Phương pháp xử lý bùn cặn

Một phần của tài liệu ĐATN - TK Hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy Giết mổ và Chế biến Gia cầm 3FV, công suất 300 m³ngày (Trang 47 - 48)

Nhiệm vụ của xử lý bùn cặn (bùn cặn được tạo ra trong quá trình xử lý nước thải) là: làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn, ổn định cặn, khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau: làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, phân bón, cải tạo đất,…

Cát từ bể lắng được dẫn đến phân phơi bùn để làm ráo nước và chở đi sử dụng vào mục đích khác nhau. Cặn tươi từ bể lắng 1 và một phần bùn hoạt tính dư từ bể lắng 2 được dẫn đến bể nén bùn để giảm độ ẩm và thể tích, sau đó được dẫn vào bể mêtan để tiếp tục xử lý. Cặn ra khỏi bể mêtan có độ ẩm cao (96-97%). Để giảm thể tích bùn cặn và làm ráo nước, có thể sử dụng các công trình xử lý trong tự nhiên như: sân phơi bùn, hồ chứa bùn hoặc các thiết bị nhân tạo như: thiết bị lọc chân không, máy ép dây đai, thiết bị ly tâm cặn.

Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55 - 57%. Để tiếp tục làm giảm thể tích bùn cặn, có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều dạng khác nhau như: thiết bị sấy dạng trống, dạng khí nén, băng tải,… Sau khi sấy, độ ẩm còn 25 - 30% và cặn ở dạng hạt sẽ dễ dàng vận chuyển. Đối với các trạm xử lý nhỏ, việc xử lý bùn cặn có thể tiến hành đơn giản hơn, nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi bùn trên nền cát có hệ thống thu nước bên dưới.

GVHD: TS. Huỳnh Thị Ngọc Hân

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Linh 31

CHƯƠNG 3

ĐỂ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA CẦM

Một phần của tài liệu ĐATN - TK Hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy Giết mổ và Chế biến Gia cầm 3FV, công suất 300 m³ngày (Trang 47 - 48)