Chương 3 TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG KIỂM TOÁN
3.2. NỘI DUNG KIỂM TOÁN MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN
3.2.4. Kiểm toán Tài sản cố định
3.2.4.1. Căn cứ để kiểm toán Tài sản cố định
- Bảng cân đối kế toán.
- Thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ, bảng theo dõi TSCĐ theo bộ phận, bảng trích khấu hao TSCĐ, hồ sơ TSCĐ,...
- Sổ chi tiết tài khoản TSCĐ, hao mòn TSCĐ,.... - Các chứng từ liên quan khác.
3.2.4.2. Khả năng sai phạm thường xảy ra với khoản mục Tài sản cố định
- Làm giả chứng từ, ghi tăng giá trị TSCĐ nhập mua, sửa chữa lớn để ghi tăng chi phí, chiếm đoạt phần chênh lệch.
- TSCĐ thanh lý, nhượng bán để ngoài sổ sách, nhằm mục đích ghi tăng chi phí (do vẫn trích khấu hao), giảm thu nhập hoặc chiếm đoạt các khoản tiền trên.
- Ghi chép các nghiệp vụ khơng có thật, khơng phát sinh TSCĐ. - Áp dụng sai nguyên tắc tính giá, tính khấu hao,...
- Định khoản nhầm TSCĐ các loại, quên kết chuyển nguồn. - Sai sót trong ghi sổ, chuyển sổ, tính khấu hao.
- Trùng lắp nghiệp vụ.
3.2.4.3. Kiểm tra hệ thống kế toán TSCĐ và HTKSNB về TSCĐ
* Hệ thống kế toán:
- Cách tính khấu hao TSCĐ của DN. - Hệ thống sổ sách theo dõi TSCĐ.
* HTKSNB.
- Có tách biệt giữa người phụ trách quản lý TSCĐ với người ghi chép các nghiệp vụ TSCĐ khơng?
- Có phân cấp quản lý, quy định rõ thẩm quyền từng cấp đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ khơng? Có tách biệt giữa quyền phê chuẩn với việc bảo quản TSCĐ khơng?
-Thủ tục kiểm sốt với TSCĐ tại DN?
- Kho bãi, bảo quản TSCĐ được thực hiện như thế nào?
- Có sự đối chiếu giữa sổ sách với thực tế kiểm kê TSCĐ ít nhất 1 lần trong năm khơng?
3.2.4.3. Kiểm toán khoản mục TSCĐ.
* Thủ tục khảo sát chi tiết nghiệp vụ. Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán Hiệu lực Số liệu phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình, vơ hình và số khấu hao của những TSCĐ là có thật
-Xem xét các chứng từ gốc, sổ nhật ký và sổ cái các tài khoản 211, 213 đối với những TSCĐ có giá trị lớn và phát sinh khơng theo dự tốn của DN.
-Đối chiếu chứng từ gốc và các sổ liên quan. -Đối chiếu giữa các sổ TSCĐ với các sổ kế tốn có liên quan.
Đầy đủ Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được ghi sổ đầy đủ
-Đối chiếu hợp đồng, biên bản và các chứng từ liên quan khác với sổ nhật ký chung.
-Đối chiếu giữa sổ nhật ký với sổ cái TSCĐ. Quyền và
nghĩa vụ
Các TSCĐ ghi sổ đều thuộc quyền sở hữu của DN
-Xem xét các hợp đồng, các biên bản bàn giao TSCĐ.
Sự phê
chuẩn
Việc mua sắm, điều chuyển, thanh lý TSCĐ đều được phê chuẩn
-Xem xét việc phê chuẩn có phù hợp với chính sách của đơn vị hay khơng.
-Kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ phê chuẩn. Tính chính xác Nguyên giá TSCĐ hữu hình, việc trích khấu hao TSCĐ đều được tính tốn chính xác.
-Xem xét các chứng từ gốc liên quan đến việc mua sắm, nhượng bán,...,và trích khấu hao TSCĐ. Tính tốn các con số.
-Đối chiếu chứng từ với sổ cái các tài khoản liên quan.
Kịp thời Các nghiệp vụ liên quan TSCĐ đều được ghi sổ kịp thời
So sánh hợp đồng, biên bản bàn giao và các chứng từ khác với ngày tháng ghi nghiệp vụ vào sổ kế tốn.
Phân loại và trình bày
Các TSCĐ đều được phân loại chính xác, trình bày phù hợp trên BCĐKT.
-Đối chiếu chứng từ gốc với thẻ kho, sổ cái của từng TSCĐ.
- So sánh các sổ chi tiết với sổ tổng hợp, so sánh với BCTC.
* Thủ tục khảo sát chi tiết số dư.
- Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ. - Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ. - Kiểm tra số dư các TSCĐ.
- Kiểm tra trích khấu hao TSCĐ. - Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, BÀI TẬP THỰC HÀNH KIỂM TỐN CHƯƠNG 3
Bài 3.1
Khi kiểm tốn các khoản chi bằng tiền mặt tại cơng ty Z, kiểm tốn viên đứng trước 20.000 phiếu chi bằng tiền có giá trị trên một phiếu chi từ 50.000 đồng đến 60.000.000 đồng, kiểm toán viên thực hiện đánh lại số thứ tự tăng dần từ 01 đến 20.000. Kiểm toán viên áp dụng phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán thực hiện lấy 500 phiếu chi để khảo sát đánh giá. Số đầu tiên được chọn là số thứ 16.
Yêu cầu: Bạn hãy xác định khoảng cách mẫu có số thứ tự 52, 135, 168, 246, 308, 401, 499 (trong số 500 mẫu chọn) sẽ tương ứng với số thứ tự nào trong 20.000 phiếu chi đã đánh số thứ tự theo giá trị tăng dần.
Bài 3.2
Kiểm toán viên Lan được giao phụ trách lập kế hoạch kiểm tốn cho một cửa hàng tạp phẩm. Vì cửa hàng có quy mơ nhỏ và tồn bộ nhân viên làm việc theo chế độ bán thời gian nên Lan cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém. Do vậy, Lan quyết định đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức tối đa cho toàn bộ các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và khơng giới hạn phạm vi kiểm toán cho bất kỳ khoản mục nào.
Yêu cầu:
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN