Đánh giá chung kết quả của các công trình đã công bố và

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) xuất khẩu thủy sản của việt nam vào thị trường liên minh châu âu (EU) (Trang 32 - 35)

VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đánh giá chung

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề luận án rất phong phú và đa dạng. Những công trình này có ý nghĩa tham

khảo quan trọng đối với NCS khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, những công trình này phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau và thường chỉ đề cập đến một số khía cạnh riêng rẽ của đề tài luận án. Cụ thể:

-Các tác giả đã làm rõ được cơ sở, nguồn gốc của hoạt động xuất khẩu hàng hóa, ngoại thương hay thương mại quốc tế. Cùng với việc tiếp cận nghiên cứu xuất khẩu dựa trên các lợi thế, trong thời gian gần đây đã có các nghiên cứu về xuất khẩu dựa trên các lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh… Như vậy, về cơ sở lý luận của xuất khẩu thủy sản, dựa trên các lý thuyết về lợi thế so sánh cũng như về chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng… các nghiên cứu đã đưa ra được căn cứ và cơ sở kinh tế của hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập sâu về vấn đề này; chưa thực sự làm rõ khái niệm xuất khẩu thủy sản là gì? bao gồm những hoạt động nào? nội dung cụ thể ra sao? đây chính là khoảng trống khoa học mà luận án cần phải làm rõ thêm.

-Các công trình nghiên cứu đã sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu thủy sản. Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản còn chịu tác động của nhiều yếu tố quan trọng khác, đó là nguồn vốn đầu tư, lao động, trình độ công nghệ, chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng và gánh nặng chính sách của Chính phủ của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

-Các đề tài này chưa phân tích xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng với tiến trình tự do hóa thương mại và khi EVFTA có hiệu lực. Các công trình này cũng chưa cập nhật những điều chỉnh mới của thị trường thủy sản trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt đối với xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU, đã có một số công trình phân tích về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này nhưng thời gian nghiên cứu cách đây khá lâu nên chưa thể cập nhật số liệu mới nhất, tình

hình mới nhất về môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế, NCS chỉ có thể tham khảo để xử lý các vấn đề nghiên cứu của luận án.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài từ góc độ Kinh tế chính trị không trùng lặp với các công trình đã được công bố đặc biệt là trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực và đã có những kết quả bước đầu tác động rất mạnh đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này.

1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu sâu hơn về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi EVFTA có hiệu lực.

Thứ hai, làm rõ nguồn hàng và các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.

Thứ ba, EVFTA đã được kí kết, điều này càng tác động mạnh mẽ tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. Do đó, cần có nghiên cứu làm rõ những cơ hội và thách thức của việc thực hiện cam kết EVFTA đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Thứ tư, nghiên cứu đề xuất những giải pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đặc biệt khi EVFTA có hiệu lực.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) xuất khẩu thủy sản của việt nam vào thị trường liên minh châu âu (EU) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)