Biện pháp ngăn ngừa mệt mỏi sớm trong lao động

Một phần của tài liệu CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC ATEC CƠ SỞ THỰC HÀNH VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC ATEC (Trang 28 - 30)

B. NỘI DUNG

2.4.5.3. Biện pháp ngăn ngừa mệt mỏi sớm trong lao động

Mệt mỏi là hiện tượng khách quan không thể tránh khỏi khi thực hiện quá trình lao động. Vấn đề là ở chỗ phải làm như thế nào để cho sự mệt mỏi không xảy ra sớm trong khi thực hiện hoạt động lao động. Nếu phát hiện đúng nguyên nhân, ta có thể tìm biện pháp để khắc phục phù hợp. Ngoài ra việc phát hiện sớm và đánh giá đúng sự mệt mỏi sẽ giúp cho việc khắc phục nhanh chóng, hiệu quả và không để lại tác dụng phụ. Nhiều nhà khoa học cho rằng mệt mỏi cần được nghiên cứu theo một quan điểm toàn diện, hệ thống, nhằm vào con người, máy móc, sản phẩm, môi trường vật lý và xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu hiện tượng mệt mỏi cần có sự phối hợp giữa các nhà nghiên cứu sinh lý học, tâm lý học, kỹ sư.

Việc nghiên cứu sự mệt mỏi được tiến hành bằng những phương pháp khác nhau, để phát hiện ra những biến đổi trong các chỉ số sinh học, như đo tuần hoàn và hô hấp, điện

29

tim, điện não, kết quả thị lực, các phép đo phản ứng thị giác và thính giác, xác định khối lượng chú ý, khả năng ghi nhớ tư duy, các chỉ số, số đo về số lượng và chất lượng sản phẩm, cũng như chỉ số cá nhân và xã hội được đánh giá thông qua sự chuẩn bị nghề nghiệp, lứa tuổi, năng lực, điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân của người lao động.

Khi đề cập tới biện pháp ngăn ngừa mệt mỏi sớm, người ta cho rằng cần quán triệt phương châm: Cố gắng làm giảm ảnh hưởng có hại của nhân tố cơ bản, tránh nhân tố bổ sung và thúc đẩy. Có một số biện pháp cơ bản sau đây:

- Hợp lý hóa bản thân quá trình lao động, xem đây là biện pháp chính để ngăn ngừa mệt mỏi sớm. Do đó phải tổ chức quá trình lao động một cách hợp lý và khoa học, đảm bảo xen kẽ giữa lao động và nghỉ ngơi phù hợp. Trong trường hợp tăng ca, tăng giờ phải chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, tuy nhiên cũng không được lạm dụng, bởi sức người cũng có giới hạn nhất định.

- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học, đảm bảo giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ trưa, cũng như chế độ dinh dưỡng khi làm công việc nặng và vào ca đêm. - Tạo không khí tâm lý vui vẻ, đoàn kết, tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nơi làm việc. Nếu làm việc ở môi trường nắng gắt sẽ nhanh chóng mệt mỏi, cần bổ sung nước uống và muối cũng như khoáng chất cần thiết. Mùa lạnh, sự tiêu hao năng lượng của cơ thể sẽ lớn hơn, do vậy cần mặc ấm, ăn uống nóng, bổ sung chất béo, chất đạm để tăng cường calo cho cơ thể.

- Lưu ý tới các đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc biệt có sự quan tâm tới lao động nữ, các phụ nữ thời kỳ mang thai, nuôi con bú, lao động có sử dụng trẻ em, người cao tuổi và những lao động có sức khỏe yếu để có thể sắp xếp công việc và thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

30

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TRẠNG THÁI TÂM LÝ TIÊU CỰC NÃY SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG GIÁO DỤC ATEC

Một phần của tài liệu CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC ATEC CƠ SỞ THỰC HÀNH VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC ATEC (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)