Lễ hội Katê ở làng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Trang 31 - 32)

Sau khi lễ Katê ở tháp kết thúc, thì không khí hội lại bùng lên ở làng Chăm. Trước ngày lễ dân làng phân công nhau quét dọn đền thờ, nhà làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi… Làng xóm như thay da đổi thịt.

Cùng với việc trên, một bộ phận khác chuẩn bị lễ vật cúng thần. Các cô thợ dệt làng Mỹ Nghiệp xem xét kỹ lưỡng khung dệt, tơ sợi, một số khác chuẩn bị Chum ( Buk) để dự thi đội nước do dân làng tổ chức.

Buổi sáng ngày lễ, mọi người làm lễ cúng Katê ở Nhà Làng để cầu mong Thần phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Tương tự như người Việt, mỗi làng Chăm đều thờ một vị thần riêng. Làng Mỹ Nghiệp thờ thần Pô Riyak, Làng Hữu Đức thờ Pô Klong Halâu… Trong lễ cúng tế thần làn g, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường là chủ làng ( Pô Paley) hoặc già làng có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Ông thay mặt dân làng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần phù hộ độ trì dân làng.

Nếu như Katê ở Đền tháp nặng về phần lễ, thì Katê ở Làng phần lễ rất đơn giản, còn phần Hội đóng vai trò quan trọng. Làng Mỹ nghiệp phần Hội diễn ra các trò chơi như thi dệt, đội nước, đá bóng, văn nghệ…

Cuộc thi diễn ra trên một sân bãi rộng, các khung cửi đã được xếp thành hàng. Các cô gái dự thi đã chuẩn bị sẵn tơ sợi, trong hơn một giờ đồng hồ nếu cô nào dệt được một tấm vải dài nhất, đẹp nhất thì sẽ thắng cuộc. Những chiếc thoi đưa hối hả, những sợi chỉ giăng mắc đủ màu tạo nên một nền vải Chăm muôn màu,

muôn sắc. ở một địa điểm khác, cuộc thi đội nước diễn ra sôi động. Các cô gái Chăm duyên dáng khéo léo đội chum nước thi nhau về đích với một nét văn hóa độc đáo.

Cuộc thi kết thúc, Hội làng tan dần. Mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để cúng tế gia tiên.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)