VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nhi đồng 2, TP hồ chí minh, công suất 1 200 m³ngày (Trang 150)

2. Tinh thần, thái độ và tác phong làm việc

6.2. VẬN HÀNH HỆ THỐNG

6.2.1. Nguyên tắc vận hành

a. Nguyên tắc vận hành nhà máy xử lý nước thải

Trước khi tiến hành vận hành hệ thống xử lý nước thải, phải kiểm tra toàn bộ hệ thống xem có an toàn để hoạt động không. Kiểm tra các thiết bị điện, kiểm tra mức nước thải, kiểm tra các thiết bị khắc phục sự cố có đầy đủ không,… mới tiến hành các thao tác khởi động hệ thống.

Trong quá trình vận hành, cán bộ vận hành nhất thiết phải tuân thủ đúng quy trình vận hành đã được đào tạo. Vì khi vận hành sai sẽ gây ra sự cố dẫn đến hỏng thiết bị hay dẫn đến nước sau xử lý không đạt tiêu chuẩn đề ra.

Mọi sự cố xảy ra phải tìm cách khắc phục kịp thời. Nếu không thể tự khắc phục, phải báo cáo cho quản đốc hoặc cán bộ kĩ thuật có trách nhiệm xem xét và xử lý.

b. Nguyên tắc vận hành thiết bị

Phải đọc kĩ hướng dẫn vận hành thiết bị trước khi đưa thiết bị vào sử dụng. Thiết bị trước khi khởi động phải kiểm tra kĩ lưỡng về nguồn điện, chế độ bôi trơn,… để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi vận hành.

Khi có sự cố, phải thực hiện ngay các thao tác trong sách hướng dẫn khắc phục sự cố đối với từng thiết bị. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố và biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian ngắn nhất có thể.

a. Phòng điều khiển

Tất cả các công trình trong hệ thống xử lý nước thải đều được giám sát và điều khiển tự động hoàn toàn bằng hệ thống SCADA.

Trước khi tiến hành vận hành phải kiểm tra toàn bộ hệ thống xem có an toàn để hoạt động không.

Kiểm tra các thiết bị điện, kiểm tra mức nước thải, các thiết bị của hệ thống cũng như các thiết bị khác rồi mới tiến hành thao tác khởi động.

Ghi thông số hoạt động của thiết bị vào thời gian quy định hàng ngày để lập số liệu báo cáo.

b. Hệ thống song chắn rác

Kiển tra các van nước đầu vào.

Thường xuyên kiểm tra song chắn rác định kỳ để tránh ảnh hưởng đến các công trình phía sau.

Đo và kiểm tra các chỉ tiêu đầu vào như: pH, nhiệt độ, lưu lượng vào, SS, BOD.

c. Bể thu gom

Kiểm tra các van của máy bơm. Tại bể gom có đặt ba bơm chìm (2 hoạt động liên tục, 1 dự phòng) được kiểm soát bởi cảm biến mực nước. Khi mực nước lên cao thì còi báo của tủ điều khiển sẽ báo động.

d. Bể điều hòa

Có hai bơm vận chuyển luân phiên nhau.

Hoạt động của bơm được kiểm soát bằng cảm biến mực nước. Khi mực nước lên cao (High Level) thì còi báo ở tủ điều khiển sẽ báo động.

Có một đầu dò pH: Đầu dò pH liên tục truyền tín hiệu về nhằm xác định lượng NaOH hoặc HCl cần thiết để trung hòa nước thải.

Hệ thống thổi khí là máy thổi khí bề mặt, ta kiểm tra các van của máy thổi khí và được vận hành tự động tại bảng điều khiển.

e. Bể Anoxic

Có hai máy khuấy trộn chìm hoạt động liên tục. Cần kiểm tra và bảo hành định kỳ để máy khuấy hoạt động tốt.

f. Bể MBR

Mở van dòng vào và dòng ra

Cho nước thải vào đo (> 3mg/l DO), điều chỉnh van sục khí Đến chu kỳ phải bơm bùn từ ngăn màng về ngăn hiếu khí Quan sát màu của bùn

Kiểm tra nồng độ bùn

Kiểm tra áp lực lọc của màng

g. Bể Aerotank

Bể có hệ thống thổi khí bằng đĩa. Hệ thống được vận hành và kiểm soát tại tủ điều khiển. Bơm nước và máy thổi khí cũng được điều khiển tự động tại tủ điều khiển.

h. Bể Lắng đứng

Có một bơm vận chuyển bùn. Hoạt động của bơm được đóng mở bằng tay trong tủ điều khiển.

i. Bể tiếp xúc Clorine

Nước đã qua xử lý sinh học sẽ được tiếp xúc Clorine để diệt các vi sinh vật có trong nước thải trước khi thải ra ngoài.

Đối với các thùng chứa clo, việc kiểm tra trọng lượng phải được thực hiện bằng loại cân chuyên dụng và việc chuyển cũng phải dùng xe chuyên dụng.

Định kỳ kiểm tra bơm định lượng và bảo trì để sử dụng được lâu hơn.

Kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu: pH, nhiệt độ, hàm lượng vi sinh, lưu lượng nucớ ra.

j. Bể chứa bùn

Có một bơm vận chuyển bùn. Hoạt động của bơm được đóng mở bằng tay trong tủ điều khiển.

k. Bể nén bùn

Có một bơm vận chuyển bùn. Hoạt động của bơm được đóng mở bằng tay trong tủ điều khiển. Ở chế độ tự động thì bơm được điều khiển bởi tủ của máy ép bùn.

6.3. KIỂM SOÁT VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG

Việc kiểm soát và bảo trì hằng ngày hệ thống xử lý rất quan trọng. Thực hiện bảo trì theo loại thiết bị hay cấp độ, tùy thuộc vào mức độ ưu tiên bảo trì của từng thiết bị và dụng cụ. Một hư hỏng nhỏ về cơ khí cũng làm giảm khả năng xử lý hay thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống. Một hệ thống chạy tự động cũng không ngoại lệ, do đó việc bảo trì hàng ngày đòi hỏi phải chính xác và có kiến thức đầy đủ, khả năng vận hành và giới hạn của hệ thống.

Lập một bảng tập trung những điểm chính cần kiểm tra trước khi thực hiện bảo trì, và thiết lập tiêu chuẩn để kiểm soát bảo trì hệ thống dựa trên những số liệu báo cáo.

6.3.1. Các sự cố thường gặp và cách khắc phục

Bảng 6. 1 Các sự cố thường gặp trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

STT SỰ CỐ KHẮC PHỤC

1

Bơm hóa chất bị nghẹt hoặc bể đường ống hóa chất.

Thường xuyên kiểm tra bơm hóa chất, vệ sinh bơm khi thấy bơm không sạch. Còn đối với đường ống dẫn hóa chất thì phải thường xuyên đi kiểm tra để có thể phát hiện kịp thời và sửa chữa hoặc thay thế nếu đường ống bể.

2 Thời tiết quá nóng sẽ làm cho vi sinh vật trong bể sinh học chết đi gây nên hiện tượng nổi bông bùn trên mặt bể.

Cần bổ sung thêm vi sinh vật vào bể sinh học nếu vi sinh vật chết nhiều. Dùng ống phụt khí để phá vỡ các bông bùn đó.

3 Máy bơm nước, bơm bùn bị hư hoặc bị cháy.

Kiểm tra thường xuyên các bơm, vệ sinh bơm định kì.

4 Lưu lượng tăng đột ngột Điều chỉnh các bơm cho phù hợp với công suất và hiệu suất bể xử lý.

5 Bùn thối

Cung cấp đủ lượng oxy cho các bể thông khí và bùn được bơm ra bể chứa thường xuyên, tránh lưu lại quá lâu trong bể.

6.3.2. Các hạng mục chính cần kiểm tra hàng ngày

Bảng 6. 2 Các hạng mục chính cần kiểm tra hàng ngày

STT Hạng mục Lỗi Hướng khắc phục

1 Bồn hóa chất

Ăn mòn/ rò rỉ Kiểm tra giá đỡ, sơn bọc lại những chỗ bị rỉ sét.

Kiểm tra mức hóa chất còn lại

Kiểm tra và điền thêm hóa chất vào bồn.

2

Van Rò rỉ Kiểm tra ốc vít, các bộ phận bên trong

hay ngoài, sửa chữa thay thế. Cách hoạt động sai Điều chỉnh ron, đệm.

3 Ống

Ống bị biến dạng hay đổi

màu. Thay thế nếu có yêu cầu.

Rò rỉ Thay những đoạn ống bị mẻ, lủng lỗ. Thay thế, làm lại những chỗ mối nối. 4 Kệ giá đỡ Lỏng ra do run động Xiết chặt bulong

5 Tủ điều khiển

Rơle nhiệt, khởi động từ

bị hỏng Thay rơle nhiệt mới

Nổ cầu chì Kiểm tra công suất, tìm ra nguyên nhân để khắc phục

Nhiệt độ tăng bất thường trong tủ thiết bị.

Dưới 400C thì bình thường. Nếu tăng bất thường thì phải tìm ra nguyên nhân. Mối nối không chặt Xiết chặt lại ốc nối.

6 Cảm biến mực

nước Hoạt động sai

Vệ sinh các cọc. Do các tiếp điểm bị gỉ sét, dây truyền tín hiệu bị lỗi nên có thể phát tín hiệu sai.

6.4. QUẢN LÝ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 6.4.1. Quản lý phòng cháy chữa cháy 6.4.1. Quản lý phòng cháy chữa cháy

Trạm xử lý nước thải phải trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy để khi có sự cố như cháy, nổ, chập điện có thể ứng phó kịp thời.

Khi công nhân mới vào làm việc cần trang bị cho họ kiến thức cơ bản về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Nhà điều hành thoáng, có hệ thống thông gió cục bộ.

Các máy móc thiết bị được bố trí đảm bảo trật tự, gọn gàng và khoảng cách an toàn khi có sự cố cháy nổ.

Không hút thuốc lá trong phòng điều hành

Lắp đặt hệ thống báo cháy và bình chữa cháy CO2 cầm tay.

6.4.2. An toàn lao động

Khi công nhân mới vào làm việc cần trang bị cho họ kiến thức cơ bản về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Mỗi công nhân cần được trang bị đầy đủ quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động khác như giày, kính, khẩu trang y tế,…

Mỗi công nhân cần nắm vững quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện.

Không được bảo quản hoặc sửa chữa thiết bị khi chưa được ngắt điện. Khi có sự cố về thiết bị máy móc cần được ngắt điện một cách nhanh chóng. Trong quá trình hoạt động nếu thấy có vấn đề lạ đối với máy móc cần phải kiểm tra sửa chữa trước khi hoạt động tiếp.

6.5. Lựa chọn phương án xây dựng

Bảng 6. 3. So sánh 2 phương án

Phương án 1 Phương án 1

Công nghệ Ưu điểm

- Tiết kiệm diện tích - Quá trình xử lý ổn

định

- Chất lượng sau xử lý đạt chuẩn cao - Thời gian lưu bùn

dài - Quá trình xử lý ổn định - Chất lượng nước sau xử lý tốt - Dễ áp dụng với các bể xử lý hiện đại

- Khi nâng công suất chỉ cần lắp đặt thêm module màng MBR mà không cần thiết phải xây dựng thêm bể - Có khả năng lọc được vi khuẩn và một số virus, các phân tử có kích thước lớn - Khả năng tự động hóa cao, tiết kiệm nhân công

Nhược điểm

- Màng dễ bị nghẹt - Cần thường xuyên

theo dõi áp suất lọc và vệ sinh màng theo định kì

- Cần có chuyên môn cao trong quá trình lắp đặt cũng như bảo trì hệ thống - Công nghệ mới đòi

hỏi yêu cầu kĩ thuật cao

- Không gian xây dựng lớn - Cần nhiều công

trình phát sinh thêm chi phí và quá trình vận hành mất nhiều thời gian - Khó khăn trong việc loại bỏ 1 số virus - Tốn chi phí cho việc xử lý bùn dư nhiều Hiệu quả Xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B) Xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B)

Vận hành - Cần phải theo dõi áp suất lọc và rửa màng theo định kì - Vận hành tự động - Người vận hành đòi

hỏi chuyên môn cao

- Vận hành đơn giản - Ít tốn điện năng

Chi phí đầu tư - Chi phí cho thiết bị cao - Quá trình vận hành chi phí thấp - Chi phí thiết bị tháp - Chi phí vận hành thấp

Kết luận: Dựa vào bảng so sánh ta có thể thấy nếu chọn phương án 1 thì khả năng đầu

tư cao hơn do tiết kiệm được diện tích khá lớn đối với khu vực không có nhiều không gian xây dựng, mặc dù chi phí đầu tư về thiết bị khá cao nhưng hiệu quả xử lý của phương án 1 tốt hơn phương án 2 với hiệu suất lên đến 97-99%, đặc biệt hơn ta có thể thấy công nghệ màng MBR có thể lọai bỏ được một số loại vi khuẩn và virus gây hại với tính chất nước thải đặc biệt của bệnh viện. Hệ thống vận hành tự động tiết kiệm nhân công, dễ dàng nâng công suất để xử lý.Vậy ta sẽ tiến hành lựa chọn phương án 1 để đi vào xây dựng.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về dự án: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Nhi Đồng 2 với công suất 1200 m3/ngày đêm quy mô 1400 giường bệnh, em rút ra một số kết luận sau đây:

Việc đầu tư xây dựng và kinh doanh bệnh viện nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, giải tỏa bớt áp lực quá tải tại các bệnh viện trong khu vực thành phố, góp phần phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động nguồn lực xã hội, chăm lo sứ khỏe cho nhân dân, mang tính an sinh xã hội và có ý nghĩa cộng đồng cao.

Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Nhi Đồng 2 TP.HCM với công suất 1200m3/ngày đêm’’

 Tìm hiểu về thành phần, tính chất, các phương pháp xử lý nước thải y tế, cũng như hiện trạng quản lý nguồn thải này trên địa bàn tỉnh TP.HCM.

 Tính toán lưu lượng và đề xuất phương án xử lý thích hợp

 Tính toán các công trình xử lý đơn vị, bao gồm: song chắn rác, hố thu gom, bể điều hòa, bể anoxic, bể MBR, bể chứa nước, bể aerotank, bể lắng đứng, bể khử trùng, bể chứa bùn, bể nén bùn và một số công trình phụ trợ khác

KIẾN NGHỊ

Để dự án đi vào hoạt động có hiệu quả và mang lại những lợi ích phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố, em xin có một số kiến nghị như sau:

 Với hệ thống xử lý nước thải này, theo sự tính toán trên lý thuyết nước thải sau xử lý sẽ hoàn toàn đạt loại B QCVN 28:2010/BTNMT. Tuy nhiên dự án cần phải có bộ phận chuyên trách về kỹ thuật môi trường, bộ phận này có nhiệm vụ vận hành hệ thống xử lý, thường xuyên kiểm tra đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống, khắc phục những sự cố trong quá trình vận hành HTXL.

 Đồng thời dự án nên có bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường, bộ phận này có nhiệm vụ quản lý hồ sơ môi trường, lập các báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lâm Minh Triết (chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân - Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp - Tính toán thiết kế công trình - NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – 2014.

[2] Trịnh Xuân Lai - Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải - NXB Xây dựng – Hà Nội – 2013.

[3] Lê Hoàng Nghiêm - Giáo trình môn học: Công Nghệ Xử lý nước thải, 2016. [4] Hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế - Cục quản lý môi trường y tế - Bộ y tế - NXB Y Học – Hà Nội, 2015.

[5] Tôn Thất Lãng. Giáo trình môn học Quá trình sinh học công nghệ môi trường, 2016.

[6] Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[7] Nguyễn Phước Dân, Tôn Thất Lãng, Nguyễn Thị Minh Sáng. Giáo trình kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải. Nhà xuất bản Bản Đồ, 2007.

[8] Nguyễn Văn Phước – Giáo trình Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học.

[9] QCVN 28:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

[10] TCVN 7957:2008, Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài, Tiêu chuẩn thiết kế.

[11] TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.

[12] TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế. [13] TCVN 4470:2012 – Bệnh viện đa khoa – tiêu chuẩn thiết kế.

[14] Jame P.McQuarriel, Joshua P.Boltz2, June 2011, Moving Bed Biofilon Reactor Technology: Process Applications, Dessign, and Perfomance.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA MÔI TRƯỜNG

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

TP.HỒ CHÍ MINH CÔNG SUẤT 1.200M3/NGÀY ĐÊM

GVHD PGS.TS NGUYỄN ĐINH TUẤN KTMT

Số bản vẽ: 8 Tỷ lệ:

TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM

Bản vẽ số: A01

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

KÝ HIỆU DIỄN GIẢI

B1 BỂ THU GOM B2 BỂ ĐIỀU HOÀ B3 BỂ ANOXIC B5 NGĂN MÀNG MBR B6 BỂ CHỨA NƯỚC B7 BỂ CHỨA BÙN NƯỚC THẢI NGUỒN TIẾP NHẬN ĐẠT QCVN 28:2010/BTNMT khí khí SCR 1:50 đường bùn đường hoá chất khí

KÝ HIỆU DIỄN GIẢI

BẢNG CHÚ THÍCH KÝ HIỆU ĐƯỜNG ỐNG

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nhi đồng 2, TP hồ chí minh, công suất 1 200 m³ngày (Trang 150)