Tác động của Hiệp định EVFTA đến VinCommerce trong bối cảnh

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA đối VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINCOMMERCE TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID 19 (Trang 34 - 45)

COVID-19

3.3.1. Cơ hội

Việc dỡ bỏ hàng rào mậu dịch đã tạo điều kiện để các dòng FDI đổ bộ vào ngành phân phối, bán lẻ của doanh nghiệp VinCommerce

Xét tiềm lực tài chính, v n lố à yế ố u t quan trọng đố ớ doanh nghiệp. Đối với i v i EVFTA, tính đến năm 2019, các nước châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam gần 50 tỷ USD với tổng số 3 300 dự án. Khi hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối khiến các doanh nghiệp lớn của các quốc gia thành viên EU đẩy mạnh đầu tư vào ngành phân phối, bán lẻ của Việt Nam. Khi đó VinCommerce sẽ có được nhiều nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp hơn.

Trước đó, việc huy động vốn của VinCommerce bị hạn chế khá nhiều do công ty chưa đạt điểm hòa và còn lỗ lũy kế. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu đến cuối quý II/2020 là 3.18 lần.

Hình 3.9.Chỉ tiêu tài chính của VinCommerce 6 tháng đầu năm 2020

(Nguồn: Báo cáo tài chính VinCommerce)

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên mọi mặt từ kinh tế đến đời sống nên việc thu hút được nguồn vốn lớn từ các doanh nghiệp ở châu Âu càng làm cho VinCommerce mạnh mẽ và bền vững hơn.

Tăng cường và cải thiện nguồn hàng của VinCommerce

Nguồn hàng thế mạnh cung ứng cho chuỗi siêu thị VinMart là hàng hóa thực phẩm tươi sống, không chỉ về thực phẩm, rau củ quả mà còn cung cấp cho người tiêu dùng các mặt hàng gia dụng và tiêu dùng trong cuộc sống hằng ngày, nguồn hàng cung cấp cho các cửa hàng tiện lợi VinMart+ là những sản phẩm cần thiết và thường là các sản phẩm về thực phẩm, các sản phẩm đồ ăn, đồ uống tiện lợi. Với hơn 250 nhà cung cấp hàng hóa trong nước bao gồm những mặt hàng thế mạnh về nông sản của các nguồn cung cấp từ địa phương được giám sát chặt chẽ, giúp VinCommerce được người tiêu dùng yêu thích và tin dùng.

Tuy nhiên, cần đẩy mạnh các sản phẩm về công nghệ, máy móc, điện máy điện lạnh do doanh nghiệp không có thế mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực này. Sở hữu trung tâm điện máy VinPro cung cấp các tiện ích về sản phẩm điện tử gia dụng, VinPro là một lựa chọn hàng đầu mà người tiêu dùng không thể bỏ qua. Cơ hội chiếm lĩnh thị phần cho phân khúc sản phẩm này càng được mở rộng khi EVFTA có hiệu lực thi hành, với nguồn cung cấp hàng điện tử, công nghệ cao từ các nước châu Âu chuyên sản xuất các sản phẩm này sẽ giúp tăng nguồn hàng chất lượng cho VinCommerce.

Tác động tích cực đó là nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam được giảm mức thuế nhập khẩu xuống mức 0% khi EVFTA có hiệu lực; một số mặt hàng khác tuy không giảm thuế ngay, nhưng thời hạn của lộ trình giảm thuế về mức 0% ngắn hơn so với các FTA truyền thống. Điều này không chỉ giúp VinCommerce giảm chi phí đầu vào, mà còn có cơ hội cân bằng và tiếp cận các thị trường cung ứng nguồn hàng thay thế. Sự cân bằng lại nguồn hàng cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ rủi ro, tập trung vào những nhà cung ứng nhất định có nguồn hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

VinCommerce tung ra chiến lược trong vòng 5 năm tới sẽ sở hữu hơn 300 siêu thị VinMart, gần 10.000 cửa hàng VinMart+, phủ sóng tại khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó phát triển bán lẻ đa kênh, ứng dụng công nghệ là cốt lõi. Các kênh trực tuyến mũi nhọn bao gồm: mua sắm qua ứng dụng điện thoại, qua cổng thương mại điện tử và website VinMart.com nhằm đem lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng mua sắm. Với trang mạng điện tử về mua sắm lớn Adayroi.com, cùng với việc ứng dụng thương mại điện tử là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh trước và sau COVID-19 của doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng của dịch bệnh làm ngưng trệ chuỗi phân phối hàng hóa, tuy nhiên EVFTA có hiệu lực ngay sau COVID-19 đã giúp doanh nghiệp bổ sung được nguồn hàng chất lượng cao và uy tín từ các nước châu Âu.

Sàng lọc và xây dựng hệ thống doanh nghiệp bán lẻ có sức cạnh tranh

Quy định về Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong Hiệp định EVFTA nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cam kết cũng tính đến vai trò quan trọng của các DNNN trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách công, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an ninh – quốc phòng. Các nghĩa vụ chính của Chương DNNN là: (i) hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là doanh nghiệp có quyền tự quyết định trong hoạt động kinh doanh và không có sự can thiệp hành chính của Nhà nước, ngoại trừ trường hợp thực hiện mục tiêu chính sách công; (ii) không có sự phân biệt đối xử trong mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với những ngành, lĩnh vực đã mở cửa; (iii) minh bạch hóa các thông tin cơ bản của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. EVFTA sẽ chấm dứt việc phân biệt đối xử mà các Doanh nghiệp nhà nước được hưởng lâu nay, điều này buộc các Doanh nghiệp nhà nước phải không ngừng cải thiện và hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cơ hội này giúp cho VinCommerce được cạnh tranh công bằng, minh bạch hơn trong thị trường nội địa.

3.3.2. Thách thức

Sức ép từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài lên thị trường nội địa của VinCommerce

Khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác thuộc EVFTA, đồng nghĩa với việc VinCommerce sẽ chịu một sức ép lớn từ các doanh nghiệp mạnh từ nước ngoài, có khả năng dễ bị thâu tóm, chiếm lĩnh thị phần.

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế, khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài là không cao. Để có thể cạnh tranh, doanh

nghiệp cần có vị thế cao cũng như vững vàng trong thị trường nội địa. VinCommerce là doanh nghiệp lớn, đã khẳng định được mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam, đủ năng lực để cạnh tranh với luồng xâm nhập mạnh mẽ đến từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Về với Masan, theo báo cáo của Tập đoàn, doanh thu quý I của thành viên mới

sáp nhập từ Vingroup là VinCommerce lần lượt tăng trưởng 40.3% so với quý 2019 I/

và 17% so với quý IV/2019. Tăng trưởng doanh số bán hàng cùng cửa hàng đạt mức hai chữ số tại Hà Nội, các thành phố cấp 1 - 2; đóng góp doanh thu của 27 siêu thị VinMart và 1 192 siêu thị mini VinMart+ mới mở cửa trong năm 2019, và tăng trưởng doanh số mạnh mẽ bù đắp cho tốc độ mở rộng điểm bán chậm lại trong quý I/2020 nhằm tối ưu hóa mạng lưới điểm bán của VinCommerce. Trong quý II/2020, các nền tảng kinh doanh của hệ thống VinCommerce cơ bản ổn định, cải thiện hoạt động vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Lượng khách cửa hàng tăng 11% vào tháng 7/2020 so với tháng 6/2020.

Đầu năm 2020, VinCommerce sau khi được sát nhập vào Massan đã có những tăng trưởng hoạt động ổn định, đủ tiềm lực để đối phó với sức ép của doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, để cạnh tranh hiệu quả, VinCommerce cần tiếp tục phát triển, ổn định hơn trong kinh doanh, cần có những đổi mới trong cách thức cũng như sản phẩm.

Hàng hóa nội địa bị lấn át bởi hàng hóa nhập khẩu

VinCommerce là doanh nghiệp sản xuất và phân phối các dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành một trong những thương hiệu uy tín và hàng đầu nước ta. Với thành công chuỗi hệ thống siêu thị đã đưa thương hiệu VinCommerce được nhiều người biết đến hơn và sử dụng sản phẩm của thương hiệu này ngày càng nhiều hơn. Những chuỗi hệ thống siêu thị VinMart, các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini VinMart+ đã thu hút được khách hàng nhờ sự uy tín cũng như các mặt hàng chất lượng.

Lấy VinMart làm ví dụ, siêu thị của thương hiệu VinCommerce mang lại cho người tiêu dùng hàng hóa thực phẩm tươi sống, không chỉ về thực phẩm, rau củ quả mà cung cấp đến người tiêu dùng rất nhiều các mặt hàng gia dụng và tiêu dùng trong cuộc

sống của con người như thời trang, giày dép, văn phòng phẩm,… Với hơn 40 000 mặt

hàng khác nhau, người tiêu dùng có thể tìm thấy sản phẩm mình cần và chất lượng tại bất kỳ một siêu thị VinMart nào trong hệ thống siêu thị rộng lớn của VinCommerce.

Theo đại diện VinCommerce, xu hướng thị trường trong nước 1 - 2 năm gần đây cho thấy nhu cầu về thực phẩm sạch, về rau củ quả - trái cây cũng như thủy hải sản, hàng hóa “Made in Vietnam” của người tiêu dùng đang tăng trưởng rất mạnh. Tuy nhiên, với việc thực thi EVFTA, trên thị trường bán lẻ Việt Nam đang tồn tại một số mặt hàng của các nước thành viên các FTA thế hệ mới tuy không cạnh tranh trực tiếp với hàng nội, nhưng mang tính thay thế và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, cụ thể như các sản phẩm sữa, thịt bò, thịt lợn của các quốc gia như Úc, New Zealand. Thời gian gần đây các mặt hàng nông sản của Hàn Quốc cũng đang có xu hướng gia tăng trên thị trường, cạnh tranh với hàng nông sản. Thống kê trong quý I/2017, kim ngạch nhập khẩu rau quả Việt Nam từ Hàn Quốc tăng 80% so với cùng kỳ năm 2016.

Qua đó thấy được phần nào sự lấn át của hàng hóa nhập khẩu đối với hàng nội địa, gây ra thách thức lớn cho VinCommerce. Với làn sóng mới từ EU, việc cung cấp đầy đủ và chất lượng sẽ là chưa đủ để có thể tiếp tục cạnh tranh cũng như tồn tại trên thị trường, cần phải có những mặt hàng chất lượng, mới lạ có thể thu hút được khách hàng, đánh bật lại sự lấn át của hàng hóa nhập khẩu.

Rủi ro từ việc dỡ bỏ quy định kiểm tra nhu cầu kinh tế

ENT được coi như một công cụ để hạn chế nhà đầu tư nước ngoài thống trị thị trường bán lẻ Việt Nam, tuy nhiên, khi quy định này được dỡ bỏ, sự xâm nhập và mở rộng quy mô của các nhà bán lẻ nước ngoài trên thị trường Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng, bởi khi đó các nhà bán lẻ nước ngoài có thể mở rộng các cơ sở bán lẻ ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần phải qua kiểm tra ENT.

Với thực trạng trên, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ mở rộng được rất nhiều về quy mô trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tạo ra sự lấn át đối với các doanh nghiệp nước ta, cụ thể là VinCommerce. Với những doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh cùng lĩnh vực với VinCommerce, sự mở rộng này sẽ gây áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp nước ta. Hiện tại, VinCommerce đang bao phủ toàn quốc với độ phủ sóng hơn 30 tỉnh thành, hệ thống bán lẻ đã sở hữu số lượng lên tới 65 siêu thị VinMart và khoảng 1 000 của hàng VinMart+. Với độ phủ sóng rộng rãi như vậy, VinCommerce vẫn cần phải rất cẩn trọng với việc dỡ bỏ quy định kiểm tra nhu cầu kinh tế cho các doanh nghiệp nước ngoài.

CHƯƠNG 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP

Thứ nhất, Vincommerce nên đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và marketing sản

phẩm, tích hợp dữ liệu thông tin về người tiêu dùng cả offline và online, để có kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp đồng thời qua đó cũng nâng cao khả năng đối phó với trường hợp xấu nhất của dịch bệnh.

Thứ hai, VinCommerce cần phát triển đa dạng và hoàn thiện các kênh phân phối,

đặc biệt là các kênh phân phối trực tuyến hay phần mềm trên nền tảng di động. Kinh doanh trực tuyến có phần thách thức hơn phương thức truyền thống, tuy nhiên, vấn đề cốt lõi vẫn là doanh nghiệp cần bảo đảm chất lượng sản phẩm, chuyển tải thông tin hàng hóa kỹ lưỡng và bài bản tới khách hàng đi kèm dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp.

Thứ ba, Vincommerce phải nắm bắt thời cơ, tăng cường liên kết, hợp tác với các đối

tác thuộc EU, tận dụng nguồn vốn, công nghệ, quản lý và cả thị trường. Duy trì những biện pháp phòng dịch theo quy định để đảm bảo an toàn cho quốc gia và khu vực.

Thứ tư, Cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ doanh

nghiệp phát triển hệ thống Logistic thương mại. Đồng thời xây dựng các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa theo hướng tạo lập các hàng rào kỹ thuật, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, không để doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế tiếp cận nguồn lực kinh doanh nhiều hơn doanh nghiệp nội địa.

Thứ năm, Việt Nam cần hoàn thi n khung pháp lý và nâng cao năng lực thệ ực thi để gặt hái đầy đủ lợi ích của hiệp định EVFTA, cần nâng cao năng lực thực thi ba vấn đề chính: các quy tắc xuất xứ, các bi n ph p vệ sinh dịch tễ cho cây trồng và vật nuôi và ệ á cơ chế xử lý tranh chấp giữa nhà nước nhà đầu tư.-

KẾT LUẬN

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các ngành kinh doanh của Việt Nam nói chung và ngành phân phối bán lẻ nói riêng đặt biệt là trong thời kỳ xảy ra nhiều biến động thay đổi do tác động của dịch COVID-19 như hiện nay. Vì thế điều quan trọng là doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với sự thay đổi, tận dụng triệt để mọi cơ hội cũng như tìm ra những giải pháp hiệu quả đối với những thách thức không chỉ là do dịch COVID-19 mà còn do EVFTA mang lại. Từ đó doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

1. Việt Nam EU (EVFTA)– , Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

https://trungtamwto.vn/fta/199 viet nam- - --eu evfta-

2. CT, 24/07/2020. “Tác động của EVFTA đến xuất nhập khẩu, định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam”, Báo Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam

http://baochinhphu.vn/Doanh nghiep/Tac dong- - -cua EVFTA-- den xuat nhap- - - khau dinh huong- - -cho-doanh nghiep- -Viet-Nam/401743.vgp

3. Vụ Chính sách Thương mại đa biên, 17/04/2020. “Đánh giá tác động của Hiệp

định EVFTA tới Việt Nam”, Bộ Công thương Việt Nam.

https://moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/ /chi tiet/%C4%91anh- - -gia-tac- %C4%91ong-cua hiep-- %C4%91inh-evfta toi viet nam 18518- - - - -22.html

4. Lưu Hiệp, 29/06/2020. “EVFTA cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển

sau cú sốc COVID-19”, Công an Nhân dân Online.

http://cand.com.vn/Kinh-te/EVFTA- -co hoi-cho-doanh nghiep- -Viet Nam- -phat- trien-sau cu-soc COVID-19 600878/ - - -

5. Nguyễn Hường, 29/06/2020. “EVFTA: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt sau cú sốc

COVID-19”, Bộ Công thương Việt Nam.

https://moit.gov.vn/web/guest/tin-chi tiet/ /chi tiet/evfta-co- - - -hoi-cho-doanh- nghiep viet- -sau cu soc covid- -- - - 19 19806 16.html-

6. Minh Anh. “EVFTA – Cơ hội và thách thức cho ngành phân phối bán lẻ”, BizC. https://bizc.vn/evfta- -co hoi va- -thach thuc-cho- -nganh phan phoi ban- - - -le/

7. Việt Hoàng, 08/06/2020. “Chuyên gia nói gì về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia EVFTA?”, Tạp chí Tài chính.

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chuyen gia noi gi- - - -ve-co-hoi va- -

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA đối VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINCOMMERCE TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID 19 (Trang 34 - 45)