Tình hình VinCommerce trong bối cảnh COVID-19

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA đối VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINCOMMERCE TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID 19 (Trang 25 - 28)

3.2.1. Giai đoạn trước COVID-19

Vingroup tham gia vào thị trường bán lẻ từ cuối năm 2014 với việc mua lại hệ thống Ocean Mart từ Ocean Group. Trong 5 năm qua, VinCommerce đã kết hợp cả việc tự mở mới hệ thống cũng như mua lại một loạt doanh nghiệp trong ngành như Maximark, Fivimart, Zakka hay Shop & Go để trở thành nhà bán lẻ đứng đầu về quy mô. Nhờ mở rộng nhanh chóng, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup (bao gồm cả VinCommerce và một số công ty hiện đã tách khỏi VinCommerce như VinPro hay Adayroi) đã tăng trưởng phi mã.

Cuối năm 2017, theo số liệu từ báo cáo tài chính Tập đoàn Vingroup cho thấy dù mảng bán lẻ tăng trưởng tốt về doanh thu, vượt mức 1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2017, tuy nhiên chưa hề có lãi kể từ thời điểm chính thức vận hành năm 2014. Thậm chí, tổng số lỗ trước thuế lũy kế 4 năm lên tới con số gần 17 400 tỷ đồng. Theo báo cáo bộ phận, mảng kinh doanh bán lẻ của Vingroup năm 2018 lỗ hơn 5 000 tỷ nhưng báo cáo tài chính của VinCommerce lại cho thấy doanh nghiệp này lại có doanh thu thuần hơn 19 000 tỷ đồng, lợi nhuận trước vàsau thuế lần lượt là 8 200 tỷ và 7 600 tỷ đồng. Kết quả này đã đưa VinCommerce đứng trong top những doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất cả nước cũng như bù được hết lỗ lũy kế của các năm trước.

Hình 3.1.Lợi nhuận trước thuế mảng bán lẻ của Vingroup và VinCommerce giai đoạn 2015 – 2018

(Nguồn: CafeF)

Hình 3.2. Lợi nhuận sau thế của doanh nghiệp Việt Nam năm 2018

(Nguồn: CafeF)

Trong năm 2018, VinCommerce đã nộp 363 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và đứng thứ 47 trong Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất theo danh công bố của Tổng Cục thuế, tương đương với số thuế đã nộp của Home Credit, Shinhan Bank hay Lọc dầu Dung Quất.

Đến tháng 11/2019, VinCommerce đã xây dựng hệ thống bán lẻ có độ phủ lớn nhất tại Việt Nam với 115 siêu thị VinMart và 2.438 cửa hàng VinMart+ trên khắp cả nước.

Hình 3.3. Doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup giai đoạn 2014 – 9 tháng đầu năm 2019

(Nguồn: CafeF)

Trong 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup - VinCommerce đã loại trừ doanh thu nội bộ đạt xấp xỉ 21 900 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của Vingroup đạt 15 637 tỷ đồng, tăng 12.5% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 7 717 tỷ đồng, tăng gần 24% so với năm ngoái. Lãi ròng đạt 7 546 tỷ đồng.

Một điểm đáng lưu tâm là doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup tăng đi kèm với số lỗ Tập đoàn này phải chịu. Như năm 2018, doanh thu tăng 47% thì số lỗ cũng tăng tới 35%. Hay trong 3 quý đầu năm 2019, doanh thu bán lẻ của Vingroup tăng 70%, lỗ tăng 11%. Nhưng tín hiệu tích cực là ở chỗ, tốc độ tăng lỗ đã chậm hơn đáng kể so với tốc độ tăng doanh thu.

Thực tế với chiến lược mở rộng điểm bán nhanh chóng cùng với việc nhận sáp nhập với nhiều chuỗi siêu thị làm ăn không hiệu quả như FiviMart, Shop&Go... thì việc VinMart và VinMart+ càng mở rộng càng lỗ không quá bất ngờ. Đó là còn chưa kể đối với những cửa hàng mới đi vào hoạt động chưa thể dễ dàng đạt mức doanh thu hòa vốn. Nhưng con số có lẽ làm nhiều người bất ngờ, VinCommerce, công ty quản lý trực tiếp chuỗi VinMart, VinMart+ năm 2019 vừa rồi chẳng những không lỗ mà còn lọt top 50 doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận sau thuế lớn nhất cả nước.

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA đối VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINCOMMERCE TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID 19 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)