Vấn đề Senkaku/Điếu Ngư

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUAN HỆ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH Đề tài CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ QUAN HỆ SONG PHƯƠNG TRUNG - NHẬT TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Trang 45 - 46)

74 Năm 2014, Trung Quốc ấn định hai ngày tưởng niệm mới để tưởng nhớ cuộc kháng chiến trường kỳ của Trung Quốc chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản trong Thế chiến II: “Ngày chiến thắng chống quân xâm

3.1.4. Vấn đề Senkaku/Điếu Ngư

Tranh chấp về vấn đề lãnh thổ nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng ngày càng có những diễn biến phức tạp và căng thẳng leo thang trong khu vực. Trong đó là tuyên bố chủ quyền của cả Nhật Bản và Trung Quốc đối với đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trên biển Hoa Đông (gồm đảo Senkaku và 6 đảo nhỏ lân cận với tổng diện tích 6,3 km2). Về phía Trung Quốc, nước này cho rằng Điếu Ngư vốn là thuộc chủ quyền của mình từ triều Minh, đến năm 1895 sau Chiến tranh Giáp Ngọ thì bị Nhật Bản chiếm đóng và không trả lại cho Trung Quốc sau khi thua trận năm 1945. Tuy nhiên, lập luận lại đi theo một hướng khác khi Nhật Bản đề cập về hòn đảo này: Senkaku thuộc Nhật từ thế kỉ XVII. Mỹ sau Thế chiến II có quản lý đảo Senkaku và cuối cùng trao trả cho Nhật lại cả Senkaku và Okinawa vào tháng 6/1971.

Chính tranh chấp này đã gây nên căng thẳng và bế tắc trong quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc trong một thời gian, với những cuộc đụng độ tàu giữa hai nước quanh khu vực đảo này từ những năm 2010 và nhất là sau khi Nhật tuyên bố đã mua lại Senkaku từ tay một người sở hữu tư nhân Nhật Bản vào ngày 11 tháng 9 năm 2012. Từ đó, chính thức châm ngòi căng thẳng cho quan hệ Trung-Nhật, và chỉ mới hòa dịa lại vào năm 2014 với cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị APEC-22 (2014). Gần đây, trong các cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Nhật Bản Shotaro Yachi (ngày 7/11/2014), cả hai nước đã đạt thỏa thuận bốn điểm, trong số đó có nêu lên vấn đề về Senkaku, thể hiện thiện chí giải quyết tình hình: “Hai bên nhận thức rằng tình hình căng thẳng những năm gần đây xung quanh vùng biển đảo Senkaku/Điếu Ngư tồn tại những chủ trương khác nhau giữa hai nước, nhưng 78An Hồng, Lựa chọn khó khăn của Nhật trước tên lửa Triều Tiên, https://vnexpress.net/tin-tuc/the-

gioi/phan-tich/lua-chon-kho-khan-cua-nhat-truoc-ten-lua-trieu-tien-3634614.html?vn_source=box- XemThem&vn_medium=de-TheGioi&vn_campaign=vn, truy cập 20/10/2017.

cần thông qua hiệp thương ngăn chặn cục diện trở nên xấu hơn, xây dựng cơ chế quản lý nguy cơ, tránh xảy ra tình trạng không lường được.”79

Tuy nhiên, trong Sách Xanh Ngoại giao năm 2017 của Nhật Bản, phía nước này rất kiên định và cứng rắn trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư khi cho rằng: “Senkaku là một phần lãnh thổ không thể chối cãi của Nhật Bản, trên cơ sở lịch sử và luật quốc tế. Trên thực tế, Senkaku nằm dưới sự kiểm soát hợp lệ của Nhật Bản. Do đó sẽ không tồn tại bất cứ phương án giải quyết nào liên quan đến tranh chấp lãnh thổ của đảo Senkaku… Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc ngừng các hành động đơn phương và thực hiện thỏa thuận về hợp tác tháng 6/2008.”80 Mặt khác, thông qua việc thắt chặt liên minh Mỹ-Nhật, Tổng thống Obama đã ký duyệt “Dự luật ủy quyền quốc phòng” năm 2013, trong đó lần đầu tiên Mỹ thêm vào nội dung “bảo vệ Senkaku phù hợp với điều 5 trong Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ”, “Mỹ sẽ không chấp nhận hành động đơn phương của một nước thứ ba.”81. Từ đó, đặt thêm một trở ngại rất lớn trong việc phát triển quan hệ song phương của hai nước này lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUAN HỆ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH Đề tài CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ QUAN HỆ SONG PHƯƠNG TRUNG - NHẬT TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w