Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chế độ làm việc bình thường của trạm xử lý:
- Lượng nước thải tăng đột xuất hay chất lượng nước thải không đáp ứng với yêu
cầu thiết kế
→ Biện pháp khắc phục: Cần kiểm tra thành phần, tính chất của nước thải theo các
chỉ tiêu về số lượng và chất lượng. Nếu gặp những vi phạm về nguyên tắc quản lý thì phải chấn chỉnh kịp thời. Nếu công trình bị quá tải thường xuyên thì cần phải báo cáo lên cấp trên để có biện pháp xử lý cũng như đề ra chế độ quản lý tạm thời cho đến khi có biện pháp mới nhằm giảm tải trọng đối với công trình.
GVHD: TS. Huỳnh Thị Ngọc Hân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Linh 128
→ Biện pháp khắc phục: Trong trạm xử lý nên dùng hai nguồn điện độc lập để
thay thế khi gặp sự cố.
- Cán bộ, công nhân quản lý không tuân theo các qui tắc quản lý kỹ thuật và an
toàn lao động
→ Biện pháp khắc phục: Nhắc nhở công nhân thường trực ghi vào nhật ký vận
hành và sửa chữa sai sót kịp thời. Thường xuyên tập huấn công nhân và cán bộ quản lý trạm xử lý để nâng cao tay nghề và phục vụ cho công tác quản lý tốt hơn.
Một số sự cố và biện pháp khắc phục
Bảng 6.2 Các sự cố thường gặp về bơm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
STT Sự cố Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Máy bơm
không làm việc (không quay)
- Không có nguồn điện cung cấp đến
- Nước trong bể quá ít - Van máy bơm chưa mở
- Kiểm tra và đóng tất cả thiết bị điện điều khiển máy (CB, contactor, công tắc mở máy tại tủ điện).
- Kiểm tra bộ lấy tín hiệu mức nước tại bể có hoạt động tốt không?
- Chờ nước đầy.
- Mở van và điều chỉnh van ở vị trí thích hợp.
2 Máy bơm làm
việc nhưng có tiếng kêu gầm
- Điện nguồn mất pha đưa vào motor.
- Cánh bơm bị chèn bởi các vật cứng.
- Vòng bi của máy khô dầu mỡ hoặc bể bi.
- Kiểm tra và khắc phục lại nguồn điện.
- Tháo các vật bị chèn cứng ra khỏi cánh bơm.
- Châm dầu mỡ vào vòng bi nếu vòng bi bị bể thì thay thế mới.
3 Máy bơm hoạt
động nhưng vẫn không lên nước.
- Ngược chiều quay. - Van đóng mở bị nghẹt, hoặc hư hỏng.
- Đường ống bị tắc nghẽn.
- Đảo lại chiều quay.
- Kiểm tra phát hiện và khắc phục lại, nếu hư hỏng phải thay van mới.
- Kiểm tra phát hiện chỗ bị nghẹt và khắc phục lại.
4 Lưu lượng bơm
bị giảm.
- Bị nghẹt ở cánh bơm, van, đường ống.
GVHD: TS. Huỳnh Thị Ngọc Hân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Linh 129
- Mực nước bị cạn. - Nguồn điện cung cấp không đúng.
- Tắt bơm ngay.
- Kiểm tra nguồn điện và khắc phục.
5 Máy bơm làm
việc với dòng điện vượt quá giá trị ghi trên nhãn máy.
- Điện áp thấp dưới quy định.
- Độ cách điện của bơm giảm quá quy định (>3M#).
- Bị sự cố về cơ khí.
- Tắt máy, khắc phục lại tình trạng điện áp.
- Sấy nâng cao độ cách điện. - Phát hiện chỗ hư hỏng về cơ để khắc phục.
Bảng 6.3 sự cố thường gặp ở các bể và cách khắc phục
STT Tên thiết bị Sự cố Biện pháp khắc phục
1 Song chắn rác Rác nhiều gây tắc nghẽn, các
thanh bị rò rĩ do sử dụng lâu ngày.
Thường xuyên, lấy rác, kiểm tra tốc độ dòng chảy của nước.
2 Bể điều hòa Nghẹt rác ở các máy bơm
chìm, bơm nước thải. Thiết bị khuấy trộn bị vô nước.
Mực nước trên mức quy định.
Vớt rác, vệ sinh sạch bể. Thường xuyên kiểm tra hoạt động làm việc của thiết. Kiểm tra mực nước trong bể. Nếu cảm biến mực nước bị nghẹt thì vệ sinh làm sạch. Nếu bể đầy nước thì dừng không nhận thêm nước vào bể và khởi động bơm trong bể để bơm nước đi.
3 Bể lắng Nghẹt bùn tại ống dẫn nước
vào ống trung tâm.
Cặn lắng bám đầy trên thanh gạt bùn, bùn bám và rong tảo phát triển trên máng răng cưa, cản đường nước chảy.
Vệ sinh sạch sẽ máng răng cưa.
Kiểm tra ống trung tâm nhằm loại bỏ bùn bị kẹt làm tắc đường ống.
GVHD: TS. Huỳnh Thị Ngọc Hân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Linh 130
Bùn nổi trên mặt bể lắng.
4 Bể nén bùn Ống dẫn bùn lâu ngày bị tăc
nghẽn do bùn cô đặc không lưu thông được.
Liều lượng polymer châm không đủ làm bông bùn không lắng.
Thông ống dẫn bùn khi phát hiện bị nghẹt. Thường xuyên kiểm tra liều lượng polymer vào bể.
Bảng 6.4 sự cố thường gặp ở bể sinh học và cách khắc phục
Quan sát Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Xuất hiện những đám bùn nổi trên bể sinh học và cả bể lắng.
Có các độc chất Kiểm soát lại các nguồn thải, duy
trì tính chất nước thải đầu vào đúng theo thông số thiết kế. Hạn chế việc thải độc chất.
Dùng nón imholf (hay ống đong 1000 ml) kiểm tra thấy bùn lắng chậm, lượng bùn lắng dưới đáy ít, đa số là bùn nổi kết thành từng đám. Trong những đám bùn chứa nhiều vi khuẩn Filamentous
Tỷ số F/M cao
1/ Nước thải thiếu chất dinh dưỡng nguyên nhân gây ra hiện tượng bùn nổi chứa vi khuẩn dạng filamentous.
2/ DO thấp cũng là nguyên nhân gây bùn nổi – filamentous
Kiểm tra và theo dõi theo các hướng sau (có hay không? ): . Thay đổi MLSS
. Thay đổi thời gian lưu bùn . Thay đổi F/M
. Thay đổi DO
. Thay đổi BOD đầu vào Kiểm tra hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước thải vào, trong bể sinh học, ra. (BOD, N, P). - Bổ sung chất dinh dưỡng như : đạm urea, Phốt phát natri…liều lượng thêm vào phải căn cứ các kết quả phân tích mẫu, sao cho hàm lượng các chất C : N :P theo đúng tỷ lệ quy định.
- Do DO quá thấp nên tăng cường làm thoáng. Nếu DO trong bể sinh học không đều, có chỗ cao chỗ thấp là do :
GVHD: TS. Huỳnh Thị Ngọc Hân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Linh 131
3/ Sự dao động lớn pH của nước thải, Khi pH <6,5 có thể gây ra hiện tượng bùn nổi và đóng khối. Nấm sự xuất hiện khi pH<6.
4/ Xuất hiện nhiều vi khuẩn dạng filamentous ở nước thải vào.
- Hệ thống phân phối khí không đều, hoặc bị tắc ngẽn. Cần kiểm tra và vệ sinh hệ thống phân phối khí.
Kiểm tra và theo dõi pH đầu vào, kiểm tra có hay không sự xuất hiện của nấm
- Nếu pH <6 cần dừng cấp nước thải vào bể sinh học và chờ nước thải có pH cao thải ra để trung hòa. Nếu không được có thể tăng pH bằng cách bổ sung thêm xút hoặc vôi vào bể cân bằng.
Kiểm tra bằng dụng cụ sự có mặt của các vi khuẩn filamentous ở nước thải đầu vào. Bổ xung chlorine vào bể cân bằng với hàm lượng 5-10mg/l Bùn màu nâu nhạt, lắng nhanh, không có bùn nổi. Hệ thống đang hoạt động ổn định