Ngân sách nhà n-ớc: Chính sách tiền tệ cần đ-ợc cách ly với những sức ép từ những yêu cầu của chính phủ nhằm tài trợ thâm hụt tài chính. Chính phủ phải thanh toán các khoản nợ theo lãi suất thị tr-ờng và kìm chế việc gây áp lực lên NHTƯ để duy trì những mức lãi suất thấp. Tăng c-ờng tính độc lập của NHTƯ có thể giúp cho đạt đ-ợc mục tiêu này. Chính phủ cần xây dựng một ch-ơng trình toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện chính sách quản lí công nợ và thông qua phát hành trái khoán chính phủ, tức là thông qua thị tr-ờng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, để cải thiện tình hình ngân sách cần phải tiết kiệm triệt để phần chi cho bộ máy hành chính, thực hiện cải cách hành chính và cải cách thuế.
Với chính sách kinh tế vĩ mô khác: Chính sách tiền tệ là chính sách quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Nó th-ờng có sự đan xen phức tạp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.vì vậy, sử dụng hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ đồng nghĩa với việc tiếp tục hoàn thiện môi tr-ờng kinh tế mầ thực chất là hoàn thiện môi tr-ờng kinh tế thị tr-ờng. Nếu các chính sách kinh tế vĩ mô khác đ-ợc thực hiện có hiệu quả thì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế hoạt động theo chiều h-ớng tăng tr-ởng và ổn định lâu dài.
Quy chế pháp lý: Cần tiếp tục ban hành những cơ chế thể lệ hợp thức hơn, mang đầy đủ hiệu lực pháp lý hơn. Tr-ớc hết, cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản ký ngân hàng nhằm tạo ra một hành lang pháp luạt t-ơng đối an toàn cho hoạt động của các ngân hàng. Tr-ớc hết là các cơ chế: cơ chế phát hành tín phiếu của công ty tài chính, cơ chế phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của NHTM, cơ chế góp vốn cổ phần của các cổ đông
n-ớc ngoài vào các tổ chức kinh doanh tín dụng Việt Nam, cơ chế tổ chức và hoạt động của loại hình công ty tài trợ thuê mua...Đi đôi với những biện pháp nh- vậy là mở rộng phân công, phân cấp, phân
quyền của các tổ chức thanh tra, giám sát tài chính, ngân hàng, đảm bảo sự minh bạch trong chế độ thông tin, báo cáo tài chính kế toán.
Kết luận
Sự phát triển các công cụ chính sách tiền tệ là một quá trình phức tạp th-ờng đòi hỏi một thời gian khá dài để hoàn thành. Nh-ng các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ hiếm khi đ-ợc giải quyết triệt để, đặc biệt đối với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nh- Việt Nam. Sự đan xen phức tạp của chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn hơn tr-ớc có thể đ-a đến những thay đổi về ngắn hạn kèm theo những thoả hiệp nhân nh-ợng tình thế trong điều hành chính sách. Tuy nhiên về trung, dài hạn, mục tiêu cuối cùng và mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ vãn phải đ-ợc tuân thủ nghiêm ngặt. Đặc biệt là việc hoàn thiện chính sách tiền tệ sẽ lệ thuộc nhiều vào khả năng tiếp cận và vân dụng hệ thống các công cụ thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, gắn liền với quá trình tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng hiện nay.
Cùng với những khó khăn hiện nay, chính sách tiền tệ ở Việt Nam còn đứng tr-ớc thử thách ngày càng gia tăng với nguy cơ tụt hậu tr-ớc một thế giới đang b-ớc vào thời kỳ tăng tr-ởng nhanh. Do đó, chính sách tiền tệ phải đảm bảo đạt đ-ợc những -u việt nhất định để giải quyết mối t-ơng quan giữa
mục tiêu ổn định và tăng tr-ởng, xây dựng một nền kinh tế phát triển cao, lâu bền.
Trong phạm vi kiến thức cho phép, tôi xin trình bày một số vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn liên quan đến chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ, đ-a ra một số giải pháp đúc kết từ thực trạng nền kinh tế và suy nghĩ chủ quan cá nhân. Rất mong đ-ợc sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc.