Katê ở gia đình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Trang 32 - 35)

Khi lễ Katê ở làng kết thúc thì lễ Katê gia đình mới được tổ chức. Trong thời gian này, gia đình nào có điều kiện thì mới tổ chức, nếu gặp lúc kinh tế khó khăn thì có thể mỗi dòng họ cử một gia đình để tổ chức, chứ không nhất thiết gia đình nào cũng cúng lễ Katê.

Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên.

Trong dịp lễ này, mỗi gia đình cũng chuẩn bị bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau. Làng Chăm chìm trong niềm vui, thân thiện, tình đoàn kết xóm giềng. Họ thực sự quên đi những vất vả, lo âu của đời thường để tận hưởng những giây phút thăng hoa ngắn ngủi trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, bề bộn…

Lễ hội Katê Chăm diễn xướng dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa Chăm. Lễ hội diễn ra trong một không gian rộng lớn, từ Đền tháp ( Bimôn, Kalan) - Làng ( Paley) đến gia đình ( Ngawôm), Lễ hội thực sự cuốn hút tất cả mọi thành viên trong cộng đồng - ở tất cả các cấp độ, khiến cho không một người nào bị bỏ quên mà liên kết họ lại trong một môi trường văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc. Lễ hội Katê chính là dịp cho người Chăm phô bày sắc thái văn hóa của dân tộc mình. Chính vì vậy lễ hội Katê không chỉ đem đến cho người dự hội những vẻ đẹp của Tháp Chăm cổ kính, những sản phẩm của nghề trồng lúa và đi biển thông qua lễ

vật dâng cúng mà nó còn trình diễn trước công chúng một nền ca- múa - nhạc dân gian giàu bản sắc riêng.

Bên cạnh thông tin dễ đọc, có thể nói những bài hát thánh ca của thầy kéo đàn Kanhi chính là linh hồn, là nội dung của lễ hội Katê. Nội dung của bài thánh ca ấy không phải là lời cầu xin thần thánh mà nó chính là nội dung mang tính nhân văn bộc lộ quan niệm về vũ trụ, tình yêu con người và thiên nhiên, lao động - trị thủy - chống hạn, và lòng ngưỡng mộ các vị anh hùng văn hóa, anh hùng lịch sử của người Chăm. Qua lễ hội Katê còn có thể thấy được tư duy của người Chăm - một tư duy nông nghiệp luôn mang theo ý niệm phồn thực ( âm - dương, đực- cái…) cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi, cây trồng, cho mùa màng tốt tươi. Tất cả đều mang ước vọng của một cuộc sống thanh bình, êm ả - một đất nước thịnh vượng của người Chăm thời viễn cổ.

tạ lễ

KẾT LUẬN

Nền văn hóa Chăm đã nuôi dưỡng lễ hội Katê là nền văn hóa chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Song Katê lại biểu hiện một lối đi riêng. Những người chủ của lễ hội này, của nền văn hóa này mặc dù có tiếp thu tục thờ thần Siva của ấn Độ nhưng họ vẫn sùng kính, tôn thờ những vị anh hùng dân tộc, biểu hiện của sự tiếp thu văn hóa bên ngoài để biến thành tài sản độc đáo của riêng mình. Đấy chính là cái để nền văn hóa Chăm mãi trường tồn trước thử thách lịch sử, một ứng xử lễ hội Katê biểu hiện một sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản địa, cộng với sự hội nhập văn hóa Đông Nam Á đã làm cho nội dung, diện mạo của lễ hội Katê Chăm phong phú, đa dạng. Ngày nay, nền văn hóa ấy mãi mãi trường tồn đang góp phần làm phong phú thêm vườn hoa trăm sắc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Katê là lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi. Katê còn mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật. Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của cộng đồng người Chăm . Lễ hội không chỉ gắn với đền tháp cổ kính – nơi lưu trữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hóa Chăm mà còn gắn tới lĩnh vực khác của văn hóa : đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca ca ngợi các vị vua hiền có công với nước với dân. Lễ hội còn là dịp để những người tham dự được thưởng thức một nền nghệ thuật ca – múa – nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Những người tham dự lễ

hội được hòa cùng điệu múa của các thiếu nữ Chăm, say sưa cùng tiếng trống gi năng, kèn saranai. Lễ hội Katê chính là giây phút thiêng liêng ngắn ngủi của đời thường đánh thức tháp Chăm cổ kính lặng ngủ dưới lớp bụi thời gian bừng dậy, sáng lòa, tỏa ra trăm sắc ngàn hương, góp phần làm phong phú cho vườn hoa văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Trang 32 - 35)