2014 là 4.48 nghìn tỷ yên, năm 2015 là 4,98 nghìn tỷ yên, năm 2016 là 4,86 nghìn tỷ yên và năm 2017 là 43 tỷ 800 triệu yên.
mại Thế giới (WTO). Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và nhiều nước khác cũng từ chối đề xuất được công nhận làm nền kinh tế thị trường của Đại lục ở WTO86.
3.1.6. Nhân tố Mỹ
Mâu thuẫn giữa Trung-Nhật luôn tồn tại một nhân tố bên ngoài tác động, chính là nhân tố Mỹ. Cạnh tranh Mỹ-Trung trong khu vực và trên thế giới sau Chiến tranh lạnh luôn là một vấn đề phức tạp của quan hệ quốc tế, trong khi đó, liên minh Mỹ-Nhật lại là một trong những liên minh chặt chẽ nhất trong khu vực, với Hiệp ước Liên minh Mỹ-Nhật cho phép Mỹ có thể hành động hỗ trợ Nhật khi nước này bị tấn công bởi một bên thứ ba. Chính sách đối ngoại của Mỹ luôn là vừa hợp tác, vừa kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản cũng áp dụng một chính sách tương tự đồng minh của mình với một số vấn đề, đơn cử như vấn đề Đài Loan (cho đến khi Nhật bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1972).
Liên minh Mỹ-Nhật hay cụ thể là cơ chế hợp tác Mỹ-Nhật, và vấn đề đằng sau Mỹ là một tổ chức NATO, chính là nhân tố chính chi phối quan hệ Trung-Nhật. Nhất là điều quy định trong Phương châm chỉ đạo phòng vệ Mỹ- Nhật sửa đổi tháng 9/1979: nếu Nhật Bản bị đe dọa tấn công vũ lực hoặc khu vực xung quanh Nhật Bản có phát sinh tình hình bất ổn, Mỹ và Nhật Bản sẽ triển khai các biện pháp có hiệu quả và đáng tin cậy để cùng đối phó. Yếu tố này khiến Trung Quốc, cường quốc thứ hai thế giới sau Mỹ, khó lòng thực hiện “thoải mái” chính sách của mình với vị thế nước lớn và ảnh hưởng đến tầm ảnh hưởng và vị thế của nước này trong Đông Bắc Á, khi Washington có thể vận dụng liên minh với Nhật để tiếp tục duy trì sự có mặt của mình trong khu vực, với các căn cứ quân sự tên các đảo của Nhật Bản.
86Thu Thảo, Mỹ, EU, Nhật Bản từ chối xem Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, https://thanhnien.vn/kinh- doanh/my-eu-nhat-ban-tu-choi-xem-trung-quoc-la-nen-kinh-te-thi-truong-905963.html, truy cập ngày 5/12/2017.
3.2. Triển vọng quan hệ Trung – Nhật trong 5 năm tới
3.2.1. Kinh tế
Có thể thấy, quan hệ kinh tế Trung – Nhật luôn có những tiến triển tương đối ổn định qua các năm bất chấp những căng thẳng trong quan hệ hai nước. Đây cũng được xem là điểm sang duy nhất trong quan hệ Trung – Nhật. Nhật Bản và Trung Quốc là hai cường quốc về kinh tế trong khu vực, do vậy không thể tránh khỏi việc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.
Ở giai đoạn trước, đối với Nhật Bản, một nước có dân số già thì dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ, vừa là thị trường lao động tiềm năng. Đối với Trung Quốc, Nhật là nước cung cấp nguồn đầu tư lớn, có một nền khoa học – công nghệ phát triển. Trong giai đoạn này, dù Trung Quốc đang mất dần đi lợi thế cạnh tranh là nhân công giá rẻ, Nhật Bản cũng chỉ duy trì mức tăng trưởng kinh tế 1% trong khoảng 10 năm qua. Nhiều năm gần đây, có một làn sóng rút khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nguyên nhân của làn sóng này được cho là do chịu ảnh hưởng tiêu cực của những căng thẳng chính trị giữa hai nước, chi phí lao động tăng, vấn đề môi trường, các chính sách kinh tế khó khăn của chính quyền Trung Quốc và tư tưởng bài Nhật của người dân Trung Quốc.
Ở khoảng cuối thế kỷ XX, những công ty Nhật được coi là thượng khách của Trung Quốc vì họ mang theo nguồn vốn dồi dào, kỹ thuật quản lý và công nghệ hiện đại. Hiện nay, Trung Quốc đã là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới, những yếu tố kể trên không còn quá quan trọng đối với đất nước này nữa.Kinh tế Trung Quốc phát triển kéo theo chi phí trả lương cho lao động cũng tăng lên, là lý do lớn nhất dẫn đến tình trạng doanh nghiệp Nhật rút khỏi Trung Quốc. Theo Forbes, lương tháng trung bình ở Thượng Hải năm 2016 là 1135USD/ người, ở Bắc Kinh là 938USD/ người, cao hơn lương tháng trung bình ở ba nước gia nhập EU gần đây nhất là Crotia (887USD), Lithuania
(956USD) và Latvia (1005USD)87. Giá nhân công tăng, cộng thêm việc đồng Yên mất giá so với Nhân dân tệ và sự cạnh tranh của các công ty nội địa Trung Quốc, việc Trung Quốc thắt chặt các chính sách kinh tế khiến việc kinh doanh của các công ty Nhật Bản nói riêng và công ty nước ngoài tại Trung Quốc nói chung trở nên khó khăn. Thêm vào đó, tâm lý chống Nhật của nhân dân Trung Quốc dâng cao, hậu quả là rất nhiều người Nhật bị tấn công trên đường phố, sản phẩm của các công ty Nhật khó tiêu thụ, càng tạo thêm những khó khăn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trước tình hình đó, nhằm tránh các rủi ro trong việc kinh doanh ở Trung Quốc, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển hướng đầu tư sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Singapore…. Phát biểu tại Đối thoại Shangri La 2014, Thủ tướng Nhật Abe cho biết: “Nhật Bản không ngần ngại và luôn sẵn sàng hỗ trợ, viện trợ cho các nước ASEAN, bao gồm Việt Nam, Philippines trong nỗ lực nhằm bảo đảm an toàn và tự do hàng hải, hàng không”88.
Mặc dù ngày càng có có nhiều doanh nghiệp Nhật rút khỏi Trung Quốc và đầu tư vào các nước Đông Nam Á, dẫn đến tăng trưởng giao lưu kinh tế giữa hai nước không còn mạnh như thời kỳ trước, tuy nhiên, Trung Quốc và Nhật Bản vừa là láng giềng, vừa lần lượt là nền kinh tế lớn thứ hai và ba thế giới, do vậy, nhóm nghiên cứu dự đoán quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn sẽ tiếp tục phát triển, dù không nhanh như những giai đoạn trước đây.
3.2.2. Cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Á
Mặc dù gần đây quan hệ Nhật – Trung có những biểu hiện hòa dịu nhưng mặt cạnh tranh vẫn là chủ yếu. Trong cuộc họp quốc hội thường kỳ của Trung 87 Kenneth Rapoza, China wage levels equal to or surpass parts of Europe,
https://www.forbes.com/sites/kenrapoza/2017/08/16/china-wage-levels-equal-to-or-surpass-parts-of- europe/#2ccd91e03e7f , truy cập ngày 11/11/2017.
88 Ministry of Foreign Affairs of Japan, The 13rd ISS Asian Security Summit – The Shangri La Dialogue – Keynote Adress by Shinzo Abe, Prime Minister, Japan, http://www.mofa.go.jp/fp/nsp/page4e_000086.html, Keynote Adress by Shinzo Abe, Prime Minister, Japan, http://www.mofa.go.jp/fp/nsp/page4e_000086.html, truy cập ngày 10/11/2017.
Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết: “Một mặt lãnh đạo Nhật Bản nói về những điều tốt đẹp như cải thiện quan hệ, nhưng mặt khác họ lại luôn tạo rắc rối cho Trung Quốc. Tôi gọi đây là trường hợp điển hình của kẻ hai mặt”89. Bản chất trong cạnh tranh Trung – Nhật là cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế giữa hai nước lớn trong cùng khu vực, trong đó Nhật Bản muốn giữ nguyên trạng còn Trung Quốc – một cường quốc mới nổi – muốn thay đổi nguyên trạng sao cho phù hợp với lợi ích của mình, do vậy, có thể thấy, không hề dễ dàng tìm được giải pháp cho cạnh tranh này.
Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng này được thể hiện rất rõ trong các vấn đề khu vực như vấn đề Đài Loan, Triều Tiên, Biển Đông. Trong cạnh tranh Trung – Nhật ở mặt này, nhân tố Mỹ đóng vai trò vô cùng quan trọng vì Nhật là đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Á. Hai nước Trung – Nhật thường có quan điểm trái nhau trong những vấn đề này. Chẳng hạn, khi Nhật ủng hộ các biện pháp cứng rắn với Triều Tiên thì Bắc Kinh lại là bạn hàng lớn nhất của Bình Nhưỡng, hay trong vấn đề Biển Đông, trong khi Nhật ủng hộ thể chế hóa, quốc tế hóa thì Trung Quốc lại ra sức phản đối. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 (tháng 5/2016), Trung Quốc gây sức ép với Nhật, yêu cầu Nhật không nhắc đến vấn đề Biển Đông. Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu cho rằng Tokyo dù không liên quan đến tranh chấp Biển Đông nhưng lại đang hành xử như một bên tranh chấp và nghi ngờ liệu Nhật có thực sự muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc hay không.90
Cụ thể, về vấn đề Đài Loan, Nhật Bản tuyên bố ủng hộ chính sách “một Trung Quốc” nhưng luôn giữ quan hệ tốt đẹp với Đài Loan. Mới đây, ngày 3/1/2017, trong lễ đổi tên cơ quan đại diện Nhật Bản ở Đài Loan, không còn giữ tên cũ là “Hiệp hội giao lưu Nhật Bản” mà chuyển thành “Hiệp hội giao 89 Trần Mỹ Hoa, Xung quanh quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian gần
đây,http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1040, truy cập ngày 10/11/2017.