Xem tập này, tr 59 60.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 4 phần 2 pot (Trang 25 - 28)

V. Ị Lê-nin

3) Xem tập này, tr 59 60.

V. Ị L ê - n i n 102 102

ru-vê "vẫn l−u ý tới từ lâu": giá trị khoa học thực sự của lý luận về thực hiện là gì?

Giá trị khoa học thực sự của lý luận về thực hiện thì cũng giống hệt nh− giá trị khoa học của tất cả mọi luận điểm khác của lý luận trừu t−ợng của Mác. Nếu Xtơ-ru-vê cảm thấy lúng túng tr−ớc tình hình sau đây: "sự thực hiện hoàn hảo là lý t−ởng của sản xuất t− bản chủ nghĩa, chứ không phải là hiện thực của nó", thì chúng tôi xin nhắc lại cho ông ta biết rằng tất cả mọi quy luật khác của chủ nghĩa t− bản do Mác tìm ra, cũng chỉ thể hiện, một cách đúng nh− thế, lý t−ởng của chủ nghĩa t− bản thôi, chứ tuyệt nhiên không thể hiện hiện thực của chủ nghĩa đó. Mác viết: "Mục đích của chúng tôi, chỉ là thể hiện tổ chức bên trong của ph−ơng thức sản xuất t− bản chủ nghĩa, có thể nói là chỉ thể hiện d−ới dạng trung bình lý t−ởng của nó mà thôi" ("in ihrem idealen Durchschnitt". "Das Kapital", III, 2, 367; bản dịch ra tiếng Nga, tr. 688)43. Lý luận về t− bản giả định rằng ng−ời công nhân nhận đ−ợc toàn bộ giá trị của sức lao động của mình. Đấy là lý t−ởng của chủ nghĩa t− bản, chứ tuyệt nhiên không phải là hiện thực của nó. Lý luận về địa tô giả định rằng toàn bộ dân c− nông nghiệp hoàn toàn phân chia thành địa chủ, nhà t− bản và công nhân làm thuê. Đấy là lý t−ởng của chủ nghĩa t− bản, chứ tuyệt nhiên không phải là hiện thực của nó. Lý luận về thực hiện giả định một sự phân bố sản xuất một cách có tỷ lệ cân đốị Đấy là lý t−ởng của chủ nghĩa t− bản, chứ tuyệt nhiên không phải là hiện thực của nó.

Giá trị khoa học của lý luận của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ quá trình tái sản xuất và l−u thông của tổng t− bản xã hộị Ngoài ra, nó còn vạch rõ sự thể hiện của mâu thuẫn vốn có d−ới đây của chủ nghĩa t− bản: sản xuất mở rộng ra rất lớn nh−ng tuyệt nhiên tiêu dùng của quần chúng nhân dân lại không tăng lên một cách t−ơng ứng. Cho nên lý luận của Mác không những không làm sống lại lý luận

Lại bàn về vấn đề lý luận về thực hiện 103

biện hộ - t− sản (nh− Xtơ-ru-vê đã t−ởng) mà trái lại, nó còn cung cấp một vũ khí cực kỳ mạnh mẽ để chống lại lý luận biện hộ. Từ lý luận ấy có thể rút ra đ−ợc kết luận rằng ngay cả khi tái sản xuất và l−u thông của tổng t− bản xã hội có đều đặn và cân đối một cách lý t−ởng chăng nữa, thì mâu thuẫn giữa sự phát triển của sản xuất và phạm vi hạn chế của tiêu dùng cũng vẫn là điều không tránh khỏị Ngoài ra, trên thực tế, quá trình thực hiện không diễn ra theo một sự cân đối đều đặn một cách lý t−ởng, mà chỉ diễn ra giữa "những khó khăn", "những biến động", "những cuộc khủng hoảng", v. v. mà thôị

Hơn nữa, lý luận về thực hiện của Mác cung cấp một vũ khí cực kỳ mạnh mẽ không những để chống lại lý luận biện hộ mà còn để chống lại sự phê phán phản động theo kiểu tiểu thị dân về chủ nghĩa t− bản. Chính sự phê phán ấy về chủ nghĩa t− bản, là sự phê phán mà những ng−ời dân túy ở n−ớc ta đã tìm cách hỗ trợ bằng cái lý luận sai lầm của họ về thực hiện. Còn quan niệm của Mác về thực hiện thì tất nhiên dẫn đến chỗ thừa nhận tính chất tiến bộ lịch sử của chủ nghĩa t− bản (phát triển t− liệu sản xuất và, do đó, phát triển lực l−ợng sản xuất của xã hội), nh−ng không vì thế mà làm lu mờ, trái lại, còn làm sáng tỏ tính chất nhất thời lịch sử của chủ nghĩa t− bản.

12. "Về cái xã hội t− bản chủ nghĩa lý t−ởng hay biệt lập tự cấp tự túc", Xtơ-ru-vê cho rằng ở đấy không thể có tái sản xuất mở rộng đ−ợc "vì nó không tìm đâu ra đ−ợc những công nhân phụ thêm mà nó tuyệt đối cần đến".

Tôi không thể đồng ý một chút nào với ý kiến ấy của Xtơ-ru-vê. Ông ta đã không chứng minh và cũng không thể chứng minh đ−ợc rằng việc rút một số công nhân phụ thêm trong đạo quân lao động trù bị là một việc không thể làm đ−ợc. Không thừa nhận rằng sự tăng lên tự nhiên của dân số có thể cung cấp đ−ợc những công nhân phụ thêm,

V. Ị L ê - n i n 104 104

ông ta tuyên bố một cách hoàn toàn vô căn cứ rằng: "tái sản xuất mở rộng, dựa trên sự tăng lên tự nhiên của dân số, đứng về ph−ơng diện số học mà nói, có lẽ không giống tái sản xuất giản đơn, nh−ng đứng về ph−ơng diện thực tiễn t− bản chủ nghĩa mà nói, nghĩa là đứng về ph−ơng diện kinh tế, thì tái sản xuất mở rộng đó hoàn toàn ăn khớp với tái sản xuất giản đơn". Khi Xtơ-ru-vê nhận thấy là về mặt lý luận, ng−ời ta không thể chứng minh đ−ợc rằng việc kiếm ra những công nhân phụ thêm là một việc không thể làm đ−ợc, thì ông ta lảng tránh vấn đề bằng cách viện ra những điều kiện lịch sử và thực tiễn. Ông ta viết: "Tôi không nghĩ rằng Mác đã có thể giải quyết vấn đề lịch sử (?!) trên cơ sở một cấu trúc thuần túy trừu t−ợng nh− thế"… "Chủ nghĩa t− bản tự cấp tự túc là một giới hạn không thể hình dung nổi về ph−ơng diện lịch sử (!)"… "Sự tăng c−ờng độ lao động mà ng−ời ta có thể bắt buộc ng−ời công nhân phải chịu là một việc có giới hạn rất chật hẹp không những về mặt thực tế, mà cả về mặt lô-gích nữa"… "Sự tăng năng suất lao động một cách liên tục không khỏi làm cho bản thân sự c−ỡng ép lao động bị yếu đi"…

Tính không hợp lô-gích của tất cả những điều quả quyết đó thì thật quá − hiển nhiên! Trong số những ng−ời phản đối Xtơ- ru-vê, thì ch−a có ở đâu và ch−a hề bao giờ lại có một ng−ời nào thốt ra điều vô lý cho rằng ng−ời ta có thể giải quyết đ−ợc một vấn đề lịch sử bằng những cấu trúc trừu t−ợng. Song, hiện nay, chính bản thân Xtơ-ru-vê đã đặt ra một vấn đề, tuyệt nhiên không phải là vấn đề lịch sử, mà là vấn đề hoàn toàn trừu t−ợng, một vấn đề thuần túy lý luận "về cái xã hội t− bản chủ nghĩa lý t−ởng" (57). Chẳng phải rõ ràng là ông ta đã đơn thuần lẩn tránh vấn đề, đó saỏ Dĩ nhiên, tôi không nghĩ đến việc không thừa nhận sự tồn tại của nhiều điều kiện lịch sử và thực tiễn (đấy là ch−a nói đến những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa t− bản), tức là những điều kiện dẫn tới và sẽ nhất định

Lại bàn về vấn đề lý luận về thực hiện 105

dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa t− bản, và nói nh− thế đúng hơn là bảo rằng những điều kiện ấy dẫn tới chỗ biến chủ nghĩa t− bản hiện đại thành chủ nghĩa t− bản lý t−ởng. Nh−ng đối với vấn đề thuần túy lý luận "về cái xã hội t− bản chủ nghĩa lý t−ởng", thì tôi vẫn giữ nguyên ý kiến tr−ớc đây của tôi cho rằng không có cơ sở lý luận nào để phủ nhận khả năng tiến hành tái sản xuất mở rộng trong một xã hội nh− thế.

13. "Các ông V. V. và N. - ôn nêu ra những mâu thuẫn và những trở ngại trong sự phát triển của chủ nghĩa t− bản ở Nga, nh−ng ng−ời ta chỉ cho các ông ấy xem những công thức của Mác và bảo các ông ấy: t− bản bao giờ cũng trao đổi lấy t− bản…" (bài đã dẫn của Xtơ-ru-vê, 62).

Điều đó đ−ợc nói lên với một giọng hết sức chua caỵ Chỉ đáng tiếc là sự việc lại đ−ợc trình bày một cách hoàn toàn sai lệch. Phàm ai đã đọc quyển "Khái luận về kinh tế lý thuyết" của ông V. V. và đã đọc Đ XV, phần hai, quyển "L−ợc thảo" của ông N. - ôn, thì sẽ thấy rằng hai tác giả này chính là đã đặt vấn đề về thực hiện về mặt trừu t−ợng và lý luận, vấn đề về thực hiện sản phẩm trong xã hội t− bản chủ nghĩa nói chung. Đó là sự thật. Còn một sự thật nữa là: có những tác giả khác, để chống lại hai ông ấy, "đã cho rằng cần phải làm sáng tỏ tr−ớc hết những điểm cơ bản, có tính chất lý luận - trừu t−ợng của lý luận về thị tr−ờng" (đó là những lời đã đ−ợc nói lên ngay từ những dòng đầu trong bài của tôi đăng trên tạp chí "Bình luận khoa học"). Tu-gan - Ba-ra-nốp-xki đã bàn về lý luận về thực hiện trong ch−ơng sách của ông nói về những cuộc khủng hoảng, nhan đề là: "lý luận về thị tr−ờng". Bun-ga-cốp đặt nhan đề phụ cho sách của mình là: "bài nghiên cứu lý luận". Vậy, giữa những ng−ời phản đối Xtơ-ru-vê và bản thân Xtơ-ru-vê, ai đã lẫn lộn những vấn đề lý luận - trừu t−ợng, với những vấn đề lịch sử - cụ thể?

V. Ị L ê - n i n 106 106

Trong cùng trang ấy của bài báo của mình, Xtơ-ru-vê dẫn ra một đoạn, trong đó tôi có chỉ ra rằng sự cần thiết phải có một thị tr−ờng bên ngoài không phải xuất phát từ những điều kiện của sự thực hiện mà xuất phát từ những điều kiện lịch sử. "Nh−ng - Xtơ-ru-vê bẻ lại (đây là tiếng "nh−ng" rất tiêu biểu!) - Tu-gan - Ba-ra-nốp-xki, Bun-ga- cốp và I-lin chỉ làm sáng tỏ đ−ợc những điều kiện trừu t−ợng của sự thực hiện, chứ không làm sáng tỏ đ−ợc những điều kiện lịch sử của sự thực hiện đó" (tr. 62). - Sở dĩ không một ai trong những tác giả ấy đề cập đến những điều kiện lịch sử, chính là vì họ muốn nói đến những vấn đề lý luận- trừu t−ợng, chứ không muốn nói đến những vấn đề lịch sử - cụ thể. Trong cuốn sách của tôi "Về sự phát triển của chủ nghĩa t− bản ở Nga" ("Bàn về thị tr−ờng trong n−ớc của đại công nghiệp và về quá trình hình thành đại công nghiệp ở Nga"), hiện nay (IIỊ 1899)1) đã in xong, tôi không đặt vấn đề lý luận về thị tr−ờng, mà đặt vấn đề thị tr−ờng trong n−ớc của chủ nghĩa t− bản ở Ngạ Cho nên trong cuốn sách đó, những chân lý trừu t−ợng của lý luận chỉ đ−ợc dùng làm những nguyên lý chỉ đạo, những công cụ dùng để phân tích những tài liệu cụ thể mà thôị

14. Xtơ-ru-vê "giữ nguyên vẹn quan điểm" của mình đối với lý luận về "những ng−ời thứ ba", lý luận mà ông ta đã trình bày trong tập "Những ý kiến phê phán" của mình. Về phần tôi, tôi vẫn giữ nguyên vẹn tất cả những điều tôi đã nói về vấn đề này, khi tập "Những ý kiến phê phán"44 vừa xuất bản.

ở trang 251 của tập "Những ý kiến phê phán", Xtơ-ru-vê nói rằng lập luận của ông V. V. "dựa trên cả một lý luận đặc thù về thị tr−ờng trong một xã hội t− bản chủ nghĩa đã

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 4 phần 2 pot (Trang 25 - 28)