Phân tích phổ hồng ngoại gạo ST25

Một phần của tài liệu Đặng diệu linh tp2018603052 (Trang 32 - 35)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Phân tích phổ hồng ngoại gạo ST25

Phương pháp đo phổ nói chung dựa vào độ hấp thụ hoặc độ truyền qua

của ánh sáng để từ đó đưa ra cường độ tín hiệu tùy thuộc vào từng bước sóng. Đường đi của ánh sáng phụ thuộc vào nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến phương pháp đo phổ như nhiệt độ, độ ẩm, thời gian sử dụng của thiết bị… Trong nghiên cứu này không tiến hành khảo sát nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp đo mà chỉ khảo sát độ ổn định của phương pháp qua nhiều lần đo trên cùng một đối tượng mẫu gồm: khảo sát độ ổn định theo thời gian đo, khảo sát độ lặp lại với các mẫu được trải đều lên miếng kim loại đưa vào buồng đo. Các kết quả được trình bày trong các hình dưới đây cho các mẫu gạo ST25 nghiên cứu.

Hình 3.1 Phổ hồng ngoại gạo ST25

Hình 3.2 Phổ hồng ngoại của 17 mẫu gạo ST25

Các kết quả cho thấy phổ hồng ngoại FTIR có độ lệch giữa các lần đo. Khoảng dao động của độ hấp phụ tại các điểm của 17 mẫu gạo ST25 hơi có chút khác biệt.

Phổ FTIR của 17 mẫu gạo ST25 được chồng lên cùng một biểu đồ như

trong hình dưới đây cho thấy chỉ có sự khác biệt nhỏ mà nếu nhìn vào mắt thường thì khó có thể phân biệt được.

Đối với thiết bị quang phổ hồng ngoại khó có thể xác định được hàm lượng từng chất mà chỉ định xác định được các nhóm chức qua các đỉnh cực đại.

Theo kết quả chồng lấp các phổ hồng ngoại của các mẫu gạo ST25 nhận

thấy rằng nếu nhìn bằng mắt thường rất khó có thể phân biệt được các loại gạo ST25 với nhau qua phổ hồng ngoại. Do đó, thu gọn lại chỉ lấy các đỉnh cực đại. Phổ hồng ngoại rút gọn được trình bày trong hình dưới đây.

Hình 3. 3 Phổ hồng ngoại của mẫu gạo ST25

Tuy nhiên, theo kết quả phân tích phổ này cũng không thể nhận thấy có sự

khác biệt giữa các loại mẫu gạo ST25 nếu nhìn bằng mắt thường. Nhìn chung, thành phần hợp chất của gạo xay là rất phức tạp; bên cạnh một số thành phần cấu tạo chính được xác định, có rất nhiều các hợp chất nhỏ lẻ khác chưa được làm rõ, nhưng chúng chắc chắn sẽ đóng góp vào dải phổ hồng ngoại. Các nhóm chức xác định được gồm: từ bước sóng 3500 nm đến 3050 nm (dao động của nhóm –OH và –NH); từ bước sóng 3050 nm đến 3000 nm (dao động của nhóm NH+); từ bước sóng 3000 nm đến 2800 nm (dao động của nhóm C-H); từ bước sóng 1750 nm đến 1650 nm (dao động của nhóm C=O); từ bước sóng 1650 nm đến 1600 nm (dao động của nhóm C=C); từ bước sóng 1450 nm đến 1000 nm (dao động của nhóm C-O); từ bước sóng 1000 nm đến 500 nm (dao động biến dạng).[16] [17]

Bảng 3. 1 Dải phổ FTIR của gạo ST25 [18] [19]

Bước sóng (cm-1) Nhóm chức Dự đoán

3255-3278 Dao động kéo dài của O-H và nhóm N-H

Polysaccharides, protein

2926 C-H không đối xứng hoặc đối xứng kéo dài

Chủ yếu là chất béo không bão hòa ngoài ra: protein, cacbohydrat, axit

nucleic

1637 C=O kéo dài Protein

1533 C-N kéo dài, N-H bẻ cong Protein

1423 Rung động liên kết C-H Anken

1338 CH3 dao động uốn Lipids, protein 1149 Dao động kéo dài liên kết C-

O

Lipids, protein

1076 C-O kéo dài -

400-1000 “ vùng vân tay” -

Một phần của tài liệu Đặng diệu linh tp2018603052 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)