Dự báo và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) xuất khẩu thủy sản của việt nam vào thị trường liên minh châu âu (EU) (Trang 116 - 126)

CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

4.1.1. Dự báo xu hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2030

EVFTA sẽ giúp cho Việt Nam sớm được EU công nhận là cơ chế thị trường, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tránh được phần lớn sự phân biệt đối xử trong các vụ kiện chống bán phá giá và các vấn đề khác như lao động, môi trường và xã hội. Tuy vậy, thông qua các biện pháp phi thuế, EVFTA sẽ tác động sâu hơn vào những vấn đề mang tính thể chế, phương thức sản xuất, các cấu trúc bên trong của ngành thủy sản Việt Nam điều này cũng sẽ tạo ra những thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khi phải đáp ứng các yêu cầu “phi truyền thống” của EU.

4.1.1.1. Những cơ hội

Thứ nhất, ngay khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam được hưởng những ưu

đãi về thuế nhập khẩu cho hàng thủy sản sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần tận dụng các lợi thế về thuế quan về mặt hàng thủy sản để tăng xuất khẩu. Đặc biệt, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn khi tham gia EVFTA và đây cũng là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn như vận tải, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu vật tư, trang thiết bị; Là cơ hội tăng cường hợp tác liên doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến

chuỗi sản xuất giá trị gia tăng cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu... Trong khi, đa số các nước đối thủ với Việt Nam đều chưa ký FTA với EU nên đây sẽ là lợi thế cạnh tranh về mặt thuế nhập khẩu cho thủy sản Việt Nam.

Hộp 4.1: EVFTA cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng thủy sản của Việt Nam

Tôm: tôm càng xanh, tôm sú sẽ được hưởng thuế 0% so với mức thuế GSP 4.2% trước đây. Đây là một lợi thế rất lớn về giá để Việt Nam có thể cạnh tranh với đối thủ, vì tôm Ấn Độ xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được hưởng thuế GSP, còn tôm của Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador thậm chí còn phải chịu mức thuế MFN là 12% vì không được hưởng GSP của EU.

Cá tra: Cá tra phi lê ướp lạnh sẽ có mức thuế 4.13% so với mức thuế GSP 5.5% trước đây.

Cá ngừ: Đối với cá ngừ phi lê đông lạnh, EU sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình 3 năm, từ mức 18% hiện nay, cá ngừ chế biến sẽ có mức thuế 0% theo hạn ngạch.

Mực, bạch tuộc: Mực và bạch tuộc sẽ có cơ hội cạnh tranh rất lớn khi mức thuế áp dụng là 0% ngay năm đầu tiên khi EVFTA có hiệu lực, do các đối thủ cạnh tranh là Ấn Độ chỉ có GSP, còn Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ chỉ có MFN.

Nguồn: [134]

Có thể thấy rằng, phần lớn các sản phẩm thủy sản được lợi thế về thuế quan, kể cả có lộ trình hoặc được bỏ thuế ngay, trừ cá ngừ chế biến và surimi là hai sản phẩm có tính cạnh tranh cao với EU sẽ phải có hạn ngạch. Một lưu ý nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, sau khi EVFTA có hiệu lực, thủy sản xuất khẩu sẽ hưởng thuế suất của FTA này thay vì thuế GSP như trước. Điều này mang lại nhiều lợi ích ở khía cạnh, thuế suất trong EVFTA dành cho đại đa số các sản phẩm xuất khẩu trong khi GSP chỉ dành cho một

vài loại sản phẩm nhất định. Thêm vào đó, thuế GSP là ưu đãi đơn phương EU dành cho Việt Nam và có thể rút lại bất cứ lúc nào; trong khi đó cam kết thuế quan của EU-FTA là cam kết song phương mà hai bên bắt buộc phải thực hiện, không có quyền tự ý đơn phương hủy bỏ nghĩa vụ này.

Thứ hai, cơ hội tự hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng

sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhằm đáp ứng các quy định của thị trường EU và tăng khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam so với một số quốc gia khác. Khi EVFTA có hiệu lực, tạo nên cơ sở pháp lý cho các hoạt động trao đổi thương mại để hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn mà thị trường này đòi hỏi. Những cam kết trong các lĩnh vực như phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), TBTs, SPS… đã có những tác động nhất định tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian vừa qua được cho là sẽ có những tác động tích cực hơn, đem lại những lợi ích đáng kể cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. Với nội dung chủ yếu không cam kết các quy định cụ thể về những vấn đề chi tiết mà tập trung vào việc thiết lập cơ chế hợp tác nhằm minh bạch hóa và xử lý nhanh những tranh chấp phát sinh, EVFTA sẽ ngày càng góp phần cải thiện quá trình thực thi các quy định liên quan. Chính sức ép nâng cao chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu góp phần nâng cao lòng tin của người tiêu dùng EU đối với hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường này.

Thứ ba, thị trường EU ngày càng phụ thuộc vào hàng thuỷ sản nhập khẩu

do sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên của EU ngày càng có xu hướng giảm xuống vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường. Chính vì vậy, EU sẽ có các chính sách hỗ trợ, giúp các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam hiểu rõ hơn về WTO, về các hàng rào kỹ

thuật trong thương mại hoặc kiểm dịch động vật.

Thứ tư, kinh tế các nước thành viên EU đang trên đà phục hồi nhờ việc

tiêm vắc xin trên diện rộng và triển khai các gói hỗ trợ sau Covid. Các cửa hàng dịch vụ thực phẩm tại EU đã bắt đầu mở cửa trở lại. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU tăng, lượng thủy sản dự trữ đang ở mức thấp. Trong khi đó, các nguồn cung lớn cho EU là Ấn Độ và Inđônêxia đang gặp nhiều khó khăn về lao động do tác động từ dịch Covid-19, sẽ để lại khoảng trống thị trường lớn về nguồn cung cho thị trường EU. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thủy sản vào EU trong thời gian tới. Đặc biệt là các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi về thuế từ EVFTA cộng với kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy, uy tín và thương hiệu của thủy sản Việt Nam ở EU đang tăng hơn so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.

Thứ năm, hiện nay, EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là cục quản

lý an toàn thực phẩm EU với một luật chung về thực phẩm để có thể điều chỉnh nếu xảy ra rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm thì chỉ trong một thời gian ngắn đã được trình lên cục quản lý của EU. Nếu biện pháp đề xuất được hầu hết các thành viên cục quản lý của EU đồng ý thì sản phẩm thủy sản đó sẽ bị đưa ra khỏi các kênh phân phối trên thị trường EU. Những quy định này của thị trường EU hoàn toàn có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vì dễ áp dụng, không phải tìm hiểu nhiều văn bản đang thực thi; các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; không một nước thành viên của EU nào được quyền đặt ra thêm những quy định riêng đối với hàng thủy sản nhập khẩu.

4.1.1.2. Những thách thức

Một là, mặc dù cơ hội của Việt Nam trong việc thực thi EVFTA là rất

khẩu thủy sản cũng đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức. Đó là các cam kết về quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, các hàng rào kỹ thuật và phòng vệ thương mại, các vấn đề về pháp lý, thể chế, tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường.

Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng: Thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Tiêu chí xuất xứ đối với phần lớn thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong EVFTA là xuất xứ thuần túy. Xuất xứ thuần túy của mặt hàng thủy sản được hiểu là: Sản phẩm thu được từ đánh bắt tại nước thành viên; Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng; Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của nước thành viên; Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên từ các sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của nước thành viên; Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước thành viên; Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại nước thành viên từ các sản phẩm nêu trên.

Các rào cản TBT, SPS và yêu cầu khắt khe của EU: EU là một thị trường khó tính và có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Trong quá trình tham gia EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải thực hiện cam kết về SPS. Cam kết này bao gồm các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật. Tuy nhiên, hình thức của các biện pháp SPS lại rất đa dạng, có thể là yêu cầu về chất lượng, bao

bì, quy trình đóng gói, nhưng cũng có thể là phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, hay là cách thức kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê… Trong điều kiện nguồn nhân lực của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn có những hạn chế nhất định về kiến thức pháp lý thì việc triển khai các cam kết cũng trở thành một rào cản không dễ vượt qua.

Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Thông thường khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ, doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. EU là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ này.

Thách thức của EVFTA là sức ép để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường EU. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất thì hàng thủy sản Việt Nam sẽ khó thâm nhập được thị trường này.

Hai là, EC đã cảnh báo thẻ vàng đối với ngành thủy sản khai thác của

Việt Nam từ tháng 10/2017. Với bước đầu tiên của quy trình này, được gọi là xác định trước, EC cảnh báo Việt Nam về nguy cơ bị xác định là quốc gia không hợp tác. EC đã thực hiện hai cuộc đối thoại, kiểm tra và tiếp tục gia hạn cho Việt Nam, trường hợp đối thoại hiệu quả, thẻ vàng có thể được gỡ bỏ và nhận lại thẻ xanh nếu thể hiện sự tiến bộ. Tuy nhiên, nếu tiến độ vẫn chưa đủ, EC sẽ xác định Việt Nam là quốc gia không hợp tác, có nghĩa là áp dụng thẻ đỏ. Sau đó EC sẽ đề xuất với EU để thêm Việt Nam vào danh sách các nước không hợp tác. Tất cả các sản phẩm có xác nhận và chứng nhận khai thác sau quyết định đó sẽ bị cấm vào thị trường EU. Trong trường hợp bị EU phạt thẻ đỏ, tác động trước mắt và ngắn hạn đối với thủy sản Việt

Nam sẽ là lệnh cấm thương mại của EC đối với xuất khẩu hải sản khai thác của Việt Nam vì không đáp ứng được các quy định về chống khai thác IUU. Các tác động của thẻ đỏ đối với thủy sản nuôi trồng: uy tín ngày càng sụt giảm, áp lực nhiều hơn từ kiểm tra hải quan và không tận dụng được thuế quan ưu đãi của EVFTA [119].

Ba là, kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến

động khó lường, chủ yếu là tín hiệu suy yếu về kinh tế của khu vực EU. EC cũng đưa ra dự báo, các nền kinh tế thuộc EU sẽ suy giảm lần lượt ở mức 7,5% và 7,75%, do hậu quả từ đại dịch Covid-19 [115]. Bên cạnh đó, thiệt hại gây ra bởi Covid-19 nhiều khả năng đến cuối năm 2021 vẫn chưa thể khắc phục được. Về trung hạn, nền kinh tế của EU cũng không có triển vọng tươi sáng vì dân số của EU đang ngày càng bị già hóa, tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ người độ tuổi lao động giảm. Những yếu tố này sẽ dẫn đến xu hướng giảm dần tiêu thụ các thực phẩm xa xỉ, tăng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản giá rẻ hơn. Hơn nữa, nhu cầu thủy sản của thị trường này sẽ không có sự đột phá trong những năm tới.

Những biến động của tình hình giá cả thế giới, sự bất ổn về tài chính, tiền tệ và vấn đề nợ công tiếp tục gây ra những hiệu ứng ko có lợi đối với nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Hầu hết các nước trên thế giới đều cơ cấu lại nền kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển. Cuộc chiến tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các quốc gia ngày càng trở nên khốc liệt. Hơn nữa, bối cảnh thế giới với những căng thẳng về địa chính trị như tranh chấp chủ quyền, biển đảo và những bất hòa giữa các quốc gia, các cuộc chiến thương mại như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, hay Brexit, tôn giáo diễn biến phức tạp,… dự báo thị trường sẽ có nhiều biến động, nhu cầu tiêu dùng, giá cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu cũng có xu hướng giảm theo. Đồng thời, xu hướng bảo hộ đang lan rộng trên thế giới, đặc

biệt là các rào cản kỹ thuật và các vụ kiện chống bán phá giá, điều này gây trở ngại cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU.

Bốn là, với chiến lược hàng đầu hướng vào châu Á, đặc biệt trong lĩnh

vực kinh tế, EU sẽ tiến hành mở rộng đàm phán FTA với các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Đây chính là các đối thủ cạnh tranh lớn của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam tại thị trường EU. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam trên thị trường EU. Đồng thời, khi các FTA xuất hiện ngày càng nhiều, các quốc gia buộc phải bảo hộ sản xuất trong nước nên sẽ đưa ra nhiều rào cản thương mại, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn về môi trường, lao động và một số yêu cầu khắt khe khác đối với hàng thủy sản nhập khẩu để bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Mặc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) xuất khẩu thủy sản của việt nam vào thị trường liên minh châu âu (EU) (Trang 116 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)