Công dụng: giảm độ đục, khử màu, khử các chất ô nhiễm hòa tan (kim loại
nặng) cặn lơ lửng và vi sinh vật kích thước nhỏ. Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không hể tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kích thước rất nhỏ (10-7 – 10-8). Để tách các hạt rắn đó một cách hiệu quả bằng phương pháp lắng cần tăng kích thước của chúng nhờ tác động tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt, nhằm tăng vận tốc lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn
GVHD: TS. Huỳnh Thị Ngọc Hân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Linh 19
sắt, polymer,.. Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ lớn hơn và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Các chất keo tụ thường dùng là phèn nhôm (Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O); phèn sắt (Fe2(SO4)3.2H2O; Fe2(SO4)3.3H2O; FeSO4.7H2O và FeCl3) hoặc chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp. Các chất keo tụ cao phân tử cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả của quá trình keo tụ và lắng bông cặn sau đó. Al2(SO4)3 được dùng nhiều hơn vì dễ tan trong nước.
Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2 Al(OH)3 + 3CaSO4 + 6CO2
Muối sắt thường dùng: FeCl3 + 3H2O Fe(OH)3 + HCl
Muối sắt có ưu điểm so với muối các muối nhôm do tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp, có khoảng pH tối ưu của môi trường rộng hơn, độ bền lớn hơn và kích thước bông keo tụ có khoảng giới hạn rộng, có thể khử được mùi vị khi có H2S.
Nhược điểm: tạo các phức hòa tan nhuộm màu qua phản ứng của các cation sắt với
một số hợp chất hữu cơ.
Liều lượng chất keo tụ tối ưu sử dụng trong thực tế được xác minh bằng thí nghiệm Jartest.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải
vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo chất phân tán không tan gây ra màu.
Hình 2.8 Quá trình hình thành bông cặn. [8]