MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC

Một phần của tài liệu 1. Lua騙n A靚 Le_ Thi� Ho_蘮g Ha騨h (Trang 106 - 119)

TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

3.2.1. Quá trình phát triển kinh tế, hội nhập của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay tiềm ẩn nhiều yếu tố làm mai một giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Thời gian qua, các chính sách phát triển kinh tế dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Từ nền sản xuất nông nghiệp nương rẫy, manh mún, nhỏ lẻ, trọc lỗ, tra hạt, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, nay là sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh hướng đến sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sự đầu tư của nhà nước. Có thể thấy mặt tích cực mang lại từ sự thay đổi phương thức sản xuất, canh tác dẫn đến năng suất cây trồng cao hơn, thu nhập của người dân khá hơn, chấm dứt tình trạng đói nghèo.

Cuộc sống của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên ngày càng ổn định và có thu nhập cao, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày trong gia đình phong phú và tiện nghi hơn. Trong nhà của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, đã có sự xuất

hiện của nhiều đồ dùng khác nhau. Phần lớn là sản phẩm công nghiệp gắn với các nguyên liệu nhựa hoặc nhôm. Một số gia đình khá giả đã sắm được đồ dùng đắt tiền như giường, tủ, ti vi, xe máy, ô tô… Các năm trở lại đây khi phương tiện internet trở nên phổ biến, các gia đình dân tộc thiểu số còn sử dụng mạng internet, truyền hình cáp… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tâm lý chuộng ngoại, thích lạ làm cho các sản phẩm dân tộc ngày càng bị mai một. Điều này cũng là lẽ đương nhiên bởi khi đời sống kinh tế của đồng bào được nâng lên, nhu cầu hưởng thụ sinh hoạt cao hơn, hiện đại hơn thì những vật dụng hiện đại, tiện lợi và hữu ích đó mới đáp ứng được nhu cầu của họ.

Khi đời sống kinh tế khá giả, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã bỏ dần những tập quán cư trú truyền thống. Trước đây nhà dài, nhà sàn của dân tộc Êđê, M’nông hiện diện ở các tỉnh Tây Nguyên san sát, chỉ cần nhìn vào cấu trúc của một ngôi nhà là có thể nhận diện được ngôi nhà truyền thống của các dân tộc thiểu số như Êđê, M’nông, Gia Rai, Ba Na. Ngày nay, những ngôi nhà theo kiến trúc ấn tượng ấy đã không còn nữa, hầu hết kiến trúc nhà ở của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là kiểu nhà dài to rộng và thoáng mát trước đây được thay bằng những ngôi nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép theo kiểu nhà của người Kinh. Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường tự nhiên, nhất là những yếu tố đã gắn bó lâu đời với đồng bào như cánh rừng, bến nước, khu mộ địa… đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập quán, văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Những cánh rừng nguyên sinh đang ngày càng thu hẹp, đa dạng sinh học giảm sút, giờ đây những gì gắn bó với rừng, tạo nên đặc trưng văn hoá rừng của đồng bào dân tộc thiểu số dường như trở thành quá khứ. Những bến nước linh thiêng không còn là nơi quần tụ, sinh hoạt của cả cộng đồng nữa thay vào đó là các công trình nước sạch của Chính phủ theo chương trình cung cấp nước sạch được đến với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Sự biến đổi trong đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên đã làm xuất hiện không ít những yếu tố gây tổn hại đến những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. “Nhìn tổng thể, nền văn hoá cổ truyền Tây Nguyên đang bị thử thách trong tình trạng của một thực thể

bị giải thể vì mất cơ sở kinh tế - xã hội vốn có của mình. Thêm nữa, những yếu tố văn hoá ngoại sinh lại đang tràn ngập đời sống hàng ngày của đồng bào thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả những nhân tố đó đang đặt văn hoá cổ truyền của các tộc người Tây Nguyên bên bờ vực của sự mai một” [17; tr.35]. Đặc biệt, một điều rất nguy hiểm là chính những người trẻ tuổi của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã bắt đầu xuất hiện những tâm lý tự ty về dân tộc mình, họ không thấy được cái hay, cái đẹp, cái cốt lõi giá trị của văn hoá truyền thống dân tộc, mà đang có những biểu hiện chạy theo lối sống đua đòi, thực dụng. Đây là điều hết sức phải chú ý bởi vì đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong điều kiện giao lưu, hội nhập hiện nay nếu những người trẻ không biết đến giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình để giữ gìn, phát huy mà thờ ơ, chối bỏ thì các giá trị văn hoá truyền thống, trong đó có giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên sớm muộn cũng sẽ bị chôn vùi vào quá khứ.

Mặt khác, lối sống hiện đại hóa cũng đưa các quá trình phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật của các cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng với sự hoạt động hiệu quả của hệ thống y tế từ cấp cơ sở đã làm hạn chế thói quen sử dụng các tri thức dân gian của cộng đồng trong chữa bệnh. Khi bị đau ốm, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không còn đơn thuần chữa bệnh từ những vị thuốc dân gian của cộng đồng khai thác từ thực vật, hoặc thực hiện các nghi thức cúng tế mang đậm màu sắc tâm linh như trước đây, mà họ đã biết tìm đến các trạm y tế, sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Người dân đã sống tập trung thành các buôn, bon, làng, xã nên vấn đề giáo dục và y tế cũng phát triển, xã nào cũng có trường học, cơ sở y tế. Chính quyền các cấp cũng đã có những chính sách đầu tư phát triển, hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất cho những gia đình dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở 5 tỉnh Tây Nguyên.

Trong những năm gần đây, trước sự du nhập khá mạnh mẽ của đạo Tin Lành trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, đã tác động khá lớn đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Có những địa phương, các dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành gần như đa

số, họ thay đổi những phong tục, tập quán truyền thống như là bỏ các nghi thức cúng bái thần linh, các lễ hội truyền thống, các sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt mùa màng chuyển thành những ngày lễ thánh, những luật tục cộng đồng trong ứng xử và giải quyết mối quan hệ với rừng, đất đai, nguồn nước… được thay thế bằng hệ thống giáo lý. Đồng hành với tôn giáo là nhiều loại hình văn hoá phương Tây cũng đã du nhập sâu rộng trong các bon làng của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thông qua các loại băng đĩa hình, truyền hình, các loại sách báo, tạp chí, internet,… Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tiếp cận với những giá trị văn hoá mới hiện đại trên thế giới là điều rất tốt, tuy nhiên nếu không có sự chọn lọc, tiếp thu một cách hợp lý sẽ dẫn đến những tiêu cực trong văn hoá cá nhân như: tư tưởng sính ngoại, lối sống thực dụng cá nhân, sự tự ty dân tộc, thái độ thờ ơ xem nhẹ các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc,… mà đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay.

3.2.2. Sự chủ động, tích cực của các chủ thể trong vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn hạn chế

Con người vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của quá trình phát triển. Mọi chủ trương, chính sách chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nhận được sự đồng thuận, tham gia hưởng ứng tích cực của các chủ thể. Trong thời gian qua đã có rất nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trong đó tập trung vào vai trò của các chủ thể trong vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên - Đảng, Nhà nước, cán bộ văn hoá, cán bộ tài nguyên môi trường, kiểm lâm; Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Sự phát triển bền vững và giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số phụ thuộc vào ý thức và hành động tự giác của những chủ thể tham gia vào quá trình đó.

Nhiều địa phương ở Tây Nguyên nơi tập trung các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trong thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá (nhà văn hoá cộng đồng) nhằm góp phần cải thiện, nâng

cao đời sống văn hoá tinh thần của người dân. Thế nhưng, cách quản lý và tổ chức hoạt động của các thiết chế này chưa thật sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá mới, cũng như yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Có một điều rất dễ nhận thấy đó là có sự mất cân đối nghiêm trọng trong cách tổ chức, hoạt động, giữa văn hoá truyền thống và các loại hình văn hoá mới. Một số nơi các lễ hội văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không còn được tổ chức hoặc ít dần đi nên một bộ phận không nhỏ cộng đồng các dân tộc thiểu số, đặc biệt là giới trẻ có thái độ quay lưng, không còn thích thú, tự hào với những di sản văn hoá truyền thống của cộng đồng liên quan đến việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên.

Sự biến đổi này trong một số trường hợp mang tính tích cực, nhưng cũng còn không ít những hạn chế. Chính vì vậy, nhiệm vụ của các nhà quản lý, cán bộ văn hoá cần phải kịp thời hoạch định và đưa ra các chính sách, chương trình hành động phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên một cách hiệu quả. Vấn đề cơ bản và thiết yếu nhất ở đây chính là làm sao để các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhận thức đầy đủ về cái hay, cái đẹp trong văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của chính dân tộc mình để từ đó có những hành động phù hợp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên. Và cũng chính là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá trong quá trình hoạch định chính sách phát triển bền vững kinh tế - xã hội của vùng các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên.

Việc phát huy yếu tố con người - đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là những nghệ nhân, già làng, người có uy tín, có vai trò quan trọng và quyết định quá trình phát triển bền vững vùng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và trong việc giữ gìn, phát huy văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên. Bởi vì, họ là những người am hiểu về những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, hơn nữa lại là những người có tầm ảnh hưởng, đi đầu trong các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử của dân tộc mình với môi trường tự nhiên nhưng lại thiếu

tính tích cực, chủ động thì không thể trao truyền, lưu giữ có hiệu quả cho các thế hệ sau. Buôn làng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là thực thể đơn nhất, thực hiện chức năng kép vừa là đơn vị cư trú, vừa là đơn vị tự quản. Buôn làng có một bộ máy tự quản bao gồm chủ làng và hội đồng già làng. Chủ làng và già làng cũng hợp thành toà án phong tục có chức năng xét xử các vi phạm luật tục về đất đai, nhà ở, canh tác, phong tục… nên chỉ có thể thông qua thể chế buôn làng để thực hiện việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thông qua thực hiện việc soạn thảo quy ước buôn làng (có nơi gọi là hương ước) lồng ghép vào phong trào xây dựng gia đình văn hóa và buôn làng văn hóa gắn với luật tục các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Cuối cùng chủ thể quan trọng nhất chính là các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Không ai khác mà chính các dân tộc thiểu số sinh sống trên mảnh đất Tây Nguyên phải là những người đầu tiên nhận thức được các giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên này, nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ và ứng xử hài hoà giữa con người và môi trường tự nhiên. Nhiều thế hệ đã đi qua, và thực tế không phải cứ là người sinh sống trên mảnh đất Tây Nguyên thì mặc nhiên hiểu biết hết các giá trị của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên. Rất nhiều thế hệ thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không biết hoặc biết không thấu đáo hệ thống các hành động, văn hoá ứng xử giữa con người với tự nhiên trong ăn, mặc, ở, phong tục, tập quán, luật tục… Muốn giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên cần phải nâng cao nhận thức của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, giúp họ hiểu biết sâu sắc các giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thấy được vai trò của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trong lĩnh vực sản xuất vật chất đến sản xuất tinh thần và đến cả lĩnh vực tâm linh, tín ngưỡng. Từ đó, nâng cao nhận thức của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cần phải tôn trọng những giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên truyền thống, phát huy những giá trị đó trong cuộc sống mới.

Bên cạnh đó, nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên về văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên vẫn còn hạn chế mặc dù công tác quản lý

nhà nước, trong thời gian qua các ngành chức năng đã tiến hành thực hiện nghiên cứu, sưu tầm văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, công tác này chưa có tính hệ thống nên chưa đạt hiệu quả cao. Hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất phong phú và đa dạng của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vẫn đang được điều tra, khảo sát và bảo tồn nhưng chưa mang tính toàn diện. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, giữ gìn phát huy văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số chưa được thường xuyên và liên tục, các hình thức tuyên truyền, giáo dục được tổ chức chưa sinh động nên hiệu quả mang lại chưa cao. Các hoạt động tuyên truyền, vận động thường theo phong trào chưa trở thành hoạt động

Một phần của tài liệu 1. Lua騙n A靚 Le_ Thi� Ho_蘮g Ha騨h (Trang 106 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w