Các dạng phóng sự trên báo mạng điện tử

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát phóng sự trên báo lao động online, thanh niên online nhân dân online từ tháng 032017 đến tháng 032018) (Trang 34 - 39)

“Xem xét các dạng phóng sự trên loại hình báo mạng điện tử, có thể thấy cá dạng phóng sự báo chí cơ bản vẫn đƣợc sử dụng ở đây. Đó là các dạng phóng sự phản ánh các sự việc, sự kiện, phóng sự phản ánh các vấn đề mới của đời sống, phóng sự phản ánh chân dung nhân vật, phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng và phóng sự kết hợp với thể loại điều tra trong những tƣờng hợp cần phải viết bài điều tra nhưng lại có thể tiếp cận đề tài từ một góc độ giàu tính nhân văn”14

.

* Phóng sự phản ánh các sự việc, sự kiện

Dạng phóng sự phản ánh các sự việc, sự kiện phải đảm bảo yêu cầu bám sát sự việc, sự kiện đó, thể hiện đƣợc quá trình phát sinh, phát triển của nó. Đối với dạng phóng sự này, nhiệm vụ là diễn tả một cách sinh động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ sự sinh động và phức tạp của nó từ góc độ con ngƣời.

Phóng sự phản ánh các sự việc, sự kiện thƣờng có ƣu thế về mặt hình ảnh, bởi sự kiện diễn ra thƣờng có thông tin cụ thể nhƣ: ngày giờ, địa điểm, nhân chứng, vật chứng… Dạng phóng sự này trên báo mạng điện tử thƣờng có điều kiện đăng tải nhiều hình ảnh hơn so với báo in. Bởi thế, ngƣời đọc có thể dễ dàng hình dung ra quang cảnh sinh động của sự kiện.

Đối với phóng sự phản ánh sự kiện, sự việc thì các sự kiện, sự việc phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhƣ: Có góc độ con ngƣời giàu tính nhân văn; Có cấp độ điển hình cao; Đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự; Chứa đựng mâu thuẫn hoặc những câu hỏi cần đƣợc làm sáng tỏ; Gợi lên những vấn đề mà công chúng quan tâm…

* Phóng sự phản ánh các vấn đề

Có thể thấy với dạng phóng sự phản ánh các sự việc, sự kiện nêu ở phần trên thì các sự việc, sự kiện là những điều có thể nhìn thấy, có thể cảm

14

PGS, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang (chủ biên), (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 259.

nhận đƣợc bằng các giác quan. Thì với dạng phóng sự phản ánh vấn đề, tức là những vấn đề phát sinh, phát hiện, toát ra từ sự kiện.

Dạng phóng sự phản ánh các vấn đề là dạng phóng sự chiếm một tỷ lệ lớn trên các loại hình báo chí nói chung và loại hình báo mạng điện tử nói riêng. Điều này xuất phát từ đặc điểm của dạng phóng sự này, nội dung xuyên suốt của dạng phóng sự này chính là phản ánh các vấn đề. Trong sự vận động, biến đổi thƣờng xuyên của đời sống xã hội thì luôn luôn nảy sinh các vấn đề liên quan.

* Phóng sự phản ánh chân dung

“Phóng sự phản ánh chân dung là sự kết hợp những ƣu thế của hai thể loại phóng sự và ký chân dung”15. Dạng phóng sự phản ánh chân dung thể hiện góc nhìn mang đậm chất nhân văn của nhân vật trần thuật. Đặc biệt, trên loại hình báo mạng điện tử, dạng phóng sự phản ánh chân dung tận dụng ƣu thế của báo mạng nhƣ phóng sự phản ánh các vấn đề và phóng sự phản ánh các sự kiện, sự việc.

Cũng nhƣ phóng sự trên các loại hình báo chí khác, đối tƣợng phản ánh của dạng phóng sự này chính là chân dung cá nhân và chân dung tập thể.

Ngoài việc khắc hoạ chân dung điển hình trong những hoàn cảnh, tình huống, trạng thái điển hình, dạng phóng sự này luôn chú ý trình bày về nhân vật trong những trạng thái đang vận động, phát triển một cách năng động.

* Phóng sự phản ánh những quang cảnh, hiện trạng

“Dạng phóng sự này khá phổ biến trên hệ thống báo Đảng ở nƣớc ta và nội dung chủ yếu đề cập đến những mô hình làm ăn mới, tích cực; những câu chuyện về các vùng quê đi lên từ nghèo đói; chân dung của những ngƣời dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn bứt phá đi lên trong mọi lĩnh vực của đời sống”16

.

* Phóng sự điều tra

15 PGS, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang, (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 261.

16

PGS, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang, (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 262.

Dạng phóng sự này là sự kết hợp giữa phóng sự và thể loại điều tra. “Nhiệm vụ của bài điều tra là giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề đang có nhiều ý kiến trang luận, nhiều quan điểm khác nhau; bám sát những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống, tái hiện lại, tìm ra bản chất, xu hƣớng vận động, phát triển và đôi khi là hƣớng giải quyết mâu thuẫn đó”17.

Trong phóng sự điều tra, tính chất phóng sự đƣợc thể hiện ở hình thức, đó chính là thông qua ngôn từ, bút pháp và giọng điệu, còn tính chất điều tra thể hiện một cách rõ nét qua nội dung tác phẩm.

Tác phẩm phóng sự điều tra chú ý phản ánh những sự thật mang tính nhân văn, tác động mạnh mẽ vào công chúng giống nhƣ bài phóng sự. Trong dạng phóng sự điều tra, tác giả xác định nguyên nhân, hậu quả, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kiến nghị, giải pháp cần thiết.

“Mục đích của phóng sự là để giúp ngƣời đọc thấy, nghe, ngửi, cảm nhận những gì phóng viên thấy, nghe, ngửi, cảm nhận… Phóng sự nêu ra, còn điều tra chứng minh. Đề tài của phóng sự là một quang cảnh, đề tài của điều tra là một vấn đề”18.

* Phóng sự ảnh

Nhiều ngƣời vẫn lầm tƣởng rằng một tác phẩm phóng sự khi đăng tải có một vài tấm ảnh kèm theo thì đƣợc gọi là phóng sự ảnh. Trong phóng sự ảnh có kèm theo phần lời để giải thích thêm cho nội dung nhƣng chung quy lại hình ảnh vẫn giữ vai trò chủ yếu, cung cấp những thông tin quan trọng nhất.

Phóng sự ảnh là chuỗi ảnh thông tin tƣơng đối hoàn chỉnh về một sự kiện, tình huống, hoàn cảnh, nhân vật, vấn đề thời sự nào đó. Trong phóng sự ảnh, các tấm ảnh đƣợc bố trí, sắp xếp một cách linh hoạt. Việc khắc hoạ về

17 Đ.D, (5/2018), Thể loại điều tra trong lý luận báo chí, http://lamthanhkytu.com/news/313-The-loai-dieu- tra-trong-ly-luan-bao-chi.html#.WwABgVOFPwd

18 PGS, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang, (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 264.

con ngƣời đƣợc xem nhƣ một trong những đặc điểm quan trọng của dạng phóng sự này.

Phóng sự ảnh nói chung trên các loại hình báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng thƣờng có những tấm ảnh giữ vị trí then chốt. Những tấm ảnh trong phóng sự ảnh phải mang tính khám phá, phát hiện, đồng thời bổ sung lẫn nhau để làm nêu bật lên vấn đề đang đƣợc đề cập trong bài.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, khoá luận đã lý giải những cơ sở lý luận cơ bản nhất về thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử.

Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh một cách chân thực, rõ nét bức tranh hiện thực cuộc sống. Ngôn ngữ trong phóng sự sinh động, hấp dẫn với câu chuyện thực, ngƣời thực và có cái tôi của tác giả. Cái tôi trần thuật có thể thể hiện những cảm xúc qua trang viết, có thể khóc, cƣời với số phận của từng nhân vật trong câu chuyện. Phóng sự đảm bảo các thông tin có tính xác thực, thời sự. Phóng sự chính là hơi thở của cuộc sống, là tiếng lòng chân thật nhất của những số phận nhân vật đƣợc đề cập. Với ngƣời viết phóng sự, xúc cảm là điều quan trọng, ngƣời càng có cảm xúc thì phóng sự càng hấp dẫn, tất nhiên cảm xúc gắn liền với thực tế chứ không tô hồng hay bôi đen sự thật, đó là điều cấm kỵ.

Giống nhƣ phóng sự trên các loại hình báo chí khác, phóng sự trên báo mạng điện tử cũng mang những đặc điểm cơ bản của phóng sự báo chí.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG CỦA PHÓNG SỰ TRÊN BÁO LAO ĐỘNG ONLINE, THANH NIÊN ONLINE, NHÂN DÂN ONLINE

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát phóng sự trên báo lao động online, thanh niên online nhân dân online từ tháng 032017 đến tháng 032018) (Trang 34 - 39)