đích phi giao thông thủy
2.2.1. Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước sông liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy các mục đích phi giao thông thủy
Cho đến nay, trong các công trình khoa học pháp lý chưa có một định nghĩa nào được thừa nhận chung, rộng rãi về cơ chế giải quyết tranh chấp. Trong các từ điển và các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý cũng đã có các cách hiểu chưa hoàn toàn thống nhất về cơ chế giải quyết tranh chấp nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế nói riêng. Tuy nhiên có thể khái quát lại như sau: cơ chế giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp quốc tế nói riêng là hệ thống các quy định về biện pháp, thủ tục, thiết chế được thực hiện hay áp dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế.
Riêng trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về nguồn nước sông liên quốc gia cũng chưa có một văn bản pháp lý quốc tế hay một công trình nghiên cứu khoa học nào đưa ra định nghĩa thống nhất về cơ chế giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, từ nội dung của các văn bản pháp lý quốc tế, các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý quốc tế và các khái niệm có liên quan được trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước sông liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy là hệ thống các quy định về biện pháp, thủ tục, thiết chế được quy định sẵn hoặc được các quốc gia thoả thuận với nhau phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế sau khi phát sinh tranh chấp nhằm giúp các quốc
gia giải quyết các tranh chấp về nguồn nước quốc tế.
Thực tiễn và các quy định của luật pháp quốc tế cho thấy các quốc gia có nhiều lựa chọn về cơ chế giải quyết các tranh chấp liên quan tới nguồn nước sông liên quốc gia. Đàm phán không còn là biện pháp duy nhất giúp các quốc gia giải quyết các tranh chấp về nguồn nước của mình. Từ khi Hội quốc liên được thành lập với sự ra đời của Toà án thường trực quốc tế năm 1929, sau này là Toà án công lý quốc tế, các quốc gia có thể sử dụng bên thứ ba như toà án hoặc trọng tài để giải quyết tranh chấp về nguồn nước với nhau. Các bên cũng có thể giải quyết tranh chấp thông qua các thể chế khu vực như được nhắc tới trong Hiến chương LHQ năm 1945.
Chính sự gia tăng về số lượng và tính chất quyết liệt của các tranh chấp về nguồn nước liên quốc gia đã khiến cho các nước phải tìm cách đàm phán, ký kết các các thỏa thuận quốc tế, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc khai thác, sử dụng và giải quyết các tranh chấp phát sinh. Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997, kết quả
hơn 30 năm xây dựng của Uỷ ban Luật pháp quốc tế (ILC) nhằm pháp điển hoá và phát triển luật về sử dụng nguồn nước quốc tế, đã đưa ra khung pháp lý đầy đủ và toàn diện hơn về các biện pháp giải quyết tranh chấp nguồn nước quốc tế, kèm theo đó là các thủ tục và thiết chế để giải quyết tranh chấp. Các điều khoản của Công ước được xem là phản ánh quy định luật tập quán quốc tế19.