- H2SO4 0.5N Clorofom CHCl
NHẬN XÉT KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nhận xét kết quả
1.1 Hàm lượng lipid tổng
Nhìn chung hàm lượng lipid tổng trong dầu hạt nho là thấp (14,52%) so với các loại hạt lấy dầu khác, thông qua bảng 4.1
Bảng 4.1: Hàm lượng dầu trong một số hạt có dầu khác
Hạt có dầu Hàm lượng dầu (%)
Đậu phộng 40,2 – 50
Hướng dương 52,4 - 54,9
oliu 30 - 50
Đậu nành 12 - 25
Tuy nhiên việc khai thác dầu hạt nho vẫn có thể khả thi, do tận dụng được nguồn phế liệu từ quá trình sản xuất rượu vang, quá trình sản xuất nước quả nho,..Bên cạnh đó còn làm giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra được sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người.
1.2 Kích thước nguyên liệu ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly
Bảng 4.2: Hiệu suất dầu thu được qua các kích thước khác nhau Kích thước nguyên liệu (x),mm Hiệu suất (%)
x ≤ 0,315 21,36
0,135 < x ≤ 0,425 16,21
Từ bảng trên ta thấy được kích thước nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất trích ly. Kích thước càng nhỏ hiệu suất trích ly càng cao, khả năng thu hồi dầu lớn. Do đó trong quá trình sản xuất ta nên xay nguyên liệu có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0,315mm, để sao cho khả năng thu hồi dầu trong quá trình trích là lớn nhất.
1.3. Nhận xét về thành phần acid béo của dầu hạt nho
Từ kết quả kiểm nghiệm ta thấy trong dầu hạt nho thành phần acid béo no chỉ chiếm 9,88% còn lại là các acid béo chưa no, mà đặc biệt là acid linoleic chiếm thành phần rất cao trong dầu (66,76%). Đây là acid béo thiết yếu cần trong chế độ dinh dưỡng của con người vì chúng có tác dụng tốt đối với tim mạch. Mặt khác do chứa nhiều acid béo chưa no nên dầu hạt nho luôn ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường.
1.4. Nhận xét về quy trình xử lý nguyên liệu quy mô công nghiệp so với quy trình thủ công
Xử lý nguyên liệu trên quy mô công nghiệp có nhiều ưu điểm hơn so với quy trình thủ công như:
• Năng suất cao và chất lượng ổn định
• Chủ động hơn đối với thời tiết
• Tiết kiệm diện tích
• Tiết kiệm nguồn nhân lực
• Tiết kiệm được thời gian
Tuy nhiên xử lý nguyên liệu trên quy mô công nghiệp thì lại tốn khá nhiều chi phí cho việc đầu tư các nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dụng cụ,…Nhưng trên thực tế nếu để sản xuất dầu với số lượng lớn thì ta không thể dùng quy trình thủ công để thực hiện được. Quy trình thủ công chỉ có thể áp dụng cho việc nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.
Để việc sản xuất dầu hạt nho được thực hiện trên quy mô công nghiệp thì cần phải có nhiều sự nghiên cứu hơn nữa được thực hiện chẳng hạn như:
• Khảo sát hiệu suất dầu thu được đối với các dung môi hữu cơ khác ngoài hexan,
• Khảo sát hiệu suất thu hồi dung môi sau khi trích ly,
• Khảo sát nhiệt độ sấy nguyên liệu hạt nho,
• Khảo sát nhiệt độ trích ly,
• Khảo sát tỷ lệ giữa nguyên liệu và dung môi,
• Khảo sát phương pháp ép nguội dầu hạt nho,….
Nếu trong quá trình khảo sát thấy hiệu suất thu hồi dầu cao bằng phương pháp ép nguội thì nên dùng phương pháp này để sản xuất dầu, sẽ giảm bớt được một phần chi phí trong khâu tách dung môi. Tuy nhiên nếu hiệu suất thu hồi dầu chưa cao bằng phương pháp ép nguội thì ta có thể kết hợp ép nguội trước sau đó mới đem đi trích ly.
Trong quá trình trích ly kích thước nguyên liệu đem trích ly nên nhỏ hơn hoặc 0,315mm, thì hiệu suất trích ly sẽ cao hơn (kết quả nghiên cứu trên), kích thước càng lớn khả năng trích ly càng giảm.
Đồng thời với quá trình tiến hành khảo sát khai thác dầu hạt nho cũng cần tiến hành khảo sát hiệu quả kinh tế thu được khi sản xuất dầu. Từ đó mới biết được có nên sản xuất dầu hạt nho trên quy mô công nghiệp không, do hàm lượng lipid tổng trong dầu hạt nho không cao (14,52% kết quả nghiên cứu trên). Mặc dù trong dầu có chứa thành phần acid béo chưa no cao.
Chương 5
Qua quá trình nghiên cứu trích ly dầu hạt nho em nhân thấy:
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng để sản xuất dầu hạt nho trên qui mô công nghiệp, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người. Do diên tích trồng nho ở nước ta trong những năm gần đây không ngừng được mở rộng.
Mặc dầu hàm lượng dầu trong hạt nho không cao nhưng sản xuất dầu hạt nho vẫn có thể khả thi do tận dụng được nguồn phế liệu từ các ngành công nghệ như: ngành công nghệ sản xuất rượu vang, ngành công nghệ sản xuất nước quả nho.
Qua nghiên cứu còn biết được cách thức xử lý nguyên liêu hạt nho trước khi đem đi trích ly, biết được hàm lượng lipid tổng trong hạt nho, biết được kích thước nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly và biết một số chỉ tiêu sản phẩm dầu hạt nho như:
Chỉ số iod và thành phần acid béo Chỉ số acid và hàm lượng acid béo tự do Chỉ số peroxyt
Chỉ số xà phòng hóa
Chỉ số este và hàm lượng glycerol Màu sắc và mùi của dầu hạt nho
Thông qua kết quả kiểm tra các chỉ tiêu trên thấy được dầu có thành phần acid béo chưa no cao, đặc biệt là acid linoleic phù hợp cho việc sản xuất dùng làm thực phẩm. Tuy nhiên để sản xuất dầu hạt nho thì cần thực hiện tiếp tục một số nghiên cứu sâu hơn.