2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động
Viettel Post đang tập trung khai thác 03 mảng kinh doanh chính: (i) Dịch vụ chuyển phát (trong và ngoài nước); (ii) Dịch vụ Logistics và (iii) Thương mại và dịch vụ.
Hiện tại, Viettel Post là công ty hàng đầu cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát trong nước và đang từng bước mở rộng dịch vụ của mình ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Để đạt được thành quả này, Viettel Post đã tối ưu hóa được sức mạnh từ nội lực doanh nghiệp, bao gồm tiềm lực tài chính vững mạnh, mạng lưới phủ khắp cả
nước, tinh thần làm việc của người lính, và luôn nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế.
2.2.2.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty i) Lĩnh vực Chuyển phát
Viettel Post là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính lớn thứ 2 tại Việt Nam. Thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn ở cả mảng chuyển phát trong nước lẫn chuyển phát ra nước ngoài như Viettel Post, GHN, VN Post… Mặt khác, khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam như DHL từ Đức, TNT từ Hà Lan hay FedEx và UPS từ Mỹ, khiến cho thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam càng cạnh tranh hơn. Sự tăng trưởng của các nền tảng mua sắm Thương mại điện tử cũng tạo cơ hội cho các nhân tố mới như Lazada, giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm tham gia ngành.
Mặc dù vậy, với hướng đi đúng đắn và sự khẳng định về chất lượng được khách hàng tin dùng, hiện nay Viettel Post là doanh nghiệp chuyển phát có thị phần lớn thứ 2 tại Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành. Xét về thị phần ngành bưu chính Việt Nam, nếu như năm 2010, Viettel Post chỉ chiếm 8% thị trường, thì đến nay con số này đã tăng lên 21%.
Về mạng lưới và thị trường
Viettel Post có mạng lưới phủ kín 63 tỉnh thành trên cả nước; là doanh nghiệp tiên phong đầu tư phát triển dịch vụ chuyển phát ra thị trường nước ngoài.
Viettel Post đã cung ứng dịch vụ chuyển phát tại 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam với 2.200 bưu cục, 827 cửa hàng và 469 điểm cung ứng dịch vụ bưu chính. Với hệ thống bưu cục, cửa hàng rộng khắp cả nước của mình, Viettel Post đảm bảo hàng hóa có thể được vận chuyện thông suốt đến mọi miền cả nước; từ khu vực thành thị tới mọi miền nông thôn.
Viettel Post là đơn vị tiên phong phát triển dịch vụ bưu chính, chuyển phát ra nước ngoài, cụ thể là tại Campuchia và Myanmar. Đây là hai thị trường có tiềm năng phát triển về logistics và Thương mại điện tử rất lớn khi mà nhu cầu mua sắm online và sử dụng dịch vụ vận chuyển của người dân đang tăng cao. Trong khi đó
41
có rất ít doanh nghiệp được chính phủ cấp phép hoạt động trong ngành chuyển phát, với Campuchia là 25 công ty còn với Myanmar chỉ có 6 công ty.
Về khách hàng và dịch vụ cung cấp
Viettel Post đã phát triển được tập khách hàng trên khắp cả nước, với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng.
Dịch vụ
Chuyển phát cho TMĐT
Chuyển phát truyền thống
Chuyển phát quốc tế
Về kết quả kinh doanh
Là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của Viettel Post, mảng chuyển phát ghi nhận mức tăng trưởng cao và đều đặn qua các năm. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng chuyển phát lên tới gần 30% so với năm 2018, đóng góp 65% vào doanh thu của Viettel Post. Số lượng bưu kiện vận chuyển cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao, lên tới hơn 38%.
ii) Lĩnh vực Kho vận
Viettel Post cung cấp tới khách hàng chuỗi cung ứng khép kín bao gồm: dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải, dịch vụ hải quan và dịch vụ chuyển phát nhanh cho tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
Viettel Post đầu tư và phát triển hệ thống từ Kho Fulfillment theo 4 cấp: Mega center (tại các thành phố lớn); Center (tại các thành phố vệ tinh); HUB (tại hầu hết các tỉnh/thành phố) và SUB (tại các Bưu cục, Cửa hàng sẵn có của Viettel Post). Hệ thống kho bãi đều được trang bị công nghệ chia chọn, nâng hạ, đóng gói hiện đại để cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho phục vụ nhu cầu kho vận phát sinh từ TMĐT.
Về khách hàng và dịch vụ cung cấp
Dịch vụ
Vận tải
- Dịch vụ cho thuê kho và dịch vụ trong kho
Về kết quả kinh doanh
Doanh thu mảng kho vận tăng trưởng 138% trong năm 2019, thể hiện vai trò quan trọng của mình trong hoạt động của toàn công ty, khi mảng này đóng góp 12,6% vào doanh thu hợp nhất của Viettel Post.
iii) Lĩnh vực Thƣơng mại dịch vụ
Viettel Post cung cấp sản phẩm liên quan đến hoạt động văn phòng như văn phòng phẩm, vé máy bay, cung cấp nguyên vật liệu đóng gói cho các khách hàng kinh doanh thương mại điện tử.
Về sản phẩm
Tiếp tục nhìn thấy được cơ hội và nhu cầu từ ngành thương mại điện tử, Viettel Post cho ra đời phần mềm quản lý bán hàng đa kênh VTSale. Đây là công cụ đắc lực cho chủ cửa hàng, đặc biệt những chủ cửa hàng nhỏ lẻ và bán hàng trực tuyến. Phần mềm tạo ra một hệ sinh thái gồm nhiều ứng dụng khác nhau phục vụ cho người bán, từ mở rộng bán hàng đa kênh qua facebook, sàn thương mại điện tử, cửa hàng truyền thống, cho đến quản lý khách hàng và đối tác, quản lý nhân viên, báo cáo chi tiết tính hiệu quả và tạo quyết định kinh doanh.
Về khách hàng và dịch vụ cung cấp
Viettel Post đang tập trung khai thác tập khách hàng doanh nghiệp hiện có của Mảng chuyển phát để cung cấp các dịch vụ:
43
Dịch vụ
- Văn phòng phẩm - Vé máy bay
- Dịch vụ hỗ trợ bán hàng: giải pháp bán hàng đa kênh (ViettelSale), bán hàng (Voso), dịch vụ quảng cáo, bán hàng trên kênh, viễn thông, ...
Về kết quả kinh doanh
Doanh thu mảng Thương mại dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng nhanh và đều qua các năm. Trong năm 2019, mảng này ghi nhận tăng trưởng trên 161% và đóng góp 21,1% vào doanh thu hợp nhất của Viettel Post.
2.2.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Tổng công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel
Công ty con do Viettel Post nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối: Công ty TNHH MTV Công nghệ Bƣu chính Viettel:
Địa chỉ
Vốn điều lệ đăng ký Vốn điều lệ thực góp
Ngành nghề kinh doanh chính Tỷ lệ nắm giữ của Viettel Post
Công ty TNHH MTV Thƣơng mại Điện tử Bƣu chính Viettel
Địa chỉ
Vốn điều lệ đăng ký Vốn điều lệ thực góp
Ngành nghề kinh doanh chính Tỷ lệ nắm giữ của Viettel Post
Công ty TNHH MTV Logistics Viettel
Địa chỉ
Vốn điều lệ đăng ký Vốn điều lệ thực góp
Ngành nghề kinh doanh chính
Tỷ lệ nắm giữ của Viettel Post
Công ty TNHH MTV Mygo Campodia
Địa chỉ : No 38,Charak Thmey, Sangkat Veal Vong, Khan 7 Makara, Phnompenh, Cambodia
: Số 1, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
: 10.000.000.000 đồng : 10.000.000.000 đồng
: Xuất bản phần mềm, quản trị hệ thống : 100%
Vốn điều lệ đăng ký Vốn điều lệ thực góp
Ngành nghề kinh doanh chính Tỷ lệ nắm giữ của Viettel Post
Công ty TNHH MTV Mygo Myanmar
Địa chỉ Vốn điều lệ đăng ký Vốn điều lệ thực góp Ngành nghề kinh doanh chính : 100-104 48th Street, Botahtaung Township, Yangon : 300.000 USD : 150.000 USD
: Dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ logistics, dịch vụ hải quan, cho thuê xe
Tỷ lệ nắm giữ của Viettel Post : 100%
2.2.2.4 Bộ máy kế toán và các chính sách áp dụng tại Tổng công ty Tổ chức bộ máy kế toán
Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel lựa chọn hình thức tổ chức kế toán tập trung, toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn công ty được thực hiện tập trung ở Phòng Tài chính. Các bộ phận khác thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về Phòng Tài chính xử lý.
Sơ đồ 2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty
- Kế toán trƣởng: Phụ trách chung và là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động của phòng Tài chính kế toán. Kế toán trưởng trực tiếp quản lý và phân công công việc cho nhân sự trong phòng, trực tiếp triển khai thực hiện các công tác kế toán, xây dựng và triển khai kế hoạch tài chính, trực tiếp tham mưu đề xuất các giải pháp với lãnh đạo Tổng công ty phục vụ yêu cầu quản lý,…
- Phó phòng tài chính: Trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý doanh thu, chi phí tại chi nhánh thuộc Tổng công ty; Xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại TCT theo từng giai đoạn phát triển; xây dựng, đào tạo, hướng dẫn bộ máy ngành dọc tài chính tại các chi nhánh trong Tổng công ty, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quy trình tài chính tại TCT.
- Nhóm kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính: Lập BCTC tại công ty mẹ và hợp nhất BCTC Quý/ năm; Hướng dẫn các Công ty thành viên thực hiện lập BCTC theo đúng quy định; Lập báo cáo quản trị theo yêu cầu của lãnh đạo TCT và các đơn vị bên ngoài; Giám sát nội bộ công tác hạch toán kế toán khối quản lý chi nhánh và công ty thành viên.
- Nhóm kế toán tài chính ngân hàng: Thực hiện tối ưu dòng tiền, thực hiện đầu tư tài chính ngắn hạn, nâng cao hiệu quả dòng tiền; Thực hiện công tác kế toán Ngân hàng, định kỳ hàng tháng thực hiện đối chiếu, xác nhận số dư với Ngân hàng; Đề xuất áp dụng các công cụ thanh toán và thu nợ mới nhằm tối ưu nguồn lực, tối ưu chi phí, giảm rủi ro trong công tác quản lý công nợ.
- Nhóm kế toán quản lý chi nhánh: Đề xuất xây dựng các quy trình, quy định liên quan đến công tác quản lý doanh thu, công nợ phải thu, phải trả các dịch vụ, chi phí hoạt động, chi phí kinh doanh phát sinh tại các Chi nhánh; Hàng tháng chủ trì giao chỉ tiêu thu hồi công nợ phát sinh tại các Chi nhánh và đánh giá kết quả thực hiện; Định kỳ hàng tháng thực hiện kiểm tra, kiểm soát và thực hiện hạch toán các khoản doanh thu, chi phí, công nợ phải thu, phải trả các dịch vụ phát sinh tại Chi nhánh; Hàng tháng phối hợp với PTC các Chi nhánh xác định lãi lỗ các Bưu cục và nguồn quỹ Chi nhánh được hưởng; Chịu trách đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý doanh thu, công nợ, chi phí phát sinh tại các Chi nhánh.
47
- Nhóm kế toán thanh toán, đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý công ty thành viên: Điều hành công tác thu hồi công nợ phát sinh, công nợ quá hạn tại Công ty thành viên; Tổng hợp đối soát xác nhận số liệu liên quan đến doanh thu, công nợ, chi phí của công ty thành viên và các đơn vị nội bộ trong Tập đoàn; Quản trị điều hành và cảnh báo rủi ro hoạt động kinh doanh tại công ty thành viên; Phê duyệt các dự án đầu tư tại văn phòng Tổng công ty; Thanh quyết toán các khoản tiền lương và trích theo lương; Quản lý ấn chỉ, hàng hóa, nguyên vật liêu tại chi nhánh; Thực hiện kê khai, trích nộp, quyết toán thuế nhằm đảm bảo nghĩa vụ thuế
đối với ngân sách nhà nước.
2.2.2.5 Chế độ kế toán
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và Thông tư số 53/2016/TT- BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT được lập theo quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam được sử dụng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm bằng đồng ngoại tệ thì sẽ được hạch toán nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỉ giá Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (ngân hàng Tổng công ty sử dụng để giao dịch với các đối tác nước ngoài) tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Phương pháp kế toán tài sản cố định: Tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định và phù hợp với Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2015 của Bộ Tài Chính.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Phương pháp tính thuế Gía trị gia tăng: phương pháp khấu trừ
Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình Kế toán trên máy vi tính. Áp dụng phương pháp ghi sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. Theo đó, các loại sổ mà công ty sử dụng bao gồm: sổ cái các tài khoản, bảng cân đối số phát sinh. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các sổ chi tiết theo tài khoản và theo khách hàng để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi tiết các đối tượng.