Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá thể

Một phần của tài liệu Phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở với đời sống văn hóa của người Hải Phòng (Trang 31 - 39)

5. Bố cục của đề tài

3.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá thể

thể thao cơ sở

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao gồm Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà văn hóa - Khu thể thao hiện nay cần được củng cố phát triển đồng bộ, khai thác có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng nhu cầu

32

sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị; từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân ở các vùng, miền, khu vực trong cả nước, tạo nền tảng vững chắc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đổi mới các nội dung, chương trình hoạt động gắn với thực tiễn đời sống xã hội và nhu cầu người dân;

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở của cả nước, các địa phương xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở của địa phương mình. Cần đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các chỉ tiêu cụ thể về xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao. Đồng thời triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hoá, thể thao ở nông thôn” theo Quyết định số 2563/QĐ- BVHTTDL ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Các địa phương nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm điển hình, mô hình về xây dựng, tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao theo cơ chế quản lý mới tại Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… Xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở là trách nhiệm của toàn xã hội đòi hỏi các địa phương chủ động, tích cực, kiên trì, sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao, đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

33

KẾT LUẬN

Qúa trình đô thị hóa, đặc biệt là ở các thành phố đang diễn ra với tốc độ nhanh, đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề quản lý thiết chế văn hóa. Quản lý thiết chế văn hóa cấp quận/huyện, đặc biệt ở các thành phố lớn, có vị trí quan trọng trong hệ thống bộ máy quản lý. Hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong đó có các thiết chế văn hóa cơ sở đang tác động to lớn đến sự phát triển cả về các mặt kinh tế và văn hóa xã hội.

Thực tế của công tác quản lý, xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế bởi những yếu tố tác động, cản trở quá trình xây dựng và phát triển văn hóa cũng như quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Có thể nói, đó là những diễn biến tất yếu hai mặt trong công tác quản lý, xây dựng và phát triển thiết chế văn hóa. Đây là bài học quý, là những kinh nghiệm để soi rọi thực tiễn. Vì vậy, xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần được nhận biết đầy đủ và có thái độ nhất quán, có khả năng điều chỉnh thích hợp để hạn chế tối đa những mặt yếu kém, mặt thiếu, nhằm phát triển những thành tựu, làm cho công tác xây dựng và quản lý các thiết chế văn hóa ngày càng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, khát vọng về văn hóa của nhân dân, làm cho văn hóa không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn phải hiện diện từ niềm tin bên trong, thành tình cảm, tâm lý, tập quán, thành hành động, lối sống con người.

Để thực hiện công tác này cần phải có sự kết hợp giữa yếu tố khoa học và nghệ thuật, giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực phong tục, tập quán, giữa yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đồng bộ và hiệu quả các công cụ kinh tế - chính trị - xã hội, các giải pháp nhằm quản lý về dự báo xu hướng phát triển văn hoa, phát huy nội lực, sức mạnh của xã hội hóa các hoạt động văn hóa để văn hóa phát triển theo đúng định hướng.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gs.Ts Hoàng Vinh, Mấy vấn đề lý luận và xây dựng văn hóa ở nước ta

2. Đảng Cộng Sản Việt Nam- Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5 khóa VIII, NXB Chính trị Quốc Gia.

3. Trần Ngọc Thêm (1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 4. Phương án quản lý và tổ chức hoạt động Trung tâm Văn hóa phía Bắc và Trung tâm Văn hóa phía Đông.

5. Một số trang web

http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dong-chay/item/27117402-nang-cao-hieu- qua-hoat-dong-cac-thiet-che-van-hoa-the-thao-o-nong-thon.html

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi- moi/2014/28736/Vai-tro-cua-he-thong-thiet-che-van-hoa.aspx

35

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh về hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở

Nhà văn hóa thôn

36

37 Thư viện xã

38

Hoạt động thể thao tại trung tâm văn hóa huyện

39

Thư viện trung tâm huyện

Một phần của tài liệu Phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở với đời sống văn hóa của người Hải Phòng (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)