Nhiệm vụ của những

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 2 phần 7 pps (Trang 36 - 40)

V. Ị Lê-nin

nhiệm vụ của những

ng−ời dân chủ - xã hội Nga125

Viết xong vào cuối năm 1897, trong thời gian bị đày

In lần đầu thành sách nhỏ riêng ở Giơ-ne-vơ năm 1898

Theo đúng bản in trong cuốn sách nhỏ xuất bản năm 1902, có đối chiếu với bản sao bản thảo và với bản in trong tập: Vl. I-lin. "Trong 12 năm", 1907

V. Ị L ê - n i n

540 Bàn về một bài báo ngắn 541

Bìa cuốn sách nhỏ của V. Ị Lê-nin "Nhiệm vụ của những ng−ời dân chủ - xã hội Nga"

V. Ị L ê - n i n

542 543

lời tựa viết cho bản in lần thứ hai126

Cuốn sách này, hiện nay xuất bản lần thứ hai do nhu cầu tuyên truyền, đã đ−ợc viết cách đây vừa đúng năm năm. Trong khoảng thời gian ngắn đó, phong trào công nhân trẻ tuổi của chúng ta đã tiến một b−ớc rất lớn, tình hình phong trào dân chủ - xã hội Nga và tình hình lực l−ợng của phong trào ấy đã có những sự thay đổi sâu sắc đến nỗi có lẽ ng−ời ta sẽ lấy làm ngạc nhiên là tại sao lại đem in lại y nguyên một cuốn sách cũ. Có lẽ nào "Nhiệm vụ của những ng−ời dân chủ - xã hội Nga" năm 1902 lại không hề thay đổi chút nào so với năm 1897? Có lẽ nào những quan điểm của bản thân tác giả về vấn đề đó ― lúc đó tác giả chỉ mới tổng kết "kinh nghiệm đầu tiên" của hoạt động của mình trong đảng ― lại không tiến lên đ−ợc một b−ớc nào hay saỏ

Có lẽ có nhiều độc giả sẽ tự đặt cho mình những câu hỏi nh− thế (hay những câu hỏi t−ơng tự), và để giải đáp những câu hỏi đó, chúng tôi phải đề nghị xem cuốn "Làm gì?" và phải bổ sung thêm một số điểm cho những điều đã nói trong cuốn ấỵ Đề nghị xem cuốn đó là để chỉ ra những quan điểm mà tác giả đã trình bày về những nhiệm vụ

hiện tại của phong trào dân chủ - xã hội; để bổ sung điều

đã nói trong cuốn đó (trang 31 - 32, 121, 1381 ) về những 1) Xem V. Ị Lê-nin, Toàn tập, tiếng Nga, xuất bản lần thứ 5, t. 6, tr. 44 - 45, 157 - 158, 180 - 182; tiếng Việt, Nhà xuất bản Sự thật, Hà-nội, in lần thứ nhất, 1962, t. 5, tr. 460, 595, 622 - 623.

V. Ị L ê - n i n 544 544

điều kiện trong đó tác giả viết cuốn sách mà ngày nay chúng ta tái bản, và về thái độ của cuốn sách đó với một "thời kỳ" đặc biệt trong quá trình phát triển của phong trào dân chủ - xã hội Ngạ Trong cuốn sách nói trên ("Làm gì?"), tôi đã nêu lên rằng nói chung có bốn thời kỳ nh− thế, mà thời kỳ cuối cùng thì thuộc "lĩnh vực hiện tại, và một phần thuộc lĩnh vực t−ơng lai"; thời kỳ thứ ba là thời kỳ thống trị (hay ít ra cũng là thời kỳ bành tr−ớng rộng rãi) của xu h−ớng "kinh tế chủ nghĩa"127, bắt đầu từ 1897 đến 1898; thời kỳ thứ hai là từ 1894 đến 1898, và thời kỳ thứ nhất từ 1884 đến 1894. Khác với thời kỳ thứ ba, trong thời kỳ thứ hai chúng ta không thấy có những sự bất đồng ý kiến giữa chính ngay những ng−ời dân chủ - xã hộị Lúc đó, phong trào dân chủ - xã hội là thống nhất về mặt t− t−ởng và chính lúc đó, nó cũng cố thực hiện luôn cả sự thống nhất về mặt thực tiễn, về mặt tổ chức (thành lập Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga)128. Lúc đó, sự chú ý chủ yếu của những ng−ời dân chủ - xã hội không phải nhằm làm sáng tỏ và giải quyết những vấn đề nào đó trong nội bộ đảng (nh− đã làm trong thời kỳ thứ ba), mà nhằm, một mặt thì tiến hành đấu tranh t− t−ởng chống kẻ thù của phong trào dân chủ - xã hội, và mặt khác thì phát triển công tác thực tiễn của đảng.

Lúc đó, giữa lý luận và thực tiễn của những ng−ời dân chủ - xã hội không có cái sự đối kháng xuất hiện sau này trong thời kỳ "chủ nghĩa kinh tế".

Cuốn sách này chính là phản ánh những đặc điểm của tình hình và của "những nhiệm vụ" lúc đó của phong trào dân chủ - xã hộị Nó kêu gọi đi sâu vào và mở rộng công tác thực tiễn; trong việc này, nó cho rằng tình trạng còn có những ý kiến, những lý luận và những nguyên tắc chung nào đó ch−a đ−ợc làm sáng tỏ, sẽ không gây "trở ngại" gì; nó không thấy có những khó khăn (lúc đó đã

Nhiệm vụ của những ng−ời dân chủ - xã hội Nga 545

không có) trong việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh kinh tế. Cuốn sách đó trình bày những sự giải thích có tính nguyên tắc với đối ph−ơng của phong trào dân chủ - xã hội, tức là với phái Dân ý129 và phái Dân quyền130, ra sức đánh tan những sự hiểu lầm và những định kiến đã khiến họ lánh xa phong trào mớị

Và bây giờ đây, khi mà thời kỳ "chủ nghĩa kinh tế" chắc là sắp chấm dứt thì lập tr−ờng của những ng−ời dân chủ - xã hội lại giống nh− lập tr−ờng của họ cách đây năm năm. Dĩ nhiên là những nhiệm vụ đề ra tr−ớc mắt chúng ta hiện nay thì vô cùng phức tạp hơn, vì trong thời kỳ này, phong trào đã lớn lên một cách phi th−ờng, song những đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này cũng lại giống nh− những đặc điểm của thời kỳ "thứ hai" nh−ng trên một cơ sở rộng hơn và trên một quy mô lớn hơn. Tình trạng không ăn khớp giữa lý luận, c−ơng lĩnh, nhiệm vụ sách l−ợc của chúng ta với thực tiễn, dần dần mất đi cùng với chủ nghĩa kinh tế. Chúng ta lại có thể và phải mạnh dạn kêu gọi nên đi sâu vào và mở rộng công tác thực tiễn, vì những tiền đề lý luận của công tác đó thì phần lớn đã đ−ợc định rõ rồị Chúng ta lại phải chú ý đặc biệt đến những trào l−u bất hợp pháp không phải dân chủ - xã hội ở Nga, tuy nhiên, tr−ớc mắt chúng ta, đó lại là những trào l−u về thực chất giống nh− những trào l−u trong nửa đầu những năm 90 của thế kỷ vừa qua, nh−ng đã phát triển, đã hình thành rõ rệt, đã "tr−ởng thành" hơn rất nhiềụ

Trong quá trình vứt bỏ những cái áo cà sa cũ của mình, phái Dân ý đã đi đến chỗ tự biến mình thành "những ng−ời xã hội chủ nghĩa - cách mạng"131, và hình nh− bản thân cái tên gọi đó chứng tỏ rằng họ đã dừng lại ở giữa đ−ờng. Họ đã rời bỏ cái cũ (chủ nghĩa xã hội "Nga") nh−ng lại không đi theo cái mới (đảng dân chủ - xã hội). Lý luận duy nhất về chủ nghĩa xã hội cách mạng

V. Ị L ê - n i n 546 546

mà nhân loại hiện đại đã biết, tức là chủ nghĩa Mác, thì họ lại gạt bỏ đi, căn cứ vào một sự phê bình có tính chất t− sản ("những ng−ời xã hội chủ nghĩa"!) và cơ hội chủ nghĩa (―

"những ng−ời cách mạng"!). Vì không có tính t− t−ởng và tính nguyên tắc, nên trong thực tiễn, họ đã đi đến "chủ nghĩa phiêu l−u cách mạng", biểu hiện cả ở xu h−ớng của họ muốn đặt ngang hàng với nhau những tầng lớp và giai cấp xã hội nh− trí thức, vô sản và nông dân, cả ở sự tuyên truyền ầm ĩ của họ về sự khủng bố "có hệ thống", cả ở cái c−ơng lĩnh ruộng đất tối thiểu tuyệt diệu của họ (xã hội hóa ruộng đất, ― hợp tác hóa, ―

gắn nông dân vào phần ruộng đ−ợc chiạ Xem "Tia lửa"132, số 23 và 241)), cả ở thái độ của họ đối với phái tự do (xem "N−ớc Nga cách mạng"133, số 9, và bài nhận xét của ông Gít-lốp-xki về tạp chí "Giải phóng"134 đăng trên tờ "Sozialistische Monatshefte"135, số 9) và ở nhiều cái khác nữa mà sau này chắc hẳn chúng ta sẽ còn phải nhiều lần nói đến. ở Nga, còn có khá nhiều những yếu tố và điều kiện xã hội nuôi d−ỡng tính không ổn định của giới trí thức, khiến những ng−ời có tinh thần cấp tiến muốn kết hợp cái cũ đã hết thời với cái mốt không có sức sống, ngăn cản những ng−ời đó hòa sự nghiệp của họ với sự nghiệp của giai cấp vô sản đang tiến hành đấu tranh giai cấp, ― thành thử phái dân chủ - xã hội Nga sẽ còn phải đấu tranh với một xu h−ớng hay những xu h−ớng giống nh− xu h−ớng "xã hội chủ nghĩa - cách mạng", chừng nào mà sự phát triển t− bản chủ nghĩa và tình trạng ngày càng gay gắt của những mâu thuẫn giai cấp ch−a làm mất đ−ợc mọi cơ sở của những xu h−ớng đó.

N h ữ n g n g−ờ i t h u ộ c p h á i D â n q u yề n , m à h ồ i 1 8 9 7 1) Xem V. Ị Lê-nin, Toàn tập, tiếng Nga, xuất bản lần thứ 5, t. 6, tr. 377 - 398; tiếng Việt, Nhà xuất bản Sự thật, Hà-nội, in lần thứ nhất, 1963, t. 6, tr. 192 - 215.

Nhiệm vụ của những ng−ời dân chủ - xã hội Nga 547

đã tỏ ra không dứt khoát (xem sau đây, trang 20 - 22)1) không kém gì những ng−ời xã hội chủ nghĩa - cách mạng hiện thời, thì vì thế đã phải rút lui nhanh chóng khỏi vũ đàị Nh−ng t− t−ởng "tỉnh táo" của họ ― nhằm hoàn toàn tách rời cái yêu sách tự do chính trị với chủ nghĩa xã hội ― ch−a phải là đã chết, và không thể chết đ−ợc, vì ở Nga, những trào l−u dân chủ - tự do chủ nghĩa thì rất mạnh và không ngừng đ−ợc tăng c−ờng trong những tầng lớp hết sức khác nhau của giai cấp đại t− sản và tiểu t− sản. Bởi vậy, kẻ thừa kế chính đáng của phái Dân quyền, kẻ kế tục kiên định, triệt để, thành thục của họ là tờ "Giải phóng" của phái tự do, một tờ tạp chí muốn tập hợp chung quanh mình những đại biểu của phái đối lập t− sản ở Ngạ Sự suy sụp và tiêu vong của n−ớc Nga cũ tr−ớc cải cách, của lớp nông dân gia tr−ởng, của giới trí thức kiểu cũ, tức là cái giới trí thức có thể ham mê cả công xã, hợp tác xã nông nghiệp lẫn sự khủng bố "không thể thấy đ−ợc" ― sự suy sụp và tiêu vong đó là tất nhiên đến mức nào, thì cũng tất nhiên đến mức đó, cái sự phát triển và tr−ởng thành của những giai cấp hữu sản của n−ớc Nga t− bản chủ nghĩa, của giai cấp t− sản và tiểu t− sản, tức là những giai cấp mà chủ nghĩa tự do tỉnh táo của họ đã bắt đầu nhận thấy rằng thật là không biết tính toán lo liệu tr−ớc nếu cứ duy trì một chính phủ chuyên chế ngu độn, dã man, hao tốn, mà lại không bảo vệ họ chống lại chủ nghĩa xã hội; tức là những giai cấp đòi hỏi những hình thức đấu tranh giai cấp và hình thức thống trị giai cấp nh− ở châu Âu; tức là những giai cấp có một xu h−ớng bẩm sinh (trong thời kỳ thức tỉnh và lớn lên của giai cấp vô sản) muốn che giấu những lợi ích giai cấp t− sản của mình bằng cách phủ nhận đấu tranh giai cấp nói chung.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 2 phần 7 pps (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)