Chương 3 TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG KIỂM TOÁN
4.1. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
4.1.3. Phương pháp kiểm toán tuân thủ
4.1.3.1. Khái niệm
Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục và kỹ thuật kiểm toán được thiết lập để thu thập bằng chứng kiểm tốn có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp.
4.1.3.2. Đặc trưng
Mọi thử nghiệm phân tích đánh giá và kiểm tra đều dựa vào quy chế HTKSNB của DN. Quy chế KSNB của DN chỉ có hiệu lực, hiệu quả khi tồn bộ HTKSNB của DN là mạnh và hiệu quả.
4.1.3.4. Điều kiện vận dụng
- Mục đích của kiểm tốn viên trong việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ là để đánh giá mức độ rủi ro trong kiểm soát, làm cơ sở cho việc lựa chọn các
phương pháp kiểm tốn thích hợp. Để có thể dựa vào hệ thống kiểm sốt của doanh nghiệp, kiểm toán viên phải xem xét mức độ thoả mãn về kiểm soát trong từng trường hợp cụ thể.
- Phương pháp kiểm tốn tn thủ vận dụng thích hợp trong các điều kiện:
+ Khách hàng kiểm toán là khách hàng truyền thống và HTKSNB của doanh nghiệp phải mạnh, có hiệu quả
+ Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp luôn tỏ ra trung thực, đáng tin cậy
+ Qua kiểm tốn nhiều năm, KTV khơng phát hiện các dấu hiệu về sai phạm nghiêm trọng.
- Thông thường, khi nghiên cứu HTKSNB của doanh nghiệp, KTV cần trả lời câu hỏi “Liệu cơng việc kiểm tốn có thể dựa vào hệ thống KSNB của doanh nghiệp hay khơng?” Để có được sự hiểu biết, đánh giá về HTKSNB, KTV phải nghiêm cứu thực tế về HTKSNB. Việc nghiên cứu này phải được tiến hành bằng hệ thống các bảng tường thuật về HTKSNB của doanh nghiệp, với những câu hỏi được xây dựng sẵn. Thông thường, việc thử nghiệm kiểm sốt ln phải quan tâm đến các cơ sở dẫn liệu sau đây:
+ Sự hiện diện: Tức là sự tồn tại hoạt động của quy chế KSNB
+Tính hữu hiệu: Tức là sự hiệu lực trong hoạt động của quy chế KSNB (khả năng phát hiện, ngăn chặn những sai sót, gian lận)
+Tính liên tục: Tức là sự hoạt động liên tục của quy chế KSNB trong kỳ
4.1.3.4. Nội dung
Tuỳ thuộc vào mức thoả mãn về kiểm sốt mà kiểm tốn viên có thể áp dụng các phương pháp kiểm toán tuân thủ cụ thể sau đây:
(1) Phương pháp cập nhật cho các hệ thống (kỹ thuật điều tra hệ thống)
- Kỹ thuật này đòi hỏi việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại, ghi chép từ đầu đến cuối để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong hệ thống điều hành nội bộ.
- Ví dụ, điều tra khâu bán hàng, quy trình thực hiện là từ khi nhận đơn hàng cho đến khi bán hàng và thu được tiền hàng.
- Trong trường hợp kiểm tra hệ thống cho thấy các bước kiểm sốt là yếu thì cần phải tiến hành các thử nghiệm chi tiết đối với kiểm soát.
(2) Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát
- Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát là các thử nghiệm được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế kiểm soát và các bước kiểm soát, làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản tức là các thử nghiệm về số liệu.
- Việc tiến hành hay không tiến hành các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro kiểm soát sau khi đã áp dụng kỹ thuật kiểm tra hệ thống.
- Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
+ Trường hợp 1: Mức rủi ro kiểm sốt được đánh giá là khơng cao. KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát cần thiết để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu tương
ứng của kiểm soát nội bộ. Đây là cơ sở để KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục liên quan.
+ Trường hợp 2: Mức rủi ro kiểm sốt được đánh giá ở mức cao, KTV sẽ khơng thực hiện các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp. Đây là cơng việc mang nặng tính chủ quan, phụ thuộc vào bản lĩnh nghề nghiệp và sự xét đoán của kiểm toán viên.
- Sự tiến hành các thử nghiệm này về phạm vi, quy mơ nhiều khi phụ thuộc vào tính chủ quan của KTV, nhưng nó ln phải được tiến hành trên cơ sở kinh nghiệm, trình độ năng lực, sự xét đoán và sự am hiểu tường tận về doanh nghiệp được kiểm tốn.
- Ngồi ra, khi thực hiện thử nghiệm chi tiết đối với kiểm soát, kiểm tốn viên cịn kết hợp với các biện pháp quan sát trực tiếp, phỏng vấn khách hàng và kiểm tra đối chiếu… để bổ sung kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán.