Một số nguyên tắc của pháp luật quốc tế về nguồn nước quốc tế liên

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông mê công (Trang 62 - 64)

trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp

Để hạn chế nguy cơ dẫn đến tranh chấp, các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy đã dần hình thành, phát triển và được pháp điển hoá trong các điều ước quốc tế về nguồn nước, nhất là Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997. Hai nguyên tắc quan trọng nhất trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia là: (i) nguồn nước phải được sử dụng công bằng và hợp lý; (ii) việc sử dụng hay phát triển một nguồn nước quốc tế bởi một quốc gia không được gây ra nguy hại đáng kể cho quốc

gia ven sông khác40. Đây cũng chính là các cơ sở thường được các quốc gia viện dẫn để cáo buộc sự vi phạm pháp luật quốc tế đối với một quốc gia khác cùng chia sẻ nguồn nước liên quốc gia dẫn đến tranh chấp tranh chấp nguồn nước. Việc làm rõ nội hàm của các nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xem xét giải quyết vấn đề tranh chấp nguồn nước giữa các quốc gia.

Nguyên tắc nguồn nước phải được sử dụng công bằng và hợp lý xuất phát từ

học thuyết cộng đồng lợi ích được cho là bắt nguồn từ luật La Mã và được thể hiện trong tác phẩm De jure Belli ac Pacis (1625: On the Law of War and Peace) của Hugo Grotius. Ông nói rằng “một dòng sông, nếu nhìn từng khúc là tài sản của người dân trên toàn bộ lãnh thổ mà dòng sông ấy chảy qua… nếu nhìn liền mạch là tài sản chung mà bất kỳ ai cũng có thể uống hay lấy nước từ đó”. Quan điểm này của Grotius nhấn mạnh tính sở hữu chung của dòng sông liên quốc gia. Theo đó, các quốc gia chia sẻ nguồn nước đều có quyền sử dụng công bằng nguồn nước đó mà không một quốc gia nào có thể độc quyền kiểm soát, sử dụng. Trong quá trình sử dụng nguồn nước, các quốc gia có nghĩa vụ sử dụng hợp lý, tôn trọng quyền và lợi ích của các quốc gia ven sông khác.

Khái niệm cộng đồng lợi ích cũng được đề cập đến trong một số án lệ quốc tế41, và được pháp điển hoá thành các điều khoản quy định trong các điều ước liên quan tới nguồn nước quốc tế, đặc biệt là trong Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997, trở thành một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về nguồn nước quốc tế. Các điều ước về các sông quốc tế mặc dù không có sự đồng nhất về nội dung của quyền sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước, nhưng có một đặc điểm chung là đều công nhận quyền bình đẳng của các quốc gia thành viên trong việc sử dụng nguồn nước mà họ chia sẻ42. Nguyên tắc về sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước quốc tế cũng được ghi nhận trong các phán quyết của toàn trọng tài, tòa án quốc tế trong các vụ tranh chấp nguồn nước quốc tế; trong tài liệu của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng, như Hội Luật quốc tế. Cộng đồng lợi ích nhưng không đồng nghĩa với việc quyền của các quốc gia là tương đương nhau đối với một nguồn nước quốc tế. Tương tự vậy, sử dụng công bằng nguồn nước không có nghĩa là phân

40 Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thuỷ năm 1997,

Điều 6-7; Stephen C McCaffery, The Law of International Watercourse (Oxford Univers35ity Press, Oxford, UK, 2007), tr. 384-445.

41Territorial Jurisdiction of the International Commssion of the River Oder, Judgment of 10 September

1929, PCIJJ Series A no 23; Gabcikovo-Nagymaros Project (Hungary/Slovakia), Judgement of 25 September

1997, ICJ Report 7.

chia nguồn nước thành các phần bằng nhau43. Việc sử dụng nguồn nước công bằng và hợp lý được quyết định khi xem xét nhiều yếu tố, bao gồm các điều kiện địa lý, thủy đồ, thủy văn, khí hậu, sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác; các nhu cầu kinh tế - xã hội của các quốc gia ven sông; số dân phụ thuộc vào dòng sông đó ở từng quốc gia ven sông; các nhu cầu sử dụng dòng sông hiện tại và tiềm tàng; việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và sự sẵn có của tài nguyên thay thế44.

Nguyên tắc việc sử dụng hay phát triển một nguồn nước quốc tế bởi một

quốc gia không được gây ra nguy hại đáng kể tới quốc gia ven sông khác xuất phát

từ học thuyết chủ quyền hạn chế. Học thuyết này có nội hàm là chủ quyền quốc gia trên lãnh thổ của mình bị “hạn chế” bởi nghĩa vụ không được dùng lãnh thổ của mình theo cách gây phương hại đáng kể đến quốc gia khác. Khi áp dụng cho nguồn nước liên quốc gia, học thuyết này có ý nghĩa là mỗi quốc gia đều phải tôn trọng quyền của quốc gia khác đối với “tài sản chung” – chính là nguồn nước liên quốc gia và không được “tự tung tự tác” đối với phần của nguồn nước trong lãnh thổ của mình. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế cũng thừa nhận quan điểm rằng luật quốc tế đặt ra hạn chế về quyền tự do hành động của quốc gia đối với phần của nguồn nước nằm trong lãnh thổ của mình45. Tuy nhiên, “nguy hại đáng kể” là một khái niệm định tính, không có tiêu chí để các định nên quốc gia bị ảnh hưởng không dễ để chứng minh. Hơn thế, việc Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997 quy định về nghĩa vụ giảm nhẹ thiệt hại hoặc thảo luận về việc đền bù đối với hành động gây hại đáng kể đã làm suy yếu đi nguyên tắc thứ hai này do quốc gia có thể sử dụng nguồn nước một cách gây hại cho quốc gia ven sông khác theo cách mình muốn bằng cách đền bù cho nước bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông mê công (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)