B. NỘI DUNG
3.1.2 Nguyên nhân dẫn đến căng thảng trong lao động
Thông thường, người ta chia ra làm 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng quá ngưỡng trong lao động:
- Nhóm nguyên nhân sinh lí: Do lao động thể lực quá sức, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo (nồng độ bụi cao, làm việc trong hầm lò, công việc của người thợ lặn
31
phải chịu áp lực của nước, công việc của người lái tàu, lái xe, lái tàu thủy… dễ bị say xe, say xăng, say sóng...).
- Nhóm nguyên nhân tâm lí: Chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng, gây áp lực cho các quá trình tâm lí, như:
+ Căng thẳng trí óc xuất hiện khi phải thực hiện công việc phức tạp, hệ trọng, đòi hỏi trách nhiệm cao, chỉ cần sơ suất một chút cũng có thể bị kỉ luật hoặc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
+ Căng thẳng trong lĩnh vực cảm giác, trí giác: Các tín hiệu không rõ ràng, nhiều thông tin nhiễu, tiếng ồn lớn không phân biệt được âm thanh quan trọng, màu sắc, ánh sáng mờ ảo khó phát hiện ra đối tượng, khó tìm kiếm mục tiêu;
+ Căng thẳng chú ý: Do phải di chuyển chú ý quá nhanh từ đối tượng này sang đối tượng khác, công việc yêu cầu phải tập trung chú ý cao độ.
+ Căng thẳng cảm xúc: điều kiện lao động chứa đựng nhiều yếu tố mâu thuẫn, không khí lao động bí quan, chán nản, công việc kém hứng thú, công việc có nguy cơ rủi ro cao, do mâu thuẫn động cơ;
+ Căng thẳng do công việc đơn điệu, buồn tẻ, hậu quả của sự mệt mỏi;
+ Căng thẳng do hoạt động trong điều kiện hạn chế giao tiếp, làm việc một mình (trong một kíp bay, trên tàu vũ trụ, trong buồng máy...);