Lễ mặc y phục cho tượng thần.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Trang 27 - 31)

Sau khi lễ tắm thần kết thúc thì đến nghi lễ mặc áo cho thần. Lễ thức được tiến hành theo lời hát thánh ca của Thầy Kanhi. Lời thầy hát lễ đến đâu thì y phục thần được mặc vào đến đó. Đầu tiên là lễ mặc váy. Lời thầy hát lễ như sau:

Thần Pô Klong Garai mặc váy viền hoa về dự lễ

Tiếng thác đổ xuống rì rào

Thần Pô Klong Garai mặc áo bào về dự lễ Tiếng thác đổ xuống vịnh sâu

Thần Pô Klong Garai đội mão vàng về dự lễ.

Khi thầy kéo đàn Kanhi hát thì Ông Từ, Bà Bóng mặc váy, áo cho tượng thần. Cứ như vậy cho đến kết thúc bài hát.

2.1.6 Đại Lễ.

Sau khi lễ mặc y phục hoàn tất, lúc này tượng thần đã mang trên mình bộ long bào lộng lẫy, thì cũng là lúc vật dâng cúng được bày ra trước bệ thờ. Đại lễ bắt đầu, lúc này cả sư Bàlamôn làm chủ điều khiển nghi lễ, Bà Bóng dâng lễ vật, Thầy kéo đàn Kanhi hát mời các vị thần về dự lễ. Các vị thần được mời là các vị thần có công với dân với nước được dân làng ngưỡng mộ suy tôn như thần Pô Nưgar ( Thần mẹ xứ sở), Thần Pô Klong Garai ( Vua Chăm trị vì năm 1151- 1205), Pôrôme ( 1627- 1651), Pô Par (Tướng quan văn)… Mỗi vị thần được mời về dự thì Bà Bóng dâng lễ vật, Thầy kéo đàn Kanhi hát bài thánh ca, bà con dự lễ chấp tay cầu thần phù hộ độ trì cho nên công của. Lời hát lễ của Thầy kéo đàn Kanhi có đoạn như sau: Hát về Nữ thần Pô Nưgar:

Thần là Nữ thần xứ sở vĩ đại

Thần sinh ra đất nước con người

Thần mẹ cho trần gian cuộc sống Thần cho cây cối tốt tươi con người nảy nở Thần mẹ sinh ra cây lúa ruộng vườn tốt tươi.

Hát về thần Pô Klong Garai:

Vào canh một, canh hai

Pô Klong Garai hiện về hưởng lễ vật Vào canh hai, canh ba

Pô Klong Garai hiện về hưởng lễ vật

Ngài đem ngăn sông đắp đập giữa núi Dân làng phủ phục, tôn vinh ngài làm vua Xây tháp, tạc tượng thờ thần Pô Klong Garai.

Hát mời thần Pô Rômê:

Nước tràn về đập vỡ ra,

Pô Rôme hiện về đắp đập giữ nước,

Thần dẫn nước vào ruộng cho dân làng cày cấy Nước về đập vỡ ào ra,

Trai làng chất đá đắp đập ngăn sông Trai làng bơi thuyền trên sông nước,

Hoàng hậu tắm mình trong dòng nước mát trong lành.

Hát về thần Pô Par:

Em lên cao nguyên đã lâu

Nhớ hái rau rừng đem về cho anh Em lên vùng núi đã lâu

Nhớ chặt cây trúc đẹp làm ống rượu cần cho anh.

Cứ như thế thầy kéo đàn Kanhi hát mời trên 30 vị thần về dự, mỗi vị thần là một bài hát lễ. Thầy cả sư thì làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hưởng lễ vật mà phù hộ độ trì dân làng. Kết thúc phần Đại lễ bằng vũ điệu múa thiêng của Bà Bóng.

2.2 Phần hội.

Trong lúc Bà Bóng đang xuất thần điệu múa thiêng trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở Hội. Những điệu trống Ghinăng, kèn Saranai cùng vang lên, đánh nhịp say sưa với những điệu múa và dòng dân ca Chăm làm hấp dẫn và say mê lòng người. Không khí Hội cứ thế mà náo nhiệt, rộn ràng cho đến lúc mặt trời ngã về chiều thì lễ hội Katê trên các tháp Chăm kết thúc.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Trang 27 - 31)