chính sách và quy chế quản lý hoạt động DLCĐ; xây dựng chiến lƣợc phát triển DLCĐ…; đối với các cơ quan QLNN cấp tỉnh trong việc xây dựng đề án, chiến lƣợc, quy hoạch, cơ chế quản lý, các chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ. Ngoài ra, một số kiến nghị đối với các bên liên quannhƣ: cộng đồng dân cƣ, đối với khách du lịch, đối với đơn vị lữ hành khai thác du lịch.

Thông qua các giải pháp, kiến nghị cụ thể đối với các cấp, doanh nghiệp… sẽ góp phần thúc đẩy sự quan tâm tập trung nguồn lực lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tƣ đẩy mạnh quá trình phát triển DLCĐ, đóng góp đáng kể vào ngành du lịch chung của tỉnh. Những giải pháp đƣợc đề xuất cũng cần đƣợc tổ chức, thực hiện hết sức linh hoạt, bài bản và quyết liệt để đạt đƣợc các mục tiêu căn bản, xứng tầm với tiềm năng DLCĐ Đắk Lắk.

Với các kết quả nghiên cứu trên của luận văn, tác giả mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phát triển DLCĐ tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Phát huy hết đƣợc nguồn tài nguyên nhƣng vẫn đảm bảo phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---

1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08/NQ-TW, về phát triển du lịch

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.

2. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục

Việt Nam, Hà Nội.

3. Bon Chan Serey (2018), tham luận tại Hội thảo Đào tạo viên về tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN trong khuôn khổ hợp tác MeKong –

Lancang, 8-12/5/2018, Siem Reap, Campuchia.

4. Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Nghị quyết số

16/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 Sửa đổi bổ sung một số nội dung tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số 59/2012/NQ- HĐND, ngày 06/7/2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 3030 .

5. Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2021), Nghị quyết số

08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 Quy định về một số chính sách

hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021- 2025.

6. Lƣơng Xuân Quỳ (2006), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà

Nội.

7. Lê Thu Hƣơng (2007), Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở

VQG Cúc Phương, Luận văn thạc sỹ, trƣờng Đại học Khoa học Xã

100

8. NyO Aye và Khun Tun Do (2018), tham luận tại Hội thảo Đào tạo

viên về Tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN trong khuôn khổ hợp

tác Me Kong-Lancang, 8-12/5/2018, Siem Reap, Campuchia.

9. Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;

10. Nguyễn Thị Hƣơng, Trần Thị Khánh Chi (2020), “Quản lý Nhà nƣớc về Du lịch – Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí Công thƣơng, số ra ngày 29/05/2020, Hà Nội.

11.Phạm Hồng Long (2021), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát

triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam, Tạp chí TRAVELMAG, số ra

ngày 01/01/22021, Hà Nội.

12.Phouthone Dala lom (2018), tham luận tại Hội thảo Đào tạo viên về Tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN trong khuôn khổ hợp tác Me

Kong-Lancang, 8-12/5/2018, Siem Reap, Campuchia.

13.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật

Du lịch số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017, Hà Nội.

14.Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015, Hà Nội.

15.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2021), Báo cáo số 107/BC- SVHTTDL ngày 15/4/2021 Báo cáo đánh giá tác động của chính sách (Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk giai đoạn 2021 – 2025).

16.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2021), Báo cáo số 106/BC- SVHTTDL ngày 15/4/2021 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch

101

cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020.

17.Trần Thu Phƣơng (2020), Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát

triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc , Tạp chí

Khoa học số 72 (10/2020), Hà Nội;

18.Trần Nữ Ngọc Anh (2016), “Quản lý nhà nƣớc đối với du lịch cộng đồng”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (số tháng 9/2016): Công tác QLNN đối với DLCĐ tại Việt Nam cần đƣợc quan tâm kịp thời để tạo điều kiện cho hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thực tế.

19.Trần Quý Tân (2018), QLNN về Du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, trƣờng Đại học Kinh

tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

20 . Trần Nữ Ngọc Anh (2016), Quản lý nhà nước đối với du lịch

cộng đồng, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 9/2016, Hà Nội.

21.Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Quyết định số 2200/QĐ- UBND, ngày 26/9/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. 22.Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2021), Quyết định số 1606/QĐ-

UBND, ngày 02/7/2021 về việc ban hành Chương trình hành động

thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

23.Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2017), Quyết định số 638/QĐ- UBND, ngày 21/3/2017, về sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Mục II, IV Điều 1 và phụ lục của Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)