8. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Đặc điểm của Cổng thông tin Mạng lưới
Cổng thông tin Mạng lưới gồm hai phần: Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin (cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo- đời sống và cơ sở dữ liệu về thông tin khoa học- chính sách), Hệ thống cơ sở dữ liệu việc làm.
a) Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin
Cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo- đời sống - Cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo- chuyên môn
Cổng thông tin cung cấp thông tin về các chương trình đào tạo, hội thảo, tọa đàm khoa học, triển lãm khoa học,… dành cho cán bộ công nhân viên trong Viện và dành cho những người quan tâm. Các chương trình đào tạo đa dạng về nội dung (chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng), đối tượng tham gia, hình thức tổ chức (trực tuyến hoặc truyền thống; ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; do Viện hoặc tổ chức khác thực hiện); các chương trình có tính phí và không tính phí cho các đối tượng tham gia, mở cửa rộng rãi cho những người quan tâm hoặc dành cho nội bộ Viện.
Ngoài ra, Cổng thông tin Mạng lưới có những trang chuyên đề online để cộng đồng mạng lưới những người làm khoa học chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với nhau.
- Cơ sở dữ liệu về hoạt động đời sống- tinh thần
Cổng thông tin Mạng lưới còn cung cấp thông tin về những buổi sinh hoạt để tăng cường sự gắn kết của các thành viên trong mạng lưới, cải thiện đời sống về tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng.
Hệ cơ sở dữ liệu này sẽ bao gồm hai nhóm: dữ liệu công khai và nội bộ, gồm các nội dung về thông tin khoa học và thông tin chính sách.
- Thông tin khoa học: Cổng thông tin Mạng lưới cung cấp hệ thống cơ sở dữ
liệu nội bộ và công khai. Nội dung gồm các thông tin khoa học, các công trình nghiên cứu của Viện, của những đơn vị đối tác khác trong và ngoài ngành, các trang báo khoa học trong nước và quốc tế. Mọi dữ liệu được số hóa để mọi cá nhân trong mạng lưới có thể truy cập, thuận lợi cho việc nghiên cứu và làm việc.
- Chính sách, quy định: Ngoài các thông tin khoa học, Cổng thông tin Mạng lưới cung cấp những chính sách, quy định đang được triển khai, các thông tin khác liên quan tới KH&CN, chế độ lao động, trợ cấp, an sinh xã hội, sở hữu trí tuệ, văn hóa,… Các thông tin thường xuyên được cập nhật đầy đủ liên quan tới sự nghiệp, đời sống thường ngày để hỗ trợ thích hợp với từng đối tượng nhân lực KH&CN, người lao động đã và đang làm việc, có mong muốn, có tiềm năng gia nhập vào tổ chức.
- Thông tin về Viện: Cổng thông tin Mạng lưới có giao diện bao gồm các thông tin cơ bản về Viện Dầu khí Việt Nam như giới thiệu, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn chiến lược, thông tin liên lạc, các hoạt động của Viện, thông tin về tuyển dụng, …
b) Hệ thống cơ sở dữ liệu việc làm
Cổng thông tin Mạng lưới là nơi kết nối khách hàng và nhân lực KH&CN của Viện và các đơn vị khác thuộc TĐ DK.
Khách hàng có thể là Nhà nước, TĐ DK, tổ chức trong nước hoặc quốc tế, các trung tâm, cơ quan nghiên cứu, tư vấn, doanh nghiệp sản xuất,… Cá nhân/nhóm nghiên cứu gồm tất cả nhân lực KH&CN tại Viện và ở các đơn vị khác thuộc TĐ DK có nhu cầu tham gia mạng lưới. Các đề tài, dự án tham gia gồm đề tài, dự án thuộc nhiệm vụ của Viện, có thể có những nhiệm vụ bên ngoài để làm cơ sở nắm bắt nhu cầu, tình hình trên thị trường.
Thông tin hiển thị trên mạng lưới sẽ gồm những thông tin cơ bản và đánh giá của hai bên. Thông tin cơ bản về cá nhân/ tổ chức liên quan tới kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, chuyên môn lĩnh vực quan tâm và đang làm việc, kỹ năng, thông tin liên lạc,… Bên đặt hàng cung cấp thông tin sơ lược về đề tài, dự án, nghiên cứu họ có nhu cầu tìm đối tác. Những đánh giá thực hiện bởi những đối tác trước, đồng nghiệp, Hội đồng KH&CN, các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài ngành,… với cá
nhân/ tổ chức đặt hàng và nghiên cứu đó.. Mặc dù, nghiên cứu khoa học mang tính rủi ro và chưa có hiệu quả kinh tế ngay nên sẽ khó để đánh giá người lao động chính xác, nên thang đo đánh giá này căn cứ vào cách thức, trình độ và thái độ trong quá trình làm việc của mỗi người lao động và tổ chức.
Từ những thông tin đã cung cấp, cá nhân/ nhóm nghiên cứu và khách hàng lựa chọn đối tác phù hợp với nguyện vọng, yêu cầu. Lời đề nghị hợp tác có thể đến từ phía nhà nghiên cứu tới khách hàng hoặc từ khách hàng tới nhà nghiên cứu. Sau đó, họ sẽ liên lạc, sắp xếp thời gian thử việc và đi đến thỏa thuận ký kết. Nếu đồng thuận, hợp đồng sẽ được ký kết. Nếu một bên từ chối, bên còn lại tiếp tục tìm kiếm ứng viên phù hợp. Viện là đơn vị thông qua việc ký kết hợp đồng giữa các bên.
Với trường hợp cá nhân/nhóm dự án thuộc đơn vị khác, khi hợp đồng ký kết thành công, chính sách về bảo hiểm, các hỗ trợ khác do khách hàng và đơn vị đó thực hiện, Viện đóng vai trò là bên cung cấp thông tin, một phần phí thuộc về Viện. Cần có sự cam kết giữa đơn vị thuộc TĐ DK với Viện và giữa khách hàng với Viện trong trường hợp thỏa thuận giữa hai bên này được ký kết, có chế tài nếu các bên vi phạm.
Các đề tài, nhiệm vụ được ký kết và triển khai thực hiện sẽ được Hội đồng KH&CN Viện thẩm định và đánh giá. Về mức lương, doanh thu từ hợp đồng ký kết sẽ do hai bên đặt hàng và cá nhân/nhóm nghiên cứu thỏa thuận, Viện sẽ nhận một phần theo tỉ lệ phần trăm theo quy định. Với cá nhân/nhóm nghiên cứu thuộc đơn vị khác không thuộc Viện, họ sẽ cần thực hiện một số cam kết khi ký kết hợp đồng.
c) Sự khác biệt của Cổng thông tin Mạng lưới
Tương tự như ERA-MORE, Cổng thông tin Mạng lưới cung cấp các thông tin phục vụ các nhu cầu của cộng đồng khoa học cũng như các tổ chức. Tuy nhiên, Cổng thông tin Mạng lưới tập trung ưu tiên đến lĩnh vực dầu khí, có liên quan tới dầu khí và cung cấp nhân lực KH&CN. Ngoài ra, Cổng thông tin Mạng lưới còn cung cấp thông tin khoa học để phát triển chuyên môn và có những thông tin chỉ lưu hành nội bộ phục vụ công việc. So với Uber về cách thức quản lý người lao động, Viện vẫn thực hiện hình thức ký hợp đồng xác định thời hạn. Với tư cách là người sử dụng lao động, Viện đảm bảo các chế độ về lương, thưởng, đào tạo, về an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm với người lao động.
So sánh với những điều kiện nguồn lực và chính sách hiện có tại Viện, Cổng thông tin Mạng lưới cung cấp các cơ hội để phát huy tối đa năng lực của nhân lực
KH&CN: người lao động phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn, phát triển bản thân trong sự nghiệp và đời sống cùng công việc ổn định với thu nhập cao hơn đáp ứng đời sống sinh hoạt, phù hợp công sức họ bỏ ra. Cổng thông tin