Giai đoạn trong và sau COVID-19

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA đối VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINCOMMERCE TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID 19 (Trang 28 - 34)

Cuối năm 2019, VinGroup đã tiến hành chuyển nhượng VinCommerce (cùng VinEco thông qua đơn vị chủ quản chung là VinCommerce) cho Masan. Thương vụ trên kéo kết quả kinh doanh Masan lỗ lớn ngay quý đầu năm 2020. Bước sang quý II/2020, VinCommerce tiếp tục ghi nhận lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao trong nửa đầu năm 2020 là 058 tỷ đồng.-1

Chỉ nửa năm sau thương vụ M&A đình đám với Vingroup để nắm quyền điều hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam gồm hơn 3 000 siêu thị và cửa hàng VinMart, VinMart+

cùng 14 nông trại công nghệ cao VinEco cung cấp rau củ quả tươi, vào giữa tháng 06/2020, Tập đoàn Masan đã thông qua việc thành lập công ty hợp nhất là Công ty Cổ phần The CrownX để vận hành và sẽ sở hữu lợi ích kinh tế của MSN trong VinCommerce và Masan Consumer Holdings nhằm thực hiện hoá liên minh tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu.

VinCommerce là nền tảng bán lẻ lớn nhất về số lượng điểm bán và hiện chiếm gần 30% thị phần kênh bán lẻ hiện đại. Theo các chuyên gia, việc thành lập CrownX sẽ giúp tối ưu cả 2 mảng sản xuất và bán lẻ của Masan Group - một thứ vũ khí mà không một doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực có được.

The CrownX sẽ thực hiện bán cả 2 kênh online và offline. Online sẽ mang đến người tiêu dùng nhiều trải nghiệm mới như cho phép người tiêu dùng tham gia hệ thống tích điểm ngay tại nhà thông qua sản phẩm trong các bếp ăn thay vì tích điểm tại điểm bán như hiện tại. Năm 2021 sẽ bắt đầu mô hình nhượng quyền của Vinmart ở quy mô lớn hướng tới 30 - 50 triệu tương tác trực tiếp với người tiêu dùng Việt Nam hàng ngày. Sự vượt trội ở danh mục sản phẩm tươi sống là dấu ấn thu hút khách hàng của chuỗi bán lẻ này, cộng hưởng từ MEAT Deli khi thương hiệu thịt mát của Masan đang có 60% thị phần trong VinMart và đã được bán thử nghiệm thành công tại VinMart+.

Các nhà máy của tập đoàn Masan Group phải làm việc hết công suất trong mùa

dịch COVID 19. Không chỉ có mảng bán lẻ, các ngành hàng khác của Masan trong kỳ -

này cũng ghi nhận mức tăng mạnh. Masan Consumer Holdings ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 22.4%, ngành thịt và chăn nuôi Masan MEAT Life đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng, tăng trưởng 85% so với quý IV/2019.

Báo cáo tài chính năm 2019 của Masan vẫn chưa ghi nhận các khoản lỗ do hợp nhất với VinCommerce, vì thương vụ được xác lập vào thời điểm 31/12/2019. Tuy

nhiên, trong báo cáo tài chính quý vừa được công bố thì ảnh hưởng của mảng bán lẻ I đến tập đoàn đang dần rõ ràng hơn. Theo đó, không chỉ có doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận của Masan ghi nhận ở mức âm, với khoản lỗ sau thuế trong quý là 216 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là lãi 1 000 tỷ đồng. Theo Masan, khoản lỗ trong kỳ này đến từ tác động của việc hợp nhất kinh doanh với VinCommerce, do VinCommerce lỗ 897 tỷ đồng trong quý I/2020, việc phân bổ lợi thế kinh doanh 89 tỷ đồng và phân bổ giá trị hợp lý 54 tỷ đồng từ việc hợp nhất kinh doanh. Bên cạnh đó, Masan cho biết lợi nhuận giảm do chi phí lãi vay tăng 253 tỷ đồng.

Hình 3.4.Lợi nhuận ròng của Masan Group giai đoạn quý III/2016 quý II/2020–

(Nguồn: CafeF)

Từ đầu năm đến nay, Masan đóng cửa 151 siêu thị và cửa hàng không hiệu quả, đồng thời mở mới 45 điểm bán. 80% số cửa hàng bị đóng cửa nằm tại TP HCM và các thành phố cấp 2. Những thay đổi này đang giúp hệ thống này hoạt động hiệu quả hơn.

Báo cáo của Công ty chứng khoán VNDirect đánh giá rằng Masan đang được hưởng lợi từ tình trạng thiếu thịt heo do bệnh Tả lợn châu Phi và đại dịch COVID-19 bùng phát. Theo VNDirect, đến tháng 04/2020, giá bán lẻ thịt mát MEAT Deli đã ở mức cao hơn 70% so với thịt heo thường và cao hơn khoảng 20% so với thịt có thương hiệu khác. Trong khi đó, ở thời điểm tháng 06/2019, giá thịt mát MEAT Deli cao mới chỉ cao

hơn khoảng 15% so với thịt heo tại chợ truyền thống. Mạng lưới bán lẻ thịt mát tăng

nhanh chóng lên 3 600 điểm trong tháng 01/2020 sau khi đạt 624 điểm bán vào cuối

tháng 12/2019 nhờ hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+.

Tập đoàn Masan ước tính kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 với doanh thu thuần hợp nhất tăng 103.3% lên 35 404 tỷ đồng, so với 17 411 tỷ đồng vào năm 2019, chủ yếu nhờ mức tăng trưởng tại The CrownX. Trong giai đoạn 1, The CrownX xây dựng nền tảng phục vụ các mặt hàng nhu yếu phẩm có khả năng mở rộng quy mô.

VinCommerce đã giúp doanh thu tập đoàn Masan tăng đáng kể. Kết quả chung trong quý I cho thấy tổng doanh thu thuần hợp nhất của Masan đạt mức 17 632 tỷ đồng, tăng gần 2.2 lần so với cùng kỳ.

Hình 3.5.Doanh thu theo bộ phận của Masan Group quý I/2019 và quý I/2020

(Nguồn: CafeF)

Trong quý I/2020, doanh thu của VinCommerce đạt 8.709 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2019. Bước sang quý II, VinCommerce tiếp tục ghi nhận khoản doanh thu 7 104 tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh cách ly xã hội do dịch bệnh COVID-19.

Hình 3.6.Doanh thu của Masan Group giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020

(Nguồn: CafeF)

Hình 3.7.Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Masan Group quý II/2020

(Nguồn: CafeF)

Với VinCommerce, đơn vị đóng góp 44.6% tổng doanh thu, các nền tảng kinh doanh cơ bản ổn định trong quý II. Theo đó, lượng khách tăng 11% vào tháng 7 so với tháng 6/2020. Trong đó, tại siêu thị VinMart+, doanh thu quý 2/2020 tăng 51 4% so với . cùng kỳ tăng do giá trị hóa đơn trung bình tăng trưởng 9.5%, bù cho lượng khách đến cửa hàng giảm 5.8% do ảnh hưởng của giãn cách xã hội trong tháng 4 và tháng 5/2020. Với VinMart, doanh thu quý II/2020 giảm 14.9% chủ yếu vì các trung tâm thương mại thuộc Vincom Retail đóng cửa do giãn cách xã hội và doanh số mảng B2B thấp hơn.

Chủ tịch Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: “Thật sự, tôi đã không nghĩ rằng VinCommerce có thể chuyển đổi nhanh như vậy. Mức lỗ của VinCommerce trong quý I/2020 đã giảm một nửa và doanh thu tăng trưởng 40% so với quý I/2019. Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là kết quả ngắn hạn do tác động của Covid-19, nhưng tôi tin rằng khó khăn và thách thức luôn là động lực để kích hoạt sự đổi mới. Covid-19 khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi cấu trúc nhanh chóng hơn theo hướng bán lẻ hiện đại để phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới và tốc độ của quá trình này sẽ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta”.

Nếu đúng như vậy, chuỗi cửa hàng và siêu thị lớn nhất Việt Nam đã ghi nhận những bước chuyển biến tích cực sau khi đổi chủ và phần nào xóa bỏ hoài nghi về một triển vọng u ám đối với Masan sau khi Vingroup thoái vốn.

Xét về quy mô, VinCommerce vẫn đang là hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 2 916 điểm bán, xếp thứ hai là Bách hóa xanh của Thế giới di động với 1 570 điểm, thứ 3 là Saigon Co.op với 827 cửa hàng. Tuy nhiên, doanh thu VinCommerce vẫn kém so với Saigon Co.op. Cụ thể, năm 2019 VinCommerce đạt 23 500 tỷ đồng, trong khi con số này tại Saigon Co.op là 35 000 đồng, và tại Bách hoá xanh là 10tỷ 700 tỷ đồng.

Do đó, Masan sẽ vẫn cần tiếp tục phải cải tổ hệ thống VinCommerce để tương xứng với quy mô, cải thiện lợi nhuận và tiến tới đạt điểm hoà vốn trong năm 2020.

Hình 3.8.Tương quan số lượng cửa hàng và doanh thu của 3 chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam năm 2020

(Nguồn: Báo cáo tài chính Masan, Saigon Co.op và MWG)

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA đối VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINCOMMERCE TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID 19 (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)