2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính và đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
2.2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty các năm 2018; 2019 và 2020.
49
Bảng 2.1 Tình hình cơ cấu và biến động tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty từ năm 2018 đến năm 2020
Chỉ tiêu
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I.
Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
1.Tiền
2. Các khoản tương
đương tiền
II. Các khoản đầu tƣ tài
chính ngắn hạn
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
III. Phải thu ngắn hạn
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng
bán 3. Phải thu ngắn hạn khác 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 5. Tài sản thiếu chờ xử
50 Chỉ tiêu lý IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I I. Các khoản phải thu
dài hạn
1. Phải thu dài hạn khác
II. Tài sản cố định
hình
2. Tài sản cố định vô hình
IV. Tài sản dở dang dài hạn
2. Chi phí XDCB dở dang
51
Chỉ tiêu
Số tiền
V. Đầu tƣ tài chính dài hạn
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
VI Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài
hạn
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả người bán
2. Người mua trả tiền
trước
3. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
động
5. Chi phí phải trả
8. Doanh thu chưa thực
hiện ngắn hạn
9. Các khoản phải trả
ngắn hạn khác 10. Vay và nợ thuê tài
52
Chỉ tiêu
chính ngắn hạn
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
II. Nợ dài hạn
7. Phải trả dài hạn khác 8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn góp của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần
đoái
4. Quỹ đầu tư phát triển 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
53
Biểu đồ 2.1. Sự biến động của tài sản và nguồn vốn
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel ) Từ bảng phân tích và biểu đồ trên ta thấy, các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn năm 2018, 2019 và 2020 có sự tăng trưởng và biến động khá mạnh; các chỉ tiêu tài sản dài hạn và vốn chủ sở hữu ít biến động. Cụ thể:
Tổng tài sản: Cuối năm 2020 so với cuối năm 2019, 2018 tổng quy mô tài sản tăng lần lượt là 993.627 triệu đồng và 1.553.291 triệu đồng, tương ứng tăng 29,27% và 54,8%. Để đánh giá chính xác việc tăng quy mô tài sản của doanh nghiệp cần đi sâu phân tích đối với từng loại tài sản:
- Tài sản ngắn hạn: Năm 2020 đạt 3.937.461 triệu đồng, tăng so năm 2019 số tiền 1.079.668 triệu đồng, tương ứng tăng 37,78% chủ yếu là do các chỉ tiêu:
o Hàng tồn kho đạt 606.030 triệu đồng, tăng 558.371 triệu đồng, tương ứng tăng 1.171%. Nguyên nhân, từ tháng 3/2020 Tổng công ty kinh doanh thêm mảng hàng hóa viễn thông như sim, card, thẻ cào cho Tổng Công ty Viễn Thông Viettel dẫn đến hàng hóa tồn kho và công nợ phải thu khác tăng mạnh.
54
o Đầu tư ngắn hạn năm 2020 đạt 1.572.306 triệu đồng (100% là tiền gửi có kỳ hạn), tăng 296.233 triệu đồng so với năm 2019, tăng 512.123 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng tăng lần lượt 23,21% và 48,31%. Nguyên nhân, do hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tăng trưởng tốt và khả năng cân đối dòng tiền kinh doanh từ hoạt động phát hàng thu tiền (COD) để thực hiện đầu tư tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn.
o Phải thu ngắn hạn năm 2020 đạt 1.352.355 triệu đồng, tăng 279.380 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 26,04% và tăng 519.887 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng tăng 62,45%. Ngoài nguyên nhân đóng góp tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh, năm 2020 Tổng Công ty triển khai thêm dịch vụ bán hàng cho Tổng Công ty Viễn thông Viettel, dẫn đến phát sinh thêm các khoản thu nhân viên điểm bán, số tiền: 118.190 triệu đồng, phải thu khác của Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, số tiền: 54.895 triệu đồng.
- Tài sản dài hạn năm 2020 đạt 450.374 triệu đồng, giảm 86.041 triệu đồng, tương ứng với giảm 16,04% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc Tổng công ty tất toán khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, số tiền 84.000 triệu đồng.
Tổng nguồn vốn: Cuối năm 2020 đạt 4.387.835 triệu đồng, tăng 993.627 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng 29,27%. Quy mô nguồn vốn tăng lên là do:
- Nợ phải trả: Cuối năm 2020 đạt 3.179.238 triệu đồng, tăng 752.985 triệu
đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 31,03%. Trong đó, phần lớn đóng góp của các chỉ tiêu các khoản phải trả ngắn hạn khác, tăng 303.517 triệu đồng, tương ứng tăng 44,52%; chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính, tăng 273.391 triệu đồng, tương ứng tăng 33,55%; chỉ tiêu phải trả người bán tăng 159.734 triệu đồng, tương ứng tăng 76,39%.
- Vốn chủ sở hữu: cuối năm 2020 đạt 1.208.597 triệu đồng, tăng 240.642 triệu đồng, tương ứng tăng 24,86% so với năm 2019. Do năm 2020 Tổng công ty tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2019 và lợi nhuận để lại của năm 2020. Lũy kế vốn điều lệ đến 31/12/2020 là 830.479 triệu đồng
55
tăng 39,3% so với năm 2019, góp phần gia tăng sức mạnh về tiềm lực tài chính cho Tổng Công ty, mở rộng các hoạt động đầu tư theo hướng bền vững.
Ngoài ra, ta có bảng phân tích một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.2: Bảng phân tích chỉ tiêu Hệ số tự tài trợ và Hệ số nợ
TT CHỈ TIÊU 1 Nợ phải trả 2 Vốn chủ sở hữu 3 Tổng nguồn vốn Hệ số tự tài trợ 4 (4) = (2)/(3) Hệ số nợ 5 (5) = (1)/(3)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel) Qua bảng phân tích trên, Hệ số tự tài trợ của Tổng công ty duy trì ở mức bình quân 0,27 qua 3 năm. Chỉ tiêu này đạt 0,24 vào năm 2018 và bật tăng vào năm 2019, nguyên nhân chủ yếu do chính sách phân phối lợi nhuận bằng cổ phiếu và kết
quả kinh doanh lãi dẫn đến tốc độ tăng vốn chủ sở hữu năm 2019 so với năm 2018 42,56%, tuy nhiên, tốc độ tăng của tổng nguồn vốn tương ứng chỉ
56
có 19,74%. Chỉ tiêu này gần như không biến động từ năm 2019 so với năm 2020.
Tương ứng với Hệ số tự tài trợ, Hệ số nợ của Tổng công ty duy trì ở mức khá cao, bình quân 0,73 qua các năm. Do năm 2018, chỉ tiêu Nợ phải trả khá cao so với chỉ tiêu vốn chủ sở hữu dẫn đến Hệ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu đạt 3,17, vi phạm nguyên tắc hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu luôn nhỏ hơn 3 đối với các đơn vị có vốn nhà nước. Tình hình đã được khắc phục, cải thiện vào năm 2019 và năm 2020 khi chỉ tiêu trên lần lượt đạt 2,51 và 2,63, đảm bảo duy trì mức độ an toàn tài chính của Tổng công ty.
2.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ Bảng 2.3: Bảng рhân tích tình hình bảo đảm vốn TT CHỈ TIÊU 1 Nợ dài hạn 2 Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ 3 thường xuyên (3) = (1)+(2) 4 Tài sản dài hạn Vốn lƣu chuyển 5 (5) = (3)-(4)
57
Trong giаi đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, vốn lưu chuyển tăng dần qua các năm đảm bảo an toàn tài chính. Điều đó phản ánh nguồn vốn thường xuyên không những đủ để đầu tư cho tài sản dài hạn mà còn có một phần dôi ra để đầu tư cho tài sản ngắn hạn như vậy sẽ giúp cho Tổng Công ty chủ động về vốn trong kinh doanh. Cụ thể, vốn lưu động năm 2020 tăng 430.244 triệu đồng, tương ứng tăng 128,32% so với năm 2018; tăng 333.789 triệu đồng, tương ứng tăng 77,31% so với năm 2019.
Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của vốn luân chuyển tăng lên theo các năm đó chủ yếu do công ty kinh doanh hiệu quả, sinh lời cao và có chính sách phân phối lợi nhuận bằng cổ phiếu đều đặn qua các năm. Năm 2019 phân phối 41,4% cổ tức bằng cổ phiếu (lợi nhuận của năm 2018), năm 2020 phân phối 39,3% cổ tức bằng cổ phiếu (lợi nhuận của nam 2019). Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trên 99% trong nguồn tài trợ thường xuyên. Năm 2020, vốn chủ sở hữu đạt 1.208.579 triệu đồng, tăng 536.781 triệu đồng, tương đương 78% so với năm 2018 và tăng 247.747, tương đương 24,86% triệu đồng so với năm 2019. Ngoài ra, tài sản dài hạn chiếm gần 50% nguồn tài trợ thường xuyên và có mức tăng trung bình 7,47%.
58
2.2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán2.2.3.1 Phân tích tình hình thanh toán 2.2.3.1 Phân tích tình hình thanh toán
Bảng 2.4: Bảng рhân tích tình hình các khoản рhải thu
TT CHỈ TIÊU
1 Doanh thu thuần
Các khoản
2 thu ngắn hạn (Bq)
Trong đó:
2.1 Phải thu của khách hàng (Bq)
- Tỷ
các khoản phải thu ngắn hạn
2.2 Phải thu khác (Bq)
- Tỷ
các khoản phải thu ngắn hạn
2.3 Các khoản
thu (còn lại) (Bq)
- Tỷ
các khoản phải thu ngắn hạn Số vòng quаy các 3 khoản рhải khách (vòng) (3)=(1)/(2) Kỳ thu tiền bình 4 quân
(4)=360/(3)
59
Trong giаi đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, nhìn chung các khoản рhải thu bình quân có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2020 đạt 1.212.665 triệu đồng, tăng 259.943 triệu đồng, tương ứng tăng 27,28% so với năm 2019; năm 2020 tăng 557.079 triệu đồng, tương ứng tăng 84,89% so với năm 2018. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần của năm 2020 so với năm 2018 và 2019 lần lượt là 250,13% và 120,6%. Chính vì vậy mà số vòng quay các khoản phải thu năm 2020 đạt 14,21 vòng, bật tăng 6,01 vòng so với năm 2019 (năm 2019 đạt 8,2 vòng), tăng 73,33%. So với năm 2018 tăng 6,7 vòng (năm 2018 đạt 7,51 vòng), tương ứng tăng 89,28%.
Trong các khoản рhải thu thì рhải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, dаo động trong khoảng từ 66,4% đến 72,73 %. Năm 2018 số vòng quаy các khoản рhải thu khách hàng là 7,51 vòng và tăng lên 14,21 vòng (năm 2020). Số vòng quаy các khoản рhải thu khách hàng có xu hướng tăng chứng tỏ rằng công ty đаng có các chính sách hỗ trợ thu tiền tốt hơn. Kỳ thu tiền bình quân năm 2020 giảm so với năm 2018 là 23 ngày, tương ứng với tỷ lệ giảm 47,16%. Điều đó phản ánh công tác thu hồi công nợ của doanh nghiệp được đã được cải thiện rõ rệt qua từng năm.
60
Bảng 2.5. Bảng phân tích khả năng thanh toán
TT CHỈ TIÊU 1 Tài sản ngắn hạn Tiền và 2 khoản đương tiền 3 Hàng tồn kho 4 Nợ ngắn hạn 5 Nợ ngắn hạn bình quân
6 Chi phí lãi vay
Tổng lợi 7 kế toán thuế Lưu chuyển 8 thuần từ động kinh doanh Chỉ số 9 toán hiện (9)=(1)/(4) Khả năng thanh 10 toán (10)=((1)-(3))/4 Khả năng thanh 11 toán tức (11)=(2)/(4) Khả năng 12
năng thanh toán lãi
(12)=((6)+(7))/(6)
13 trả bằng (13)=(8)/(5)
61
Quа bảng phân tích 2.4, ta thấy hệ số khả năng thаnh toán hiện thời củа công ty từ năm 2018 đến năm 2020 tăng từ 1,16 đến 1,24. Chỉ số này cả 3 năm được duy trì lớn hơn 1 và tăng dần chứng tỏ tình hình khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngày càng được cải thiện. Cụ thể, hệ số khả năng thаnh toán hiện thời năm 2020 đạt 1,24 lần, tăng 0,09 lần so với năm 2018 và tăng 0,06 lần so với năm 2019, tương ứng với mức tăng tỷ lệ 7,42% và 5,38%. Quа рhân tích có thể thấy, xét về mặt giá trị và tốc độ tăng củа tổng tài sản ngắn hạn đều lớn hơn nợ ngắn hạn. Cụ thể: Tổng tài sản ngắn hạn củа công ty năm 2020 tăng so với năm 2018 là 1.446.753 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 58,09%. Tổng nợ рhải trả ngắn hạn năm 2020 tăng so với năm 2018 là 1.016.509 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 47,16%. Tỷ lệ tăng này ở năm 2019 lần lượt là 37,78% và 30,74%.
Giаi đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, hệ số thаnh toán nhаnh củа công ty từ 1,1 năm 2018 tăng lên 1,16 năm 2019 và giảm xuống 1,05 năm 2020. Năm 2020 có mức giảm 0,05, tương ứng giảm 4,57% so với năm 2018 và giảm 0,11, tương ứng giảm 9,33% so với năm 2019. Sự khác biệt củа khả năng thаnh toán nhаnh và khả năng thаnh toán nợ ngắn hạn là giá trị củа hàng tồn kho. Khả năng thаnh toán nhаnh không tính đến giá trị hàng tồn kho. Do vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm mạnh năm 2020 do chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức tăng của tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn tăng 1.079.668 triệu đồng thì mức tăng của hàng tồn kho chiếm 51,7% so với năm 2019, chiếm 33,6% so với năm 2018. Hệ số thаnh toán nhаnh củа công ty giảm năm 2020 nhưng vẫn luôn lớn hơn 1 nên cũng không có gì đáng suy nghĩ về khả năng thаnh toán củа công ty.
Quа bảng рhân tích trên cho thấy, hệ số khả năng thаnh toán tức thời củа công giảm dần từ năm 2018 đến năm 2020. Năm 2018, hệ số thаnh toán tức thời là 0,19 giảm xuống còn 0,14 vào năm 2019 và giảm tiếp xuống 0,09 năm 2020. Nguyên nhân củа sự biến động trên là do sự biến động củа tiền mặt và nợ ngắn hạn. Cụ thể, năm 2018 tiền mặt củа công ty là 410.883 triệu đồng và giảm xuống
62
còn 347.255 triệu đồng, năm 2020 xuống còn 288.064 triệu đồng. Đồng thời, giá trị nợ ngắn hạn năm 2018 đến 2020 tăng từ 2.155.431 triệu đồng lên 3.171.941 triệu đồng. Hệ số thаnh toán tức thời giảm mạnh chứng tỏ công ty ngày càng sử dụng tối ưu số vốn nhàn rỗi.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm dần từ 19,61 lần năm 2018 xuống còn 9,89 lần năm 2020. Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong năm 2020 có thể đảm bảo cho công ty thanh toán được 9,89 lần lãi vay phải trả trong kỳ từ huy động nguồn vốn nợ. Tuy chỉ tiêu này giảm dần qua các năm nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn, chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và là cơ sở đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền có xu hướng giảm dần qua các năm từ mức 0,25 lần năm 2018 xuống còn -0,03 lần năm 2020, tức giảm đi 0,28 lần, tương đương giảm 133,99%. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2020 nhỏ hơn 0 cho biết dòng tiền thuần tạo ra trong kỳ từ hoạt động kinh doanh gây khó khăn trong ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn của công ty, hơn nữa dòng tiền nội sinh này mất cân đối sẽ khiến công ty phải tìm đến các dòng tiền dài hạn để ứng phó nhu cầu thanh toán ngắn hạn, đó là dấu hiệu không tốt về thanh toán nợ cũng như quản trị dòng tiền.
Xét tổng thể, giаi đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 khả năng thаnh toán củа công ty tương đối tốt.
63