online và Nhân Dân online
2.2.1. Số lượng, tần suất xuất hiện
Có thể nói, phóng sự là một thể loại đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ, vốn kiến thức sâu rộng của đội ngũ nhà báo vì thế đôi khi thể loại này không phải là thế mạnh của một số cơ quan báo chí. Sau đây là bảng so sánh về số lƣợng, tần suất xuất hiện các tác phẩm phóng sự trên báo Lao Động online, Thanh Niên online và Nhân Dân online từ tháng 3/2017 – 3/2018.
Báo Tiêu chí
Lao Động online Thanh Niên online Nhân Dân online
Tần suất xuất hiện Trung bình mỗi ngày 2 – 3 tác phẩm
Trung bình mỗi ngày 1 – 2 tác phẩm
Trung bình hai, ba ngày 1 tác phẩm
Số lƣợng tác phẩm 358 125 55
Qua khảo sát, có thể thấy báo Lao Động online với số lƣợng tác phẩm khá đồ sộ (358 tác phẩm), đăng tải liên tục, theo ngày. Còn ở báo Thanh Niên online với 125 tác phẩm và Nhân Dân online số lƣợng tác phẩm khá khiêm tốn (55 bài).
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet cũng nhƣ phƣơng tiện làm báo ngày càng hiện đại, phóng sự đang trở thành những “món ăn” không thể thiếu đƣợc đối với công chúng báo chí. Và có lẽ vì thế nên bất kỳ tờ báo nào cũng dành một diện tích trang báo thích hợp để đăng tải các bài phóng sự. Thực tế đã chứng minh rằng có nhiều tờ báo tạo đƣợc chỗ đứng trong lòng độc giả nhờ có chuyên mục phóng sự, đề cử nhƣ phóng sự trên báo Lao Động online. Lao Động online phóng sự với một chuyên mục riêng biệt, và có thể nói rằng phóng sự ở Lao Động luôn có chất riêng biệt khó trộn lẫn.
Tần suất, số lƣợng tác phẩm phóng sự phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và tôn chỉ hoạt động của toà soạn. Chẳng hạn nhƣ phóng sự trên báo Nhân Dân online, tuy số lƣợng không nhiều nhƣng lại luôn đi sâu vào những đề tài thƣờng nhật, dung dị nhƣng sâu sắc, vì thế dễ để lại ấn tƣợng khó phai trong
lòng độc giả. Bởi vì số lƣợng không nhiều nên mỗi tác phẩm đều có “chất”, định hƣớng công chúng báo chí, khiến bức tranh cuộc sống trở nên sống động, hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Trong tác phẩm “Mƣu sinh nơi bãi bồi của biển” đăng tải ngày 21/1/2018 trên báo Nhân Dân online, ngƣời đọc nén tiếng thở dài với sự vất vả mƣu sinh của ngƣời dân nơi đây. Đó là những ngƣời dân chân chất, quanh năm lam lũ nhƣng vẫn giữ đƣợc niềm lạc quan nhất định, đó chính là điều quý giá nhất. Mảng phóng sự trên báo Nhân Dân online không có số lƣợng tác phẩm đồ sộ, qua thực tế khảo sát cho thấy một tháng chỉ có từ 5 – 6 tác phẩm đăng tải, tuy vậy chất lƣợng và những điều thú vị mà tác phẩm mang lại sẽ níu chân độc giả. Mảng phóng sự không phân ra một chuyên mục riêng nhƣ ở Lao Động online, trên báo Nhân Dân online phóng sự nằm trong chuyên mục Xã hội, còn ở Thanh Niên online, phóng sự nằm trong chuyên mục Thời sự và có thêm phóng sự trong chuyên mục video với tính cập nhật, sinh động, lôi cuốn ngƣời đọc.
Có thể nói, với những toà soạn có thế mạnh về thể loại phóng sự thƣờng sẽ dành mục riêng để độc giả dễ dàng cập nhật những tác phẩm mới nhất, Lao Động online là một ví dụ điển hình. Bởi không phải ngẫu nhiên mà phóng sự - một thể loại báo chí đƣợc “đặc cách” một “phần đất rộng rãi” và riêng biệt nhƣ thế! Với thế mạnh đó, số lƣợng tác phẩm trên báo Lao Động online khá đồ sộ, tần suất đăng tải liên tục, trung bình 1 tuần 7 tác phẩm. Có những ngày ngƣời đọc có thể cập nhật 2 – 3 tác phẩm phóng sự. Có thể thấy đây là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ nhà báo phụ trách mảng phóng sự của báo.
Còn ở Nhân Dân online, số lƣợng tác phẩm khiêm tốn, tần suất có phần ít ỏi khi một tuần trung bình chỉ có 3 – 4 tác phẩm và số lƣợng tác phẩm không cập nhật liên tục. Phóng sự trên báo Nhân Dân online có thể đăng tải ở Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hàng tháng và Nhân Dân hàng ngày.
Phiên bản điện tử của báo Nhân Dân không có thế mạnh về mảng phóng sự, so sánh với phóng sự đƣợc đăng tải trên báo in tôi nhận thấy có sự chênh lệch khá rõ rệt.
Thanh Niên online là tờ báo có sự đầu tƣ ở mảng phóng sự, chúng ta có thể tìm đọc phóng sự truyền thống (bao gồm ảnh tĩnh và văn bản) và tác phẩm phóng sự truyền hình (video). Phóng sự trên báo Thanh Niên online hầu hết đƣợc cập nhật liên tục theo tuần, ngày.
Nếu nhƣ tin tức trên báo mạng điện tử đƣợc cập nhật từng giờ, thậm chí là từng phút thì phóng sự có phần cập nhật chậm hơn, điều này do đặc trƣng thể loại làm nên. Qua việc khảo sát các tác phẩm phóng sự trên ba tờ báo hàng đầu nƣớc ta, tác giả nhận thấy Lao Động online là tờ báo có tiềm năng mạnh về thể loại phóng sự khi số lƣợng tác phẩm đồ sộ, bao phủ các đề tài của đời sống xã hội, tiếp đến là báo Thanh Niên online cũng khẳng định đƣợc vị thế của mình qua mảng phóng sự.
Hầu hết các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh Niên online thƣờng đƣợc chuyển tải bằng hình thức video, hay còn gọi là phóng sự truyền hình đƣợc đăng tải trên báo mạng, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để tờ báo có thể níu chân đƣợc độc giả.
Lao động online đƣợc biết đến là một tờ báo có truyền thống phóng sự, vì thế số lƣợng tác phẩm phóng sự đồ sộ nhƣ thế.
2.2.2. Về nội dung
Qua khảo sát các tác phẩm phóng sự đƣợc đăng tải trên báo Lao Động online, Thanh Niên online và Nhân Dân trong quãng thời gian từ tháng 3/2017 – 3/2018 cho thấy phóng sự trên các báo này đã quan tâm đến các mảng đời sống một cách kịp thời, nhanh nhạy, tập trung vào các mảng đề tài chính là kinh tế, văn hoá, xã hội, một số tấm gƣơng giới trẻ hoặc nhân vật có câu chuyện đặc biệt.
Đề tài quyết định tới 50%, thậm chí 80% thành công của phóng sự, điều này cũng chẳng có gì ngoa ngôn! Các tác phẩm phóng sự đƣợc đăng tải trên Lao Động online, Thanh Niên online, Nhân Dân online đều bám sát các sự kiện và vấn đề nổi bật trong đời sống. Từ đó khai thác những mâu thuẫn, những câu hỏi chƣa có đáp án, những bí mật của đời sống chƣa đƣợc khám phá, phơi bày. Nhờ đó bức tranh cuộc sống trong phóng sự vô cùng phong phú, đa dạng. Trên ba tờ báo khảo sát thƣờng tập trung vào các mảng đề tài nhƣ sau:
Thứ nhất, đề tài về những câu chuyện cảm động, điển hình trong đời sống thƣờng nhật, đôi khi là những tình huống bi kịch. Đây là mảng đề tài thƣờng xuyên xuất hiện trên báo Lao Động online và Thanh Niên online.
Mảng đề tài này trên báo Lao Động, có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ: Giấc mơ cuối cùng của vợ cựu binh Gạc Ma; Giấc mơ công chức của chàng trai bán vé số dạo; Chuyện về ngƣời phụ nữ 15 năm tìm thuốc cứu chồng; Những đứa trẻ trong tận cùng nỗi đau; Giành giật mầm sống với tử thần; Lũ đi qua chỉ còn... nƣớc mắt; Ấm tình ngƣời nơi “xóm trọ ung thƣ”; Cuộc sống “tạm” của những mảnh đời “rơi tự do”;…
Còn ở báo Thanh Niên online ở mảng đề tài này có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ: Ngƣời con Việt - Nhật và nỗi đau 67 năm chƣa tìm đƣợc cha; Ngƣời thƣơng binh già 12 năm tình nguyện gác đƣờng tàu; Nỗi ám ảnh của em bé 11 tuổi bị xâm hại tình dục; Nam sinh ung thƣ xƣơng mơ làm cảnh sát; Thí sinh 'Hát mãi ƣớc mơ' từng muốn tự sát nhƣng không đành bỏ lại hai con; Những ngƣời 'vô hình': Thành công dân ở tuổi... 61!; Vợ chồng bán vé số hơn 2500 ngày chăm con bại não Chạm vào ƣớc mơ;…
Còn ở báo Nhân Dân online mảng đề tài này hầu hết ít khi đƣợc đề cập đến, có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ: Ảo vọng đổi đời nơi xứ ngƣời; Mƣu sinh nơi bãi bồi cửa biển; Nhọc nhằn đời thợ lặn; Mƣu sinh nơi đáy sông;...
Đọc và cảm nhận tác phẩm Giấc mơ cuối cùng của vợ cựu binh Gạc Ma, đăng tải trên báo Lao Động online ngày 18/3/2018, tôi nhận ra những bài học tƣởng chừng đơn giản nhƣng có ý nghĩa sâu sắc. Đó là câu chuyện về chị Đào Thị Thảo, cả một đời chị là những chuỗi ngày bƣơn chải, làm đủ thứ việc với mong ƣớc nuôi các con ăn học nên ngƣời và xây đƣợc một ngôi nhà kiên cố. Nhƣng số phận trớ trêu không giúp chị thực hiện đƣợc giấc mơ về một ngôi nhà, ƣớc muốn của con ngƣời trở nên xa vời bởi hiện thực khắc nghiệt. Tôi nhìn thấy trong câu chuyện của chị hình ảnh về những ngƣời phụ nữ tảo tần, hy sinh mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Vợ ngƣời cựu chiến binh Gạc Ma gánh trên vai cả một gia đình gồm 10 ngƣời, cơ cực, vất vả là thế những chị vẫn kiên cƣờng để nuôi dạy con cái.
Hay nội dung phóng sự nói về những phận đời “bán cho tủi nhục” nhƣ trong tác phẩm Ảo vọng đổi đời nơi xứ ngƣời đăng tải trên báo Nhân Dân online ngày 24/11/2017, đây cũng giống nhƣ một hồi chuông cảnh tỉnh những cô gái trẻ mang giấc mơ đổi đời nơi xứ ngƣời. Hạnh phúc, đổi đời thì chƣa thấy đâu nhƣng chỉ toàn đắng cay, tủi nhục. Những kẻ buôn ngƣời không tình ngƣời thƣờng lừa lọc “con mồi” bằng những lời hứa ngọt bùi nhƣng thực ra “cuộc đời không nhƣ mơ”. Trong tác phẩm phóng sự này, có đoạn viết: “Đầu năm 2017, cả thôn Chí Sáng, xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bàng hoàng khi bảy nữ học sinh mất tích. Sau đó, những cô bé này đƣợc giải cứu kịp thời tại khu vực biên giới cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Nhớ lại những ngày tháng khủng khiếp ấy, em Tẩn San Mẩy, sinh năm 2003, dân tộc Dao vẫn rấm rứt khóc vì ân hận. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà em cùng các bạn bị đối tƣợng Tẩn Tả Mẩy, ngƣời cùng thôn dụ dỗ, rủ đi ăn sinh nhật rồi lừa đi sang mãi tận Lào Cai. Đang vui mừng hy vọng sẽ đƣợc “xuất ngoại” chơi vài ngày, sẽ đƣợc tặng quần áo đẹp, điện thoại xịn thì cả nhóm hốt hoảng vì suýt sập bẫy kẻ buôn ngƣời”. Có lẽ đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho những cô gái trẻ nhẹ dạ cả tin nuôi giấc mơ đổi đời nơi xứ ngƣời. Tác phẩm phóng sự này với
đề tài gần với đời sống, đặc biệt là những vùng miền núi, biên giới, hơn bao giờ hết sẽ là hồi chuông báo động về vấn đề buôn bán, bắt cóc phụ nữ bán sang biên giới.
Thứ hai, mảng đề tài về bức tranh cuộc sống tƣơi vui, trù phú. Bức tranh cuộc sống trù phú, tƣơi đẹp, mênh mông của mùa nƣớc nổi cũng khiến ngƣời đọc yêu thêm miền Nam Bộ dù nhiều khi chƣa đặt chân đến đây.
Điều này đƣợc thể hiện trong tác phẩm “Tháng Bảy nƣớc nhảy khỏi bờ” đăng tải trên báo Nhân Dân online ngày 5/8/2017. Bởi thông thƣờng khi nhắc đến đồng bằng song Cửu Long, ngƣời ta nghĩ ngay đến những cánh đồng bạt ngàn lúa oằn bông rộ chín, những con sông ăm ắp cá tôm, chở nặng phù sa. Vùng đất “trên cơm dƣới cá” ấy thêm phần tƣơi đẹp, rộn ràng bởi cảnh sắc và hƣơng vị mùa nƣớc nổi. Ấn tƣợng về vùng đất này đƣợc thể hiện rõ, chẳng hạn nhƣ “Tình làng nghĩa xóm đƣợc thắt chặt vào mùa nƣớc nổi. Những đứa trẻ có ba mẹ đi làm sớm, đƣợc đem đến gửi nhà hàng xóm trông coi giúp. Cứ nhà nào đƣợc mẻ cá, mẻ bông súng, bông điên điển thì lại đem chia cho các nhà khác, có món ăn nào ngon cũng đem chia cho nhau. Ngƣời dân nơi đây bám vào sông, vào đồng, vào tình làng nghĩa xóm; hồn nhiên đón con nƣớc nhƣ thể đó là ngƣời bạn, là nguồn sống mà tạo hóa ban tặng một cách hồn hậu và bao dung”. Mùa nƣớc nổi trong năm hiện lên thắm nồng tình làng nghĩa xóm, bức tranh cuộc sống mới ấm áp làm sao!
Tác phẩm Khám phá ngôi làng của các phi tần đời Trần hơn 700 năm trƣớc đăng tải trên Thanh Niên online ngày 25/2/2018 cho ngƣời đọc đƣợc tận mắt trải nghiệm ngôi làng nổi tiếng ở Quảng Ninh, điều này cũng thể hiện sự bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống lâu đời.
Chuyện kể trên đƣờng từ chàng trai đạp xe 4.000km cắt tóc, làm từ thiện – tác phẩm đăng tải trên Lao Động online ngày 20/05/2017 vừa kể với ngƣời đọc về câu chuyện của một tấn lòng thiện nguyện cao cả, đồng thời cũng vẽ nên một bức tranh cuộc sống tƣơi đẹp, đầy hy vọng.
Thứ ba, mảng phóng sự điều tra về các sự thật ẩn lấp sau vỏ bọc tƣởng chừng bình thƣờng. Mảng đề tài này cũng thƣờng xuyên xuất hiện trên Lao Động online, Thanh Niên online.
Nội dung các tác phẩm phóng sự đƣợc đăng tải vô cùng phong phú, bởi suy cho cùng thì báo chí bắt nguồn từ đời sống, rồi cuối cùng cũng quay về phục vụ đời sống con ngƣời mà thôi. Những câu chuyện trong tác phẩm phóng sự chân thật, gần gũi với đời sống xã hội.
Chẳng hạn nhƣ tác phẩm Lẫn lộn “thật – giả” rƣợu ngoại, xì gà đƣợc đăng tải trên báo Lao Động online ngày 5/2/2018 với đề tài sát thực tế, gay cấn, mang tính chất thời sự, cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết, kịp thời. Bởi cuộc chiến chống rƣợu giả, rƣợu lậu đã diễn ra nhiều năm, thế nhƣng, cho đến thời điểm này, ngƣời tiêu dùng vẫn mất niềm tin khi phải bỏ ra những khoản tiền không nhỏ để mua những chai rƣợu ngoại. Điều đáng nói, để qua mặt ngƣời tiêu dùng và cơ quan chức năng, việc làm giả đang diễn ra hết sức tinh vi. Những bài phóng sự mang tính chất điều tra nhƣ thế này có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hiện thực.
Cũng là tác phẩm mang tính chất thời sự, Tìm “việc nhẹ lƣơng cao”, 4 ngƣời bị bán cho tàu cá đƣợc đăng tải trên báo Thanh Niên online ngày 25/12/2017 cũng là bài học cho những ngƣời muốn tìm việc nhẹ lƣơng cao, bởi trên đời này nếu không bỏ ra sức lao động chính đáng thì sẽ nhận về những bài học đắt giá.
Tiếp theo đề tài về những nghịch cảnh éo le, những hiện trạng đáng buồn, đáng lên án trong đời sống thƣờng nhật nhƣ chuyện học hành, chuyện thất nghiệp, vô gia cƣ, những vất vả nổi chìm kế sinh nhai, những số phận tận cùng bất hạnh vì bệnh tật… đều là những nội dung nổi bật trong các tác phẩm phóng sự của các báo khảo sát.
Chùm phóng sự Hang Tám Cô – Huyền thoại và sự thật của báo Thanh Niên online cho thấy một thực trạng chứa đựng không ít điều đáng giật mình
về cơ chế quản lý, đối đãi với ngƣời có công với cách mạng của cơ quan có chức năng. Cuối cùng những liệt sĩ vô danh cũng đƣợc trả lại tên, một thời hoa lửa bỗng nhiên sống dậy!
Đời sống văn hoá hiện đại cùng với những tham vọng và sự vô tâm của một số cá nhân đã kéo theo những hệ quả đáng buồn.
Theo dõi loạt bài viết về “Tan vỡ giấc mộng vàng” đăng tải ở báo lao Động online có thể cảm đƣợc những cay đắng, xót xa của ngƣời lao động. Một thực tế rằng “kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu” vẫn le lói và trở thành luật bất thành văn, ngƣời chịu khổ cuối cùng vẫn chỉ là ngƣời lao động “thấp cổ bé họng”! Phóng sự trên báo Lao Động dƣờng nhƣ vẫn luôn nóng hổi hơi thở của hiện thực cuộc sống.
Hay đọc chùm phóng sự “Những chuyện khó tin của nghề cứu nạn” đăng tải ở Nhân Dân online ngƣời đọc dƣờng nhƣ đƣợc nhập cuộc trở thành