CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Giá trị những công trình đã tổng quan
Những công trình được tổng quan đều có giá trị nhất định đối với luận án cả trên cả ba nội dung:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu trên đã trình bày những vấn đề lý
luận về giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên ở nhiều góc độ phong phú, đa dạng khác nhau, như tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng việc ứng xử với môi trường tự nhiên là thành tố quan trọng của văn hoá và việc ứng xử với môi trường
tự nhiên của con người sẽ xảy ra hai khả năng chính là những gì có lợi thì con người phải hết sức tận dụng còn những gì có hại do môi trường tự nhiên mang lại thì con người phải nỗ lực ứng phó. Hay đề cập đến văn hoá ứng xử dưới góc độ lĩnh vực sinh thái nhân văn, nhân học văn hoá... Những công trình trên đã đưa ra được những khái niệm liên quan đến văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên. Đồng thời các nghiên cứu cũng đã chỉ ra vai trò của môi trường tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, động thực vật và khẳng định văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của con người được hình thành trong cộng đồng qua quá trình lao động, sống, giao tiếp với nhau từ đó chắt lọc biểu hiện lại thành các nguyên tắc ứng xử, phương châm ứng xử mang chuẩn mực, giá trị của cộng đồng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra đặc trưng của luật tục, tập quán của các dân tộc cũng là những nhân tố tồn tại lâu đời và trở thành tiềm thức, thói quen hàng ngày của các dân tộc và được họ thực hiện một cách tự giác để trở thành giá trị văn hoá ứng xử. Song những nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên dưới góc độ triết học còn rất khiêm tốn, hay chỉ đề cập trên phạm vi Việt Nam nói chung hay một dân tộc, một tỉnh thành cụ thể nói riêng. Chưa có một công trình nào đi vào nghiên cứu một cách tổng thể toàn bộ cơ sở lý luận của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu trên ở những góc độ nhất định đã phân tích được một vài khía cạnh liên quan đến thực trạng giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Có những nghiên cứu đã phân tích kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên của một số quốc gia, đưa ra các khía cạnh đạo đức thể hiện thực trạng giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, đây là những kinh nghiệm quý giá đối với vùng Tây Nguyên. Ngoài ra, các công trình chủ yếu đề cập đến đặc trưng văn hoá của các dân tộc Êđê, M’nông ở Đắk Lắk, Đắk Nông, khái quát văn hoá truyền thống và sự biến đổi của các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay đang bị tác động bởi nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Đây là bức tranh khái quát để đi vào nghiên cứu thực trạng giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên thể hiện ở ba khía cạnh, văn hoá ứng xử với nương rẫy, cây trồng, động vật; văn hoá ứng xử với rừng; văn hoá ứng xử với tài nguyên đất, nước.
Thứ ba, những công trình nghiên cứu trên cũng đã đưa ra một số quan điểm
và những giải pháp chủ yếu để giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong đó luận án kế thừa các định hướng và giải pháp cụ thể áp dụng ở Hà Nội trong công trình của tác giả Nguyễn Viết Chức, hay áp dụng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt các công trình nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp như: kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch đất rừng, công tác kiểm tra, quản lý, bảo vệ rừng; Chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Chú trọng phát huy lợi thế về văn hoá và hệ giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của các dân tộc thiểu số tại chỗ, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội làm đậm đà thêm bản sắc văn hoá của các dân tộc tại chỗ. Đây là những định hướng để luận án kế thừa, phát triển trong đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Giá trị của các công trình đã tổng quan là nguồn tài liệu quý giá trong quá trình nghiên cứu luận án. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của nghiên cứu sinh cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu bàn đến vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mà hầu hết các công trình chỉ đề cập ở một góc độ, khía cạnh khác nhau trong vấn đề này. Hơn nữa, hầu hết các công trình trên nghiên cứu nói chung về Việt Nam, các dân tộc thiểu số phía Bắc là chủ yếu, còn các công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên phần lớn chỉ mới đề cập đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên chứ chưa đi sâu vào những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên.
1.4.2. Hướng nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình trước đó, luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn hoá ứng
xử với môi trường tự nhiên, như: văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên; nêu được nội dung giữ gìn, phát huy giá
trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên; phương thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên; chỉ rõ những nguyên nhân tác động đến sự thay đổi những giá trị văn hoá ứng xử của các dân tộc thiểu số với môi trường tự nhiên ở Tây Nguyên hiện nay.
Thứ hai, phân tích làm rõ thực trạng giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử
của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong truyền thống và hiện nay đã có sự thay đổi về nội dung, hình thức, có những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên vẫn còn tồn tại nhưng cũng có những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên hoàn toàn biến mất, mai một. Từ thực trạng giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
Thứ ba, đề xuất những quan điểm và giải pháp có tính khả thi, gắn liền với
thực tiễn hiện nay của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên để giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm mục tiêu phát triển bền vững Tây Nguyên trong thời gian tới.
Tiểu kết chương 1
Từ việc khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cho thấy:
Thứ nhất, các công trình được tổng quan có liên quan ít nhiều đến vấn đề giữ
gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên - là cơ sở, nền tảng để người nghiên cứu tiếp tục kế thừa và phát triển những nội dung có liên quan đến luận án.
Thứ hai, qua nghiên cứu tổng quan về vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn
hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có thể khẳng định đề tài không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố và từ đó thấy được sự cần thiết nghiên cứu dưới góc độ triết học cả về lý luận và thực tiễn vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Thứ ba, qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giữ gìn,
phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên giúp xác định được giá trị của những công trình đã tổng quan để luận án kế thừa, phát triển. Trong đó các công trình tổng quan đã đưa ra được định nghĩa về văn hoá, ứng xử, tác động của các nhân tố đến giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; chỉ ra thực trạng giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay đang có những sự thay đổi so với truyền thống ở một số mặt, một số yếu tố. Cùng với đó các công trình liên quan trong giới hạn phạm vi nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số giải pháp giữ gìn giá trị văn hoá nói chung, đó là những giải pháp mang tính cơ sở để từ đó vận dụng vào thực tiễn giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Từ đó cũng đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
Chương 2
GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI