Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở với đời sống văn hóa của người Hải Phòng (Trang 26)

5. Bố cục của đề tài

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thị trường văn hoá và thị hiếu văn hóa của quần chúng thay đổi nhanh nhưng nhiều Trung tâm Văn hóa - Thể thao chưa kịp thời nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của các đối tượng để có những đổi mới kịp thời, phù hợp.

Nhiều nơi, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng về vai trò, ví trí của văn hóa, mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế, văn hóa và chính trị; chưa quan tâm gắn phát triển kinh tế, phát triển các ngành, các lĩnh vực đi đôi với xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao; chưa coi phát triển văn hóa, thể thao là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; chưa thực sự quan tâm tới hoạt động của các Trung tâm Văn hóa - Thể thao nhất là đối với các Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, phường, thị trấn; Nhà Văn hóa - Khu thể

27

thao thôn, làng, ấp, bản; thể hiện ở việc chưa sâu sát trong chỉ đạo, quản lý, tổ chức các hoạt động, nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho việc đầu tư, nâng cấp, tu bổ và chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên rất hạn hẹp.

Cán bộ quản lý trong Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã và ở thôn, làng, ấp, bản còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Do thu nhập của nhân dân lao động còn nhiều khó khăn nên một số người không có điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Đó cũng là khó khăn trong việc huy động đóng góp của nhân dân cho việc duy trì, bảo dưỡng, mua sắm thiết bị thay thế, vì vậy các công trình xuống cấp, không đảm bảo được yêu cầu tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

- Ngân sách Nhà nước hàng năm cấp cho các Trung tâm Văn hóa - Thể thao rất hạn chế, chính vì vậy hoạt động của hệ thống Trung tâm Văn hóa - Thể thao ngày càng khó khăn, nhất là không có kinh phí đầu tư cho tu bổ, sửa chữa lớn, và kinh phí hoạt động thường xuyên.

28

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA CƠ SỞ 3.1. Đổi mới cơ chế quản lý

Hiện nay mặc dù công tác xây dựng và phát triển hệ thống chiết chế văn hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn tình trạng một số địa phương chưa nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện Quy hoạch thiết chế văn hóa cơ sở, chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của văn hóa, mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế, văn hóa và chính trị, chưa coi phát triển văn hóa là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do vậy, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền cần phải được thể hiện bằng chương trình hành động cụ thể như quy hoạch đất đai, đầu tư kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hóa với mục tiêu chung:

- Phấn đấu đến năm 2020 các thiết chế văn hoá thể thao từng bước hoạt động theo cơ chế tự chủ, thực hiện chính sách xã hội hoá một phần hoặc toàn bộ hoạt động.

- Đến năm 2030, 100% các thiết chế văn hoá thể thao hoạt động theo cơ chế tự chủ và thực hiện chính sách xã hội hoá.

- Thu hút đông đảo nhân dân đến sinh hoạt văn hoá thể thao.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với việc xây dựng và tổ chức hoạt động thiết chế văn hóa cơ sở, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế, chính sách, về tổ chức và hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần đưa ra giải pháp về nguồn kinh phí xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trước hết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác xã hội hóa văn hóa, thực hiện cơ chế “Nhà nước

29

và nhân dân cùng làm” đối với thiết chế văn hóa, thông tin cấp xã. Đối với thiết chế làng, thôn, ấp, bản, khu phố chủ yếu do nhân dân đóng góp, Nhà nước hỗ trợ một phần, đối với vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kể cả xây dựng lẫn trang thiết bị. Huy động các doanh nghiệp, các ngành nghề, các tổ chức kinh tế xã hội... dành quỹ đầu tư, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ tích cực đóng góp xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng.

3.2. Về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật

Thiết chế văn hóa cơ sở là tổ chức hoạt động nghiệp vụ văn hóa, vì vậy việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa phải đồng thời nhằm vào hai nội dung: Xây dựng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất ấy. Nếu chỉ chạy theo xây dựng cơ sở vật chất đơn thuần sẽ dẫn đến chạy theo hình thức, hoạt động kém hiệu quả. Trong thực tế đã xảy ra hiện tượng nhà văn hóa xây dựng xong thi thoảng mới có sinh hoạt văn hóa, biểu diễn văn nghệ còn thường xuyên bỏ không, lãng phí. Không ít thư viện chỉ lèo tèo vài ba cuốn sách, bụi bám đầy không có người đọc... do vậy, các cấp quản lý trong thời gian tới cần:

- Bố trí địa điểm thuận lợi và dành quỹ đất để xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá - thể thao cơ sở.

- Cải tạo, nâng cấp các Trung tâm văn hoá - Thể thao hiện có, bổ sung trang thiết bị hoạt động, thay thế những trang thiết bị cũ, lạc hậu, duy tu, sửa chữa công trình theo định kỳ.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống các tiết chế văn hóa cấp huyện, cấp xã, cấp thôn theo quy hoạch. Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần xác định rõ vị trí địa điểm, quỹ đất và cơ chế đầu tư ngân sách để xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, đặc biệt là thiết chế văn hóa cấp huyện, cấp xã cho phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Bộ VH,TT&DL và phù hợp với phong tục, tập quán, đặc điểm vùng, miền. Tập trung đầu tư cho các xã điểm xây dựng nông thôn

30

mới có trung tâm văn hóa - thể thao để tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn như: Liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu, thi diễn các môn thể thao ở nông thôn, tạo điều kiện để người dân tham gia các hoạt động sáng tác và biểu diễn nghệ thuật

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động của thiết chế văn hóa, đặc biệt đối với nhà văn hóa làng, thôn, bản, các trung tâm VH-TT cấp huyện, xã. Đối với trung tâm văn hóa cấp huyện phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; khuyến khích các nguồn lực đầu tư từ nhân dân, các thành phần kinh tế tham gia đóng góp đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở.

3.3. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở hóa, thể thao cơ sở

Cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành có năng lực để hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở luôn luôn phát huy được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ về vật chất, tinh thần cho nhân dân. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, tổ chức hội nghị, hội thảo; Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc...

Cán bộ điều hành các thiết chế văn hóa phải có kiến thức, trình độ văn hóa đồng thời phải có khả năng tổ chức, tập hợp quần chúng gây dựng phong trào. Hiện nay, về bộ máy quản lý cán bộ theo báo cáo của 26 tỉnh, thành phố, số cán bộ viên chức có trình độ đại học và trên đại học mới đạt 53% (chỉ tiêu đề ra là 70%), một số tỉnh, thành phố đã cố gắng phổ cập trong cấp quản lý văn hóa tại chức cho trưởng ban văn hóa hoặc trưởng ban văn hóa-xã hội, còn hầu hết chưa có đội ngũ cán bộ chuyên môn về văn hóa - thông tin ở cấp xã (chỉ tiêu đề ra là 30% số cán bộ cấp xã có trình độ đại học và chuyên môn nghiệp vụ). Thực tế đó

31

đòi hỏi tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa cơ sở, tương ứng với quy hoạch của thiết chế. Các trường: Đại học Văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các trường văn hóa - nghệ thuật địa phương có vai trò quan trọng trong vấn đề này.

Các trường cần gắn liền công tác đào tạo với tình hình thực tế đời sống văn hóa của các địa phương, đáp ứng nhu cầu của thiết chế văn hóa cơ sở. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa- thông tin, thể thao và du lịch cho cán bộ xã, phường, thị trấn, làng thôn, ấp bản, khu phố tại huyện hoặc tỉnh. Bổ sung hoàn thiện chế độ chính sách về lương, chế độ thù lao đối với đối tượng làm công tác văn hóa - thông tin cơ sở các lĩnh vực mang tính đặc thù như: Đội thông tin lưu động, đội chiếu bóng lưu động, công tác thông tin, cổ động những vùng đặc biệt khó khăn.

Xây dựng chế độ chính sách ở một số lĩnh vực văn hóa cơ sở như: Chính sách kinh tế của tổ chức hoạt động văn hóa cơ sở cấp xã, phường từ ngân sách của xã, phường; chính sách ưu tiên hoạt động văn hóa vùng miền núi, hải đảo; chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức xã hội tham gia đóng góp nguồn lực để xây dựng hệ thống thiết chế và tham gia hoạt động văn hóa cơ sở... Tất cả những giải pháp nêu trên đều nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa. Đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có trình độ chuyên môn nghiệp vụ lại năng động, sáng tạo chắc chắn sẽ sử dụng tốt cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đưa đời sống văn hóa ở các địa phương không ngừng phát triển.

3.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá - thể thao cơ sở thể thao cơ sở

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao gồm Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà văn hóa - Khu thể thao hiện nay cần được củng cố phát triển đồng bộ, khai thác có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng nhu cầu

32

sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị; từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân ở các vùng, miền, khu vực trong cả nước, tạo nền tảng vững chắc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đổi mới các nội dung, chương trình hoạt động gắn với thực tiễn đời sống xã hội và nhu cầu người dân;

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở của cả nước, các địa phương xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở của địa phương mình. Cần đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các chỉ tiêu cụ thể về xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao. Đồng thời triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hoá, thể thao ở nông thôn” theo Quyết định số 2563/QĐ- BVHTTDL ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Các địa phương nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm điển hình, mô hình về xây dựng, tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao theo cơ chế quản lý mới tại Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… Xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở là trách nhiệm của toàn xã hội đòi hỏi các địa phương chủ động, tích cực, kiên trì, sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao, đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

33

KẾT LUẬN

Qúa trình đô thị hóa, đặc biệt là ở các thành phố đang diễn ra với tốc độ nhanh, đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề quản lý thiết chế văn hóa. Quản lý thiết chế văn hóa cấp quận/huyện, đặc biệt ở các thành phố lớn, có vị trí quan trọng trong hệ thống bộ máy quản lý. Hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong đó có các thiết chế văn hóa cơ sở đang tác động to lớn đến sự phát triển cả về các mặt kinh tế và văn hóa xã hội.

Thực tế của công tác quản lý, xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế bởi những yếu tố tác động, cản trở quá trình xây dựng và phát triển văn hóa cũng như quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Có thể nói, đó là những diễn biến tất yếu hai mặt trong công tác quản lý, xây dựng và phát triển thiết chế văn hóa. Đây là bài học quý, là những kinh nghiệm để soi rọi thực tiễn. Vì vậy, xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần được nhận biết đầy đủ và có thái độ nhất quán, có khả năng điều chỉnh thích hợp để hạn chế tối đa những mặt yếu kém, mặt thiếu, nhằm phát triển những thành tựu, làm cho công tác xây dựng và quản lý các thiết chế văn hóa ngày càng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, khát vọng về văn hóa của nhân dân, làm cho văn hóa không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn phải hiện diện từ niềm tin bên trong, thành tình cảm, tâm lý, tập quán, thành hành động, lối sống con người.

Để thực hiện công tác này cần phải có sự kết hợp giữa yếu tố khoa học và nghệ thuật, giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực phong tục, tập quán, giữa yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đồng bộ và hiệu quả các công cụ kinh tế - chính trị - xã hội, các giải pháp nhằm quản lý về dự báo xu hướng phát triển văn hoa, phát huy nội lực, sức mạnh của xã hội hóa các hoạt động văn hóa để văn hóa phát triển theo đúng định hướng.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gs.Ts Hoàng Vinh, Mấy vấn đề lý luận và xây dựng văn hóa ở nước ta

2. Đảng Cộng Sản Việt Nam- Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5 khóa VIII, NXB Chính trị Quốc Gia.

3. Trần Ngọc Thêm (1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 4. Phương án quản lý và tổ chức hoạt động Trung tâm Văn hóa phía Bắc và Trung tâm Văn hóa phía Đông.

Một phần của tài liệu Phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở với đời sống văn hóa của người Hải Phòng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)