B. NỘI DUNG
3.1.3. Nguyên nhân gây đơn điệu
Trạng thái đơn điệu có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản là do quá trình lao động bị chia nhỏ, vượt quá giới hạn như đã xem xét ở phần trên. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân bổ sung khác.
- Do đặc điểm của quá trình lao động: Việc phải thực hiện một loại thao tác ngắn hạn, đều đều, mức độ thường xuyên, liên tục phải thực hiện loại công việc đó, những thao tác không được tự do chuyển động, hoặc gò bó theo một trình tự rập khuôn (có sẵn). - Do đặc điểm của môi trường lao động: ánh sáng yếu ớt, mờ ảo, màu sắc đơn điệu kém hấp dẫn, tiếng ồn, sự rung động đều đều, địa điểm làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo
32
lánh, thiếu vắng con người, hoặc làm việc trong những không gian hạn chế (trong buồng máy, kíp bay trong tàu vũ trụ...).
- Do đặc điểm xã hội của tập thể lao động: Các yếu tố như ý thức trách nhiệm không cao đối với công việc, làm việc do bị ép buộc, công việc không phù hợp với khả năng, cũng như mối quan hệ con người với con người xa cách, tẻ nhạt, không có sự chia sẻ, không khí làm việc căng thẳng, thiếu lời ca tiếng hát, thiếu hoạt động vui chơi, giải trí cũng là những yếu tố thúc đẩy sự đơn điệu đối với lao động nhanh chóng xảy ra. - Do đặc điểm tâm lý cá nhân: Sự đơn điệu còn là sự thể nghiệm chủ quan của người lao động, do vậy những phẩm chất tâm lý cá nhân có ảnh hưởng nhất định tới mức độ và thời gian xuất hiện của sự đơn điệu. Người lao động có trình độ tay nghề cao, có xu hướng hướng ngoại, tính năng động, linh hoạt, khó chịu đựng sự đơn điệu hơn người lao động có tay nghề lao động thấp, người hướng nội và có khí chất điều tĩnh.
- Các yếu tố khác: Việc sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây nghiện như thuốc ngủ, thuốc phiện... cũng có thể đẩy nhanh sự xuất hiện trạng thái đơn điệu.
3.1.3. Nguyên nhân gây mệt mỏi sớm
Tại hội nghị quốc tế năm 1976 về vấn đề mệt mỏi, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau: Có người cho rằng do người lao động có thái độ thờ ơ, chán nản, không thích lao động; có người lại cho rằng do ốm yếu, cơ thể suy sụp; có người thì cho rằng do mâu thuẫn, bất đồng, sự va chạm xảy ra trong lao động, do áp lực công việc; lại có người cho rằng nhịp sống đô thị gia tăng, người lao động mất nhiều thời gian đi mua sắm, tính toán cho bữa ăn cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi... Như vậy có thể liệt kê ra vô số nguyên nhân gây mệt mỏi, nhưng theo các nhà tâm lý học, có ba nhóm nhân tố gây ra mệt mỏi trong lao động sau đây:
- Nhân tố cơ bản: Là nhân tố trực tiếp gây ra sự mệt mỏi, đó là sự tổ chức lao động không hợp lý, trước hết là lao động liên tục không có giờ nghỉ giải lao, sau là phân công lao động không hợp lý, lao động quá sức, áp lực về thời gian...
- Nhân tố bố sung: Là nhân tố mà bản thân nó trong điều kiện nhất định cũng có thể trực tiếp gây ra sự mệt mỏi như: bất tiện trong giao thông khi đi làm, làm thêm quá nhiều công việc nhà, ham mê thể thao, văn nghệ...
33
- Nhân tố thúc đẩy: Là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự mệt mỏi nhanh chóng xảy ra như mất ngủ, sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khi đang làm việc, ăn uống thiếu chất...