Giải pháp của khu vực tư nhân

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ II đề TÀI ĐỊNH VỊ HÀNG NÔNG SẢN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH đại DỊCH COVID 19 (Trang 48 - 53)

Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới đối với nền kinh tế của nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiêp cụ thể là mặt hàng nông sản. Vì vậy việc tạo dựng lòng tin cho người tiêu dùng là điều tối quan trọng và cấp thiết lúc này. Để chiếm được niềm tin của khách hàng thì quá trình xây dựng trang web thương mại điện tử cần kiểm soát tốt chất lượng các sản phẩm trước khi được đăng bán trên trang.

Doanh nghiệp cần cập nhật và tìm ra phương thức giao nhận sản phẩm từ tay người bán đến người mua một cách nhanh nhất. Tránh tình trạng khách hàng chờ quá lâu mới nhận được hàng, Việc vận chuyển quá lâu này cũng sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng của nông sản khi tới tay của người tiêu dùng.

Các trang web thương mại điện tử phải thân thiện với người dùng, người dùng dễ dàng tìm thấy sản phẩm, đặt hàng tiện lợi và thanh toán một cách dễ nhất để không gây phiền hà, mất niềm tin với khách hàng trong quá trình thanh toán trực tuyến.

Đối với nông hộ, do một số nông hộ trình độ còn hạn chế, việc sử dụng máy tính để đăng thông tin, chụp ảnh sản phẩm thế nào cho đẹp, đưa thông tin sản phẩm

lên sao cho hấp dẫn người mua, sử dụng tốt các chức năng của chợ là cả một quá trình, đòi hỏi một đội ngũ công nghệ thông tin thường xuyên mở lớp, tập huấn hỗ trợ, hướng dẫn nông hộ sử dụng một cách thành thạo là khó khăn lớn. Tuyên truyền lợi ích to lớn khi tham gia trang web thương mại điện tử để nông hộ vững niềm tin, không vì một chút khó khăn trước mắt như không quen sử dụng máy tính mà từ bỏ không tham gia vào chợ nữa.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là internet, số người sử dụng internet ngày càng tăng, hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm của mọi người thông qua internet ngày càng nhiều. Người tiêu dùng có thể tìm hiểu nhiều nhà cung cấp sản phẩm mình muốn mua, với chất lượng và giá thành phù hợp nhất với mình mà không mất nhiều thời gian thay vì ra chợ truyền thống như trước kia. Với xu thế trên, để đáp ứng nhu cầu và sự tiện ích tới người tiêu dùng, bằng sự nhạy bén của mình một số nông hộ cũng đã tham gia vào việc quảng cáo, bán các sản phẩm họ làm ra thông qua các trang mạng xã hội như Facebook hay các sàn thương mại điện tử như: Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Postmart, Lazada... Ở các phương tiện quảng cáo hiện có thì hầu hết đều là các trang đăng tin quảng cáo tổng hợp tức là cứ sản phẩm nào có giá trị cũng đều có thể đăng lên bán được, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong quá trình tìm mua và lựa chọn sản phẩm cho mình. Để đáp ứng tính riêng biệt, đặc thù trên đã hình thành ý tưởng xây dựng trang web TMĐT để người tiêu dùng và các doanh nghiệp online có thể tiếp cận nguồn cung cấp nông sản trực tiếp từ nông hộ.

KẾT LUẬN

Với việc xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp cùng với áp dụng công nghệ cao, công nghệ bán hàng trực tuyến và thương mại điện tử sẽ tạo giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị của sản phẩm, góp phần phát triển cho nền nông nghiệp quốc gia và thực hiện tốt chiến lược của Chính phủ trong thời đại hội nhập kinh tế và khoa học công nghệ 4.0. Nông nghiệp luôn là ngành thế mạnh của Việt Nam, là bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế nước ta. Kể từ khi dịch bệnh diễn ra, nông nghiệp vẫn giữ vững vai trò của mình, tạo động lực phát triển cho kinh tế nước nhà. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều loại nông sản gặp khó trong vận chuyển, tiêu thụ, gây đứt gãy chuỗi cung ứng; ta càng thấy được vai trò quan trọng và tính tiện nghi của TMĐT.

Bằng việc sử dụng mô hình SWOT, phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình, bài nghiên cứu đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc áp dụng thương mại điện tử vào ngành nông nghiệp Việt Nam và các yếu tố tác động đến sự phát triển của việc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh nông sản. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn phân tích trường hợp cụ thể của một số nước trên thế giới và cuối cùng đưa ra những gợi ý đề xuất về hướng đi phù hợp khi áp dụng thương mại điện tử vào nông nghiệp Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất những hướng đi cụ thể khi áp dụng thương mại điện tử vào ngành nông nghiệp tại Việt Nam nhằm tận dụng tối đa cơ hội và ứng phó được những thách thức đề ra.

Dù đã rất nỗ lực trong nghiên cứu và phân tích, tuy nhiên bài nghiên cứu của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót do có hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian. Nghiên cứu của nhóm chỉ sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích, tổng hợp nên những giải pháp đưa ra còn mang tính chủ quan. Vì vậy, nhóm đề xuất hướng đi cho các nghiên cứu sau nên sử dụng mô hình phân tích định lượng để đánh giá và đưa ra những giải pháp khách quan hơn đóng góp vào tình hình nghiên cứu chung của đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

Shang Jie(2020). “Impact of COVID-19 on agricultural food: A Strengths, Weaknesses, Opportunities”, and Threats (SWOT) analysis, Food Frontiers, DOI:

10.1002/fft2.93.

Pichawadee Kittipanya-ngam & Kim Hua Tan (2020). “A framework for food supply chain digitalization: lessons from Thailand”, Production Planning & Control, 31:2-3, 158-172, DOI: 10.1080/09537287.2019.1631462.

Yiwu Zeng, Fu Jia, Li Wan, and Hongdong Guo (2017). “E-commerce in agri- food sector: a systematic literature review”, International Food and Agribusiness Management Review, DOI: 10.22434/IFAMR2016.0156.

Tiếng Việt

Anh Thư, Nông nghiệp thông minh và thương mại điện tử, Khoa học phổ thông

<Nông nghiệp thông minh và thương mại điện tử (khoahocphothong.com.vn)>, Truy

cập 4/12/2021

Trần Lưu, Nhà nông Việt lên sàn thương mại điện tử, Sài Gòn giải phóng Online <Nhà nông Việt lên sàn thương mại điện tử | Nông nghiệp | Báo Sài Gòn Giải

Phóng (sggp.org.vn)>, Truy cập 4/12/2021

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2019, Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, Bộ Công thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2020, Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020, Bộ Công thương

Nguyễn Thị Hoàn (2021), Đẩy mạnh đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử, https://dangcongsan.vn/kinh-te/day-manh-dua-nong-san-len-cac-san-thuong-mai- dien-tu-594352.html, Truy cập ngày: 28/11/2021

Simon Kemp, Sarah Moey (2019). Digital 2019 spotlight: E-Commerce in Vietnam, https://datareportal.com/reports/digital-2019-ecommerce-in-vietnam, Truy cập ngày 29/11/2021

“Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử”, Báo Tạp chí công thương, https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/day-manh-tieu-thu-nong-san-qua- kenh-thuong-mai-dien-tu-84406.htm

“Thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản”, trích từ

https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuong-mai-dien-tu-huong-di-moi-cho-tieu-thu-nong- san-581035.html

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2021, Bộ Công thương Việt Nam, “Đưa nông dân lên Sàn thương mại điện tử” từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-

nuoc/dua-nong-dan-len-san-thuong-mai-dien- tu.html, Truy cập ngày 13/11/2021

Bộ Công thương Việt Nam. (2021). “Các sàn thương mại điện tử ghi nhận lượng đơn hàng tăng đột biến trong những ngày giãn cách xã hội”. Từ

https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoatdong/cac-san-thuong-mai-dien-tu-ghi-nhan-luong-

don-hang-tang-dot-.html, Truy cập ngày 14/11/2021

Hương Trà. (2018), Báo Nhân dân “Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản sạch”. Từ: https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/ra-mat-san-thuong-mai-dien-tu-nong- san-sach-340419/, Truy cập ngày 14/11/2021

Báo quân đội Nhân dân. (2020). “Thương mại điện tử và nông sản của người dân”. Từ https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/thuong-mai-dien-tu-va-nong-san- cua-nguoi-dan 671797, Truy cập ngày 14/11/2021

Bộ Công thương Việt Nam. (2020). “Kết nối để người dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử”. Từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/ket-noi-

de-nguoi-dan-dua-nong-san-len-san-thuong-mai-dien-tu.html, Truy cập ngày

14/11/2021

Bộ Công Thương. “Thương Mại Điện Tử - Giải Pháp Hỗ Trợ Kịp Thời Tiêu Thụ Các Sản Phẩm Nông Sản.” Bộ Công Thương Việt Nam, 2021, moit.gov.vn/bao- ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/thuong-mai-dien-tu-mot-giai-phap-ho-tro-kip-thoi- tieu-thu-cac-san-pham-nong-san.html, Truy cập 6/12/2021.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, “Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Thư Viện Pháp Luật, 2021, thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-

tin/Quyet-dinh-2688-QD-BNN-TCCB-2021-thanh-lap-Ban-chi-dao-Chuyen-doi-so- ve-nong-nghiep-478219, Truy cập 06/12/ 2021.

Hải Minh “Bắc Kạn: Đẩy Mạnh Thương Mại Điện Tử Hỗ Trợ Tiêu Thụ Nông Sản Trong Mùa Dịch.” Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2021,

dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/bac-kan-day-manh-thuong-mai-dien-tu- ho-tro-tieu-thu-nong-san-trong-mua-dich-594983.html, Truy cập 06/12/ 2021.

Hoàng Thị Thuý, “Phát Triển Nguồn Nhân Lực Thương Mại Điện Tử Trong Bối Cảnh Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0.” Tạp Chí Tài Chính, 2019,

tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-nguon-nhan-luc-thuong-mai-dien- tu-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-302470.html, Truy cập 06/12/ 2021.

Minh Long. “‘Đánh Thức’ Thương Mại Điện Tử Nông Thôn Bằng Hạ Tầng Logistics.” Công Thương, 2021, congthuong.vn/danh-thuc-thuong-mai-dien-tu-nong- thon-bang-ha-tang-logistics-167063.html, Truy cập 06/12/2021.

Minh, Vũ. “Thương Mại Điện Tử Thúc Đẩy Tiêu Thụ Nông Sản Trong Mùa Dịch.” Báo Điện Tử, 2021, dangcongsan.vn/kinh-te/thuong-mai-dien-tu-thuc-day- tieu-thu-nong-san-trong-mua-dich-592532.html, Truy cập 06/12/2021.

Nguyễn, Phượng. “Đưa Nông Sản Lên Sàn Thương Mại Điện Tử - Cơ Hội và Thách Thức Thời Covid-19.” VnExpress, 2021, vnexpress.net/dua-nong-san-len-san- thuong-mai-dien-tu-co-hoi-va-thach-thuc-thoi-covid-19-4338848.html, Truy cập 06/12/2021.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ II đề TÀI ĐỊNH VỊ HÀNG NÔNG SẢN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH đại DỊCH COVID 19 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)