Hoàn thiện công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm giai đoạn kinh doanh sau cháy tại công ty bảo việt hà nội (Trang 64 - 80)

I. SỰ RA ĐỜI CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM GĐKDSC

4. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngành nghề nào thì công việc quản lý tài chính cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, vì dù cho các hoạt

động khác có tiến hành tốt đến thế nào đi chăng nữa nhưng nếu như quản lý tài chính không tốt thì có thể đưa doanh nghiệp tới nguy cơ kinh doanh không lãi hoặc tệ hơn là mất khả năng thanh toán.

Hoạt động bảo hiểm GĐKDSC cũng như hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung là một hình thức kinh doanh dịch vụ, trong đó quỹ tiền tệ dùng để chi trả bồi thường được hình thành từ việc đóng góp của người được bảo hiểm dưới dạng phí bảo hiểm. Việc tính toán mức p hí p hải đảm bảo đủ chi trả bồi thường, đảm bảo kinh doanh có lãi, đồng thời p hải tạo được mức phí có thể cạnh tranh được với các công ty trong và ngoài nước là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay các mức phí bảo hiểm tại BVHN, kể cả phí bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, đều dựa trên tỉ lệ phí của các công ty bảo hiểm nước ngoài (có điều chỉnh đôi chút cho phù hợp với tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam) chứ không dựa trên cơ sở tính toán tình hình xác suất rủi ro thực tế tại Việt Nam. Tình hình đó có thể sẽ gây những khó khăn không thể lường trước trong tương lai cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại thị trường Việt Nam. Do vậy, BVHN có thể kết hợp với Tập đoàn thuê hoặc tuyển chuyên gia giỏi chuyên đảm nhận công tác tính xác xuất rủi ro và đưa ra mức phí hợp lý.

Một đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm khác với các hoạt động kinh doanh khác là sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của "chu trình kinh doanh đảo ngược", tức người bảo hiểm sẽ thu phí bảo hiểm trước và thực hiện nghĩa vụ sau với bên được bảo hiểm khi xảy ra sự cố bảo hiểm. Do đó, người bảo hiểm sẽ nắm giữ một phần lớn số phí thu được tạm thời nhàn rỗi trong khoảng thời gian nhất định. Khoản tiền này có thể mang lại không những của cải mà còn cả việc làm cho cán bộ công ty nếu như công ty biết tung số tiền đó vào dòng chảy đầu tư. Vì vậy, BVHN có thể tính toán đầu tư vào loại hình thích hợp để mang về lợi ích cho công ty làm cho việc kinh doanh chắc chắn đảm bảo hơn, tăng khả năng cạnh tranh, tạo dựng được tài sản ngày càng lớn.

Trên đây là một số giải pháp em đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm GDKDSC. Tuy nhiên, để những giải pháp này được thực hiện trong thực tế cần có nỗ lực không nhỏ của tập thể cán bộ nhân viên công ty, đồng thời cũng cần có những tác động tích cực từ phía Nhà nước vàTập đoàn. Dưới đây em xin đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và Tập đoàn để đưa những giải pháp này vào thực tế.

III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1.Về phía Tập đoàn

Tập đoàn cần có những chiến lược dài hạn về sản phẩm để đưa những sản phẩm bảo hiểm mới và có tiềm năng như nghiệp vụ bảo hiểm GĐKDSC vào thực tiễn triển khai

Thực tế, trình độ cán bộ bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội còn nhiều biểu hiện chưa đạt yêu cầu. Để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đạo đức của cán bộ, công ty BVHN có thể thực hiện một số công tác như sau:

- Tổ chức các khoá học, các cuộc hội thảo không chỉ trong nội bộ công ty mà cần phối hợp với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác về các chuyên đề liên quan đến các nghiệp vụ.

- Cử cán bộ đi học ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Phát hiện, nhìn nhận đúng năng lực, trình độ của từng cán bộ và có chính sách đãi ngộ ưu đãi thích đáng để họ có thể toàn tâm, toàn ý đóng góp công sức vào sự phát triển chung của công ty.

- Thường xuyên nâng cao tinh thần trách nhiệm và giáo dục đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ công nhân viên, không để xảy ra bất cứ một sự việc tiêu cực nào xảy ra, giải quyết công việc một cách chính xác,

trung thực và khoa học, đó chính là nền tảng để tạo lòng tin, thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm .

- Hướng dẫn cán bộ, công nhân viên trong công ty thực hiện đúng các quy định, chính sách, luật pháp của nhà nước.

- Tổ chức khen thưởng đối với những cán bộ làm được việc và xử p hạt công minh đối với những cá nhân làm việc thiếu trách nhiệm, ỷ lại, không chấp hành nội quy, quy chế của công ty.

- Phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên, từ đó khẳng định được sức mạnh của cả tập thể.

- Phân công chặt chẽ các khâu trong quản lý doanh nghiệp, tổ chức bộ máy điều hành gọn nhẹ, năng động.

- Bổ sung đủ các cán bộ lãnh đạo nghiệp vụ bảo hiểm có đủ trình đ ộ cho các phòng ban và các chi nhánh của công ty.

Ngoài ra, để nâng cao công tác quản lý rủi ro, công ty cần thường xuyên phốI hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành như công an, p hòng cháy, UBND phường,…qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm p hòng cháy chữa cháy của người được bảo hiểm. Hiện nay Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất thực hiện công tác này, nhưng cũng chưa thực sự thường xuyên. Nên chăng, công ty nên thành lập một phòng quản lý rủi ro, chuyên biệt thực hiện các công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.

2.Về phía Nhà nước

Để thị trường bảo hiểm luôn phát triển ổn định, lành mạnh và thông thoáng, tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm triển khai các nghiệp vụ một cách hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Nhà nước và Bộ tài chính cần sớm ban hành những thông tư hướng dẫn việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn nhằm tạo một hành lang pháp lý trên cơ sở luật kinh doanh bảo hiểm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động có hiệu quả hơn.

- Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp bảo hiểm về thuế, lãi suất, đầu tư…Đặc biệt là việc cho p hép mở rộng danh mục đầu tư trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Với lượng phí bảo hiểm thu được hiện nay khá lớn, nếu danh mục đầu tư được mở rộng thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì rủi ro đầu tư sẽ được san sẻ và đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

- Nhà nước cần sớm ban hành các chế tài xử phạt đối với những người tham gia bảo hiểm vì mục đích trục lợi. Điều này sẽ tạo ra môi trường trong sạch trong kinh doanh.

Bên cạnh đó việc quy định về bảo hiểm hoả hoạn bắt buộc nếu chỉ áp dụng cho tài sản như hiện nay thì về khía cạnh xã hội chưa thể hiện hết ý nghĩa của hình thức bảo hiểm này nên chăng cần bổ sung quy định bắt buộc về trách nhiệm đối với người thứ ba cho các đối tượng: nhà hát, rạp chiếu bóng, sàn nhảy, hội chợ, triển lãm, nhà thi đấu, sân vận động, siêu thị.

KẾT LUẬN

Ngoài một số vấn đề lý luận được đưa ra để phục vụ cho công việc nghiên cứu, tìm hiểu nghiệp vụ bảo hiểm GĐKDSC, chuyên đề này đã tổng hợp các số liệu thực tế, trên cơ sở đó phân tích tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm GĐKDSC tại BVHN ở tất cả các khâu bao gồm khâu khai thác, khâu đề phòng hạn chế tổn thất, khâu giám định, bồi thường cũng như khâu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu phân tích trong chuyên đề cho thấy BVHN bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai nghiệp vụ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan mang lại. Thông qua quá trình phân tích, đánh giá những nguyên nhân đó kết hợp với định hướng kế hoạch của BVHN trong giai đoạn 2006-2010, chuyên đề đã đưa ra một số giải p háp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm GĐKDSC tại BVHN như tăng cường công tác khai thác, nâng cao công tác tổ chức nhân sự, nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường, thực hiện tốt công tác an toàn, đề phòng, hạn chế tổn thất, hoàn thiện công tác quản lý tài chính. Với một số những giải pháp cụ thể đề cập trong chuyên đề, hi vọng rằng BVHN sẽ tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm GĐKDSC xứng đáng với tiềm năng của nó.

Phụ lục:

Hợp đồng tiêu chuẩn về bảo hiểm tổn thất bất ngờ và GĐKD- Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________

HỢP ĐỒNG

BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

Số: HN050000/F/mã phòng

- Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/9/1989 của Hội đồng nhà nước;Nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

- Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 của Quốc hội ban hành ngày 09/12/2000

- Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm

- Căn cứ Đơn bảo hiểm tiêu chuẩn về bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành.

Hôm nay ngày ……tháng…….năm 2005 tại Hà Nội, chúng tôi gồm :

Một Bên là : Cty...

( Đơn vị tham gia bảo hiểm ) Địa chỉ :

Điện thoại : Fax: 6884344 Tài khoản :

Mã số thuế :

Do Ông/bà : Chức vụ: làm đại diện.

Một Bên là : Công ty bảo hiểm Hà Nội (Bảo Việt Hà Nội)

Địa chỉ : 15C phố Trần Khánh Dư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại : 8257992 Fax: 826 7663

Tài khoản : 0 021 000 000 493 (tiền Việt) Tại : Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Mã số thuế :

Do ông : Nguyễn Quốc Thiện Chức vụ: phó giám đốc làm đại diện.

( Theo giấy uỷ quyền số...của Giám đốc công ty ) Hai bên cùng nhau thống nhất ký kết hợp đồng bảo hiểm tổn thất bất ngờ và gián đoạn kinh doanh theo những nội dung điều khoản dưới đây:

Điều 1 - Đối tượng bảo hiểm

Căn cứ theo yêu cầu của Đơn vị tham gia bảo hiểm, Bảo Việt Hà Nội nhận bảo hiểm

cho tài sản của Đơn vị tham gia bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm được quy định

tại Điều 2 dưới đây

Theo “ Đơn bảo hiểm tiêu chuẩn về bảo hiểm tổn thất bất ngờ và gián đoạn kinh doanh” của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành, cụ thể là các rủi ro sau đây:

- Tổn thất bất ngờ - Gián đoạn kinh doanh

Điều 3 - Địa điểm được bảo hiểm :

Điều 4 - Thời hạn bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm

- Thời hạn bảo hiểm : từ đến (bao gồm cả hai ngày này)

- Hiệu lực bảo hiểm : Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực theo thời hạn bảo hiểm nêu trên khi người được bảo hiểm đã thanh toán khoản phí bảo hiểm theo qui định tại điều 6 của hợp đồng này.

Điều 5 - Mức trách nhiệm bảo hiểm, phí bảo hiểm và mức khấu trừ

- Số tiền bảo hiểm:

- Phí bảo hiểm :

- Phí bảo hiểm trước thuế:

- Thuế GTGT (10%) :

Tổng số phí :

Điều 6 : Thời hạn và phương thức thanh toán phí bảo hiểm

Đơn vị tham gia bảo hiểm sẽ thanh toán phí bảo hiểm 01 lần bằng tiền mặt hoặc séc chuyển khoản trong vòng 15 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.

Điều 7 - Trách nhiệm của Bảo Việt Hà Nội

- Bảo Việt Hà Nội có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho Đơn vị tham gia bảo hiểm .ngay sau khi nhận được Giấy yêu cầu bảo hiểm của Đơn vị tham gia bảo hiểm, hướng dẫn Đơn vị tham gia bảo hiểm trong việc thự c hiện Hợp đồng bảo hiểm và thủ tục cần thiết khi có tổn thất xảy ra.

- Bảo Việt Hà Nội thường xuyên cử đại diện của mình đến kiểm tra, đôn đốc công tác đề phòng tổn thất và góp ý kiến cho Đơn vị tham gia bảo hiểm về các biện pháp phòng ngừa để giảm tới mức thấp nhất khả năng xảy ra tổn thất.

- Bảo Việt Hà Nội có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Đơn vị tham gia bảo hiểm đầy đủ, kịp thời trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường của Bảo Việt Hà Nội không vượt q uá giá trị của mỗi hạng mục được bảo hiểm được kê khai trong bản danh mục tài sản khi tổn thất xảy ra đối với hạng mục đó và gộp lại không vượt quá số tiền bảo hiểm.

Điều 8 - Trách nhiệm của đơn vị tham gia bảo hiểm

- Đơn vị tham gia bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý rủi ro theo yêu cầu của Bảo Việt Hà Nội

- Trường hợp xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm của Bảo Việt Hà Nội, Đơn vị tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thông báo ngay cho Bảo Việt Hà Nội bằng điện thoại và phải có văn bản gửi cho Bảo Việt Hà Nội chậm nhất không quá 24 giờ kể từ khi xảy ra tổn thất để Bảo Việt Hà Nội tiến hành giám định và giải quyết bồi thường.

- Đơn vị tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán đ ầy đủ p hí bảo hiểm cho Bảo Việt Hà Nội theo qui định tại điều 6 của hợp đồng.

- Cung cấp toàn bộ hồ sơ, chứng từ, tài liệu....liên quan đến tài sản bị tổn thất để Bảo Việt Hà Nội có cơ sở giải quyết bồi thường theo đúng Quy tắc bảo hiểm.

Điều 9 - Giải quyết bồi thường

a/Hồ sơ yêu cầu bồi thường

Khi yêu cầu bồi thường, đơn vị tham gia bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp các tài liệu sau cho Bảo Việt Hà Nội

- Thông báo tổn thât ( theo mấu của Bảo Việt) - Công văn khiếu nại của người đựoc bảo hiểm.

- Biên bản kết luận của cơ quan công an và cảnh sát PCCC.

- Biên bản giám định kỹ thuật của bộ phận chức năng trong cơ quan. - Báo cáo của bảo vệ; kế toán; thủ kho; trưởng ca trực; và người trực tiếp

chứng kiến sự việc.

- Báo giá sửa chữa hoặc thay thế tài sản bị thiệt hại.

- Các hoá đơn, biên lai liên quan đến tài sản được sửa chữa hoặc thay thế - Các tài liệu liên quan khác.

b/ Giải quyết bồi thường:

- áp dụng mức khấu trừ :

+ Đối với vụ tổn thất có giá trị tổn thất nhỏ hơn hoặc bằng mức khấu trừ áp dụng cho rủi ro tương ứng: Đơn vị tham gia bảo hiểm không được bồi thường và phải tự chịu các tổn thất này.

+ Đối với vụ tổn thất có giá trị tổn thất lớn hơn mức khấu trừ áp dụng cho rủi ro tương ứng: Bảo Việt Hà Nội sẽ bồi thường cho Đơn vị tham gia bảo hiểm số tiền bồi thường sau khi đã trừ mức khấu trừ áp dụng cho tổn thất đó.

- Trong trường hợp giá trị kê khai mua bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra thiệt hại thì áp dụng bồi thường theo tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị.

- Mọi khiếu nại tổn thất liên quan đến các hạng mục được bảo hiểm chỉ được

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm giai đoạn kinh doanh sau cháy tại công ty bảo việt hà nội (Trang 64 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)