Cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) xuất khẩu thủy sản của việt nam vào thị trường liên minh châu âu (EU) (Trang 35 - 46)

2.1.1. Xuất khẩu thủy sản và đặc điểm của xuất khẩu thủy sản

2.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu thủy sản

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ăngghen đã luận giải một cách khoa học về tính tất yếu của quốc tế hóa kinh tế. Trong lời tựa xuất bản năm 1883 viết cho bản tiếng Đức, C. Mác và Ăngghen đã viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn” [75].

Quá trình quốc tế hoá kinh tế đã có những tiền đề khách quan từ rất sớm, bắt đầu từ sự phát triển của mạng lưới giao thông vận tải thế giới đã mở ra cơ hội cho quá trình này. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội hoá của sản xuất là một trong những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của toàn cầu hoá kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế. Nhiều ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ, mà dùng những nguyên liệu được đưa từ những miền xa xôi nhất đến và sản phẩm làm ra còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi... Điều đó đã nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những nơi xa xôi về. Bởi vậy, tình trạng biệt lập của các dân tộc theo hướng tự cung, tự cấp trước kia đã từng bước được thay thế bằng quan hệ qua lại giữa các quốc gia dân tộc.

Phát triển quan điểm của C.Mác và Ăngghen về chủ nghĩa tư bản (CNTB) trong giai đoạn CNTB độc quyền. V.I.Lênin cho rằng các các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) từ cuối thế kỷ XIX bắt đầu xuất hiện tình trạng sản xuất hàng hóa dư thừa ở thị trường trong nước do nhu cầu hạn chế bởi thu

nhập của người lao động thấp nên họ phải tìm các thị trường ngoài khu vực. Hơn nữa các nhà tư bản châu Âu sau một giai đoạn phát triển tương đối dài đã tích lũy được nhiều tư bản và độc quyền trong nhiều lĩnh vực của thị trường nội địa nên việc tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất ở đó ngày càng ít hiệu quả trong bối cảnh mức cung đã vượt qua nhu cầu, do đó họ phải bành trướng thế lực thông qua xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lợi nhuận nhiều hơn.

Vận dụng sáng tạo lý luận của C. Mác, Ăngghen và V.I.Lênin, ngay từ những ngày đầu mới tuyên bố độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tư tưởng mở cửa và hội nhập quốc tế. Trong “Lời kêu gọi Liên Hiệp quốc tháng 12 năm 1946”, Người nhấn mạnh:

Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc. d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài cǎn cứ hải quân và không quân [70].

Trong thời kỳ đổi mới, tư tưởng về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung về xuất khẩu hàng hóa nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước vận dụng khá toàn diện và được cụ thể hóa thông qua các chủ chương, chính sách và luật định. Cụ thể:

Theo Điều 28, Khoản 1 của Luật Thương mại được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành số 36/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi

lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [91].

Xuất khẩu hàng hóa là một bộ phận của thương mại quốc tế, là hoạt động đưa các hàng hóa hay dịch vụ từ một quốc gia bán ra bên ngoài quốc gia đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích nói chung và lợi nhuận nói riêng. Xuất khẩu hàng hóa phản ánh mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Do những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên một quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này nhưng lại bất lợi về lĩnh vực khác, xuất khẩu hàng hóa nhờ đó mang đến cơ hội khai thác tối đa những tài nguyên vốn có của quốc gia. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Xuất khẩu là khâu cuối cùng tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng hóa.

Như vậy, xuất khẩu hàng hóa được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.

Nếu không tính đến xuất khẩu các dịch vụ thì xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là xuất khẩu những sản phẩm hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, chế biến hoặc các khu chế xuất nhằm mục đích để tiêu thụ tại nước ngoài. Chủ thể thực hiện xuất khẩu hàng hóa có thể là Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và người dân. Đối tượng của xuất khẩu hàng hóa là các loại hàng hóa hữu hình được sản xuất ra ở trong nước.

Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra và cung cấp các sản phẩm thủy sản tiêu dùng trực tiếp cho con người. Thủy sản theo nghĩa rộng là những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ). Hoạt động sản xuất thủy sản là việc tiến hành nuôi trồng, khai thác, vận chuyển thủy sản khai thác được; bảo quản, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Cho đến nay, tùy theo cách tiếp cận đã có một số quan niệm khác nhau về xuất khẩu thủy sản, song đều có điểm chung đó là: xuất khẩu thủy sản là quá trình mua bán, trao đổi giữa hai quốc gia khác nhau, hai vùng lãnh thổ khác nhau, hai chủ thể kinh tế ở hai quốc gia khác nhau.

Từ đó, tác giả luận án cho rằng: Xuất khẩu thủy sản là tổng hợp các hoạt

động từ sản xuất tới tiêu thụ thủy sản nhằm cung cấp các sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng cuối cùng tại thị trường nước ngoài.

Như vậy, chủ thể của hoạt động xuất khẩu thủy sản có thể là một quốc gia, một địa phương hay một doanh nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu là thủy sản, sản phẩm đó có thể là sản phẩm tươi sống, là một dạng nguyên liệu cho chế biến, hay một sản phẩm thủy sản hoàn chỉnh. Quá trình tiêu thụ có thể là trực tiếp cho người tiêu dùng hay phải trải qua các khâu trung gian… Toàn bộ các vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu thủy sản của một quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một chuỗi các khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Khi lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, các hoạt động sản xuất thủy sản chưa có sự tách biệt giữa các khâu một cách rõ ràng, thậm chí còn lồng ghép vào nhau thì khối lượng sản phẩm thủy sản được sản xuất ra còn ít, chất lượng chưa cao và chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường nhỏ. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội đã làm cho các hoạt động sản xuất thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao, các hoạt động của xuất khẩu thủy sản ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hợp thành một thể thống nhất làm cho sản phẩm thủy sản tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

2.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

thủy sản có giá trị cao và mang tính bổ sung cho nước nhập khẩu. Ở Việt Nam, sản phẩm thủy sản là được tạo ra từ các hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng. Đó là những sản phẩm thủy sản có thể nằm dưới dạng thô hoặc ở dạng sơ chế. Thủy sản xuất khẩu là một loại hàng hoá xuất khẩu được bán trên thị trường ngoài nước. Vì vậy, nó cần phải đáp ứng được các nhu cầu của nước nhập khẩu và người tiêu dùng tại nước nhập khẩu về các tiêu chí như an toàn thực phẩm, an toàn kỹ thuật, môi trường...

Hai là, xem xét hoạt động xuất khẩu thủy sản dưới góc độ chuỗi giá trị.

Từ sản xuất thủy sản đến xuất khẩu thủy sản phải trải qua các khâu chính như: sản xuất thủy sản, thu mua, sơ chế/chế biến và bảo quản thủy sản và cuối cùng là xuất khẩu thủy sản. Các khâu này đều có mối liên hệ chặt chễ với nhau. Mỗi một khâu trong chuỗi giá trị này đều có những đặc điểm riêng biệt. Xuất khẩu là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị của hàng thủy sản. Đây chính là khâu thu được nhiều lợi nhuận nhất trong chuỗi. Hoạt động xuất khẩu thủy sản tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường và được tiến hành trên cơ sở “trao đổi ngang giá” của thị trường.

Ba là, trong hội nhập quốc tế, hoạt động xuất khẩu thủy sản ngày càng

phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường thế giới. Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới song phương và đa phương về cơ bản mang lại những tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra, những thay đổi về cung - cầu hàng thủy sản, về chính sách của nước nhập khẩu thủy sản, về đối thủ cạnh tranh trên thị trường đều có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. Điều này đòi hỏi các nước xuất khẩu thủy sản phải nâng cao khả năng dự báo về thị trường, cơ chế, chính sách điều hành quản lý hoạt động xuất khẩu thủy sản phải linh hoạt để theo kịp với những sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường thế giới.

để phát triển mặc dù mặt còn lạc hậu và ở trình độ công nghệ thấp. Ngành thủy sản của Việt Nam đi lên từ một nền sản xuất phân tán, manh mún và lạc hậu tại các vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển. Từ những năm 1960 đến nay, ngành thủy sản của Việt Nam đã trở thành một trong những ngành sản xuất chính trong nền kinh tế quốc dân. Do ngành thủy sản còn có nhiều hạn chế về giống và nguồn nước, chưa thực hiện tốt chương trình quản lý chất lượng theo HACCP... nên việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn thiếu ổn định. Về khai thác nguồn lợi thủy sản đến nay vẫn chậm đổi mới về công nghệ, công cụ; phương thức khai thác còn lạc hậu so với một số nước trong khu vực; chưa có sự gắn kết chặt chẽ khai thác với bảo quản chế biến thủy sản. Trình độ chế biến thủy sản xuất khẩu chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực thấp nên năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu.

Năm là, ngư dân của Việt Nam có mặt bằng dân trí tương đối thấp nên

khi đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cũng là một trở ngại trong việc sử dụng thiết bị hiện đại khi ra khơi, dùng thuốc khi nuôi trồng thủy sản... Đồng thời, nhận thức của ngư dân về pháp luật về biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nghề cá bền vững và có trách nhiệm còn hạn chế. Cho nên hiện tượng đánh bắt bất hợp pháp trên các vùng chồng lấn vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.

2.1.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản

Xuất khẩu thủy sản có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đóng một phần rất quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP); là đòn bẩy của tăng trưởng kinh tế xã hội và trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Xuất khẩu thủy sản chiếm một tỷ trọng đáng kể trong xuất khẩu hàng hóa của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về lợi thế (lao động, vốn, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách

của chính phủ) mà tỷ trọng ngành xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia khác nhau. Cụ thể:

2.1.2.1. Xuất khẩu hàng hóa góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của một quốc gia

Hoạt động ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và ảnh hưởng tích cực đến chỉ số tăng trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã làm rõ mối quan hệ giữa xuất khẩu hàng hóa và tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra, khi hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia tăng lên thì đồng nghĩa với các chỉ số liên quan đến tăng trưởng kinh tế cũng có sự cải thiện đáng kể như Thornton (1996), Feder (1982)… Mô hình của Grossman và Helpman (1991) cũng cho thấy, các quốc gia mở rộng hơn với thương mại thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó cũng nhanh hơn.

Xuất khẩu hàng hóa là một bộ phận cấu thành của GDP nên bất kỳ sự thay đổi nào của xuất khẩu hàng hóa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi về quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP. Hơn nữa, xuất khẩu hàng hóa còn tác động đến các nhân tố đầu vào (vốn, lao động...) hoặc các nhân tố khác của tổng cầu (nhập khẩu hàng hóa, tiêu dùng và đầu tư).

Xuất khẩu hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với sự tăng trưởng của nền kinh tế và thể hiện vai trò của mình thông qua sự đóng góp trong GDP.

Theo Keynes (1963): GDP = C + I + G + (X - M) Trong đó: GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

C : Tiêu dùng của hộ gia đình I : Đầu tư

G : Chi tiêu của chính phủ

X : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa M : Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

và lớn hơn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, tức là hiệu số (X - M) càng lớn thì tổng sản phẩm trong nước sẽ càng tăng và ngược lại. Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn lao động dồi dào thì mục tiêu chính mà Việt Nam hướng đến là nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa. Bởi vậy, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu thủy sản nói riêng sẽ làm cho kim ngạch xuất khẩu và GDP của cả nước càng lớn trong điều kiện các nhân tố khác được coi là không đổi. Đây được xem là năng lực cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường thế giới.

2.1.2.2. Xuất khẩu thủy sản là một trong các nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước

Một trong những phương tiện tạo ra nguồn vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là xuất khẩu hàng hóa. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cần phải có đủ các nhân tố: nhân lực, nguồn vốn, tài nguyên và khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các yếu tố đó đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Để có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn để nhập

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) xuất khẩu thủy sản của việt nam vào thị trường liên minh châu âu (EU) (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)