doanh nông sản
2.2.1. Môi trường pháp lý
Dịch Covid-19 tác động lớn đến các hoạt động mua bán, kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của các tỉnh trên cả nước. Do vậy, Việt Nam đã có những nỗ lực nhằm cải thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi cho việc kinh doanh nông sản trên các sàn thương mại điện tử, cụ thể như sau:
Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2020 đã xác định nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Đến tháng 7/ 2021, Bộ Thông tin & Truyền thông đã ban hành Kế hoạch 1034 với mục tiêu hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; Cung cấp thông tin hữu ích; sản phẩm đầu vào cho hộ SXNN, hộ kinh doanh, hợp tác xã.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số nông nghiệp và chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo một số nhóm ngành
hàng. Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo chuyển đổi ngành nông nghiệp từ một ngành sản xuất sang ngành kinh tế nông nghiệp, đặc biệt khuyến khích thúc đẩy kinh tế số đến từng người nông dân, đặc biệt lấy người nông dân làm chủ thể xuyên suốt của tái cơ cấu nông nghiệp.
Ngoài ra, còn có các điều luật, nghị định về thương mại điện tử công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng... để điều chỉnh các giao dịch qua mạng.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng số
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của mọi ngành nghề và đặc biệt giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo các chuyên gia trên lĩnh vực thương mại bán lẻ, để phát triển kinh doanh nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) nhanh và bền vững, cần hội tụ các yếu tố như: hạ tầng kỹ thuật internet đủ nhanh, mạnh, bảo đảm truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh.
Ngoài ra, phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật như thanh toán qua thẻ, thanh toán qua EDI... Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp; có hệ thống cơ sở chuyển phát sản phẩm nhanh chóng, đặc biệt với nông sản tươi sống, kịp thời và tin cậy; có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán các sản phẩm nông sản và thanh toán qua mạng.
2.2.3. Nguồn nhân lực
Sàn thương mại điện tử là phao cứu sinh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh, nông dân, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một lĩnh vực mới, dựa trên sự giao thoa và tương tác của nhiều ngành khoa học khác nhau, đó là: kinh tế, kinh doanh, quản trị, marketing, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, luật... Do vậy, nguồn nhân lực ngành thương mại điện tử thường đòi hỏi kiến thức tổng hợp ngoài chuyên ngành về công nghệ thông tin.
này chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Nhiều người dân và cả doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu thông tin để ứng dụng số hóa, thiếu liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi, nhận thức và trình độ của nông dân còn hạn chế, nên khó áp dụng công nghệ mới, khoa học kỹ thuật vào kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm nông sản.
2.2.4. Dịch vụ logistics:
Mặc dù tỷ trọng thương mại điện tử (TMĐT) khu vực nông thôn còn thấp song xét trên nhiều phương diện, khu vực này có rất nhiều tiềm năng. Bằng sự đẩy mạnh chuyển đổi số, độ phủ của internet khu vực nông thôn ngày càng được mở rộng, số lượng người dùng tiếp cận thiết bị thông minh cũng tăng nhanh. Điều này mở ra cơ hội một lượng lớn người dùng tiếp cận thương mại điện tử nói chung và đối tượng trẻ nói riêng. Cùng với đó, làn sóng dịch Covid-19 đã “đánh thức” thương mại điện tử nông thôn, đặc biệt là mặt hàng nông sản tươi.
Hệ thống logistics ở Việt Nam được phân loại thành các trung tâm phân phối, trung tâm hoàn tất đơn hàng, trung tâm cung ứng dịch vụ vận tải, trung tâm cung ứng dịch vụ logistics đa chức năng. Sử dụng các dịch vụ logistic vào kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh, nông dân có được công nghệ logistics, xây dựng thương hiệu, nâng tầm quốc tế; đồng thời giảm thiểu chi phí, đă –c biệt là đẩy nhanh tốc độ giao hàng cho các đơn hàng nông sản.
Nhận định về tiềm năng của thị trường thương mại điện tử đối với sản phẩm nông nghiệp, ông Trần Chí Dũng - Phó Viện trưởng - Viện Quản trị Logistics Toàn Cầu, Trưởng Ban Công nghệ - Đổi mới sáng tạo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cũng tin rằng đây là giải pháp chuẩn về mặt chiến lược và cần phải làm nhanh hơn.
2.2.5. Hệ sinh thái số
Công nghệ số giúp các “ông lớn” như Google, Facebook, Amazon… trở nên siêu quyền lực với hệ thống “dữ liệu lớn” đồng thời mở ra cơ cơ hội cho tất cả các thành phần kinh tế, từ các cá nhân đến doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Điểm thú vị của hệ sinh thái số là cho phép các doanh nghiệp kết
nối với người tiêu dùng ngay khi họ đang tìm kiếm hàng hóa hoặc dịch vụ. Các dự đoán dựa trên cơ sở “dữ liệu lớn” khá chính xác, do chúng tiếp cận được suy nghĩ của mọi người tại chính thời điểm họ sử dụng các công cụ tìm kiếm, like hay chia sẻ.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh, nông dân không chỉ tận dụng những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân và thị trường để tăng doanh thu-lợi nhuận, sớm chiếm lĩnh thị phần thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp còn liên kết với nhau – thiết thực hỗ trợ quảng bá tiêu thụ hàng Việt toàn cầu, tạo nền móng hình thành hệ sinh thái thương mại điện tử Việt Nam.