2.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động ODI của Viettel tạ
2.2.4 Những yếu tố lợi thế của Viettel khi thực hiện ODI
Đầu tư ra nước ngoài là chiến lược lâu dài của Viettel, được Viettel định hướng là cách để Tập đồn duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Hầu hết các quốc gia mà Viettel tập trung tìm kiếm cơ hội đầu tư đều là các thị trường đang phát triển, về cả kinh tế lẫn viễn thông. Lý do là bởi khi Viettel bắt đầu đầu tư ra nước ngoài, những thị trường hấp dẫn đều đã được các công ty nổi tiếng trên thế giới đầu
tư và khai thác trước từ 10-20 năm. Tuy nhiên, nhờ vậy mà Viettel đã nhìn thấy lợi thế của mình ở những thị trường khó khăn này. Theo Thiếu tướng Dương Văn Tính (2020), trong tổng số khoảng 30 nhà đầu tư viễn thông quốc tế thời điểm Viettel bắt đầu đầu tư ra nước ngoài, Viettel là doanh nghiệp nhỏ nhất. Tuy nhiên, do cịn nhiều khó khăn và trưởng thành ở một thị trường đang phát triển như Việt Nam nên Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh doanh ở những thị trường khó khăn, hiểu và chia sẻ những điều mà các quốc gia đang phát triển khác trăn trở.
Một lợi thế nữa của Viettel khi đầu tư ra nước ngồi chính là văn hóa doanh nghiệp xun suốt. Nhờ có những giá trị cốt lõi đi cùng văn hóa doanh nghiệp, Viettel đã có những bước đi phù hợp để gặt hái thành công từ những dự án đầu tư ở nước ngoài. Những thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư đều là những thị trường cách xa về địa lý và khác rất xa về văn hoá, pháp luật, phong tục tập quán, dân tộc thậm chí khác cả về chế độ chính trị. Lợi thế để Viettel vượt qua thách thức là ln lao động hết mình, ln nghĩ khác, khơng tư duy theo lối mịn, khơng tư duy theo cách mà nhiều người khác nghĩ. Viettel khơng ngại khó, mà cho rằng khó khăn chính là cơ hội vì ít doanh nghiệp muốn lựa chọn thị trường có nhiều khó khăn.
Tại Mozambique, Viettel đã thực hiện chiến lược “hạ tầng đi trước, kinh doanh theo sau”, giúp doanh nghiệp có được lợi thế sở hữu mạng lưới hạ tầng đảm bảo ở ngay cả những nơi có địa thế xa xơi, hiểm trở. 148/148 huyện trên cả nước đã được Viettel đảm bảo về hạ tầng mạng lưới, hoàn thành trước khi đi vào khai trương dịch vụ. Theo đó, trước ngày khai trương, Movitel đã thực hiện lắp đặt hơn
1.000 vị trí 2G, gần 1.000 trạm BTS 3G kèm theo một hạ tầng truyền dẫn cáp quang 25.000 km đảm bảo cho đường trục và mạng lõi liên tỉnh. Với quy mô về hạ tầng mạng lưới kể trên, Movitel đã thực hiện phủ sóng 2G đến 100% số huyện, phủ sóng 3G đến 61% số huyện (90/148 huyện) và thực hiện lắp mạng cáp quang đến 75% số xã trên toàn quốc (Báo cáo thường niên VTG, 2013). Đây chính là một lợi thế vơ cùng lớn của Movitel so với các đối thủ khác, phát triển hạ tầng trước để phục vụ chiến lược mở rộng kinh doanh đến mọi khu vực, vùng sâu, vùng xa nhằm chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng tiềm năng.
Mặt khác, việc mở rộng đầu tư ra nhiều quốc gia, giúp Viettel tăng khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu với chi phí thấp. Viettel có thể dễ dàng mua các thiết bị viễn thông với giá rẻ hơn rất nhiều so với trước đây do đặt mua với số lượng rất lớn để lắp đặt cho tất cả các thị trường. Điều này trở thành một lợi thế của Viettel khi có thể kinh doanh với chi phí đầu tư thấp hơn các doanh nghiệp khác.
2.2.5 Tình hình chung về kinh tế - chính trị - xã hội trên tồn cầu
Năm 2019, kinh tế thế giới tăng trưởng 2,5% mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây (PGS,TS. Nguyễn Văn Lịch, Phùng Huy Hồng, 2019). Hoạt động thương mại tồn cầu có nhiều xáo trộn do tác động của thương chiến Mỹ - Trung. Trong bối cảnh đó, ngành viễn thơng thế giới có nhiều lợi thế nhờ động lực phát triển từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thông qua công nghệ và viễn thông là nhân tố cốt lõi, nhiều giải pháp đột phá mới đã giải quyết, tháo gỡ được những vấn đề thế giới đang phải đối mặt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Những thay đổi này đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các lĩnh vực, trong đó có các cơng ty viễn thơng nước ngoài của Viettel. Năm 2019 cũng là năm chứng kiến xu thế chuyển dịch số, chuyển đổi cơ cấu nguồn doanh thu từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang dịch vụ số tại các thị trường của VTG. Đây là một trong những nguồn tăng trưởng mới đảm bảo sự ổn định và hiệu quả cho VTG. Đứng trước những cơ hội, thách thức của thế giới và khu vực, những thuận lợi, khó khăn đến từ bên ngồi hay nội tại, vượt lên những rào cản cạnh tranh từ các đối thủ, VTG đã đạt được các kết quả quan trọng. Các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2019 của VTG được hồn thành với các tín hiệu tích cực và bền vững.
Năm 2020, kinh tế tồn cầu phần nào bị ảnh hưởng do tác động của dịch Covid-19. Covid-19 đã có tác động đáng kể đến sản xuất và chuỗi cung ứng trên tồn cầu. Thêm vào đó, thương chiến Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu kết thúc gây tác động kép tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu kéo theo nhiều hệ lụy về mặt tỷ giá. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu và phát triển Viettel, tình hình chính trị - xã hội tại các quốc gia Viettel đầu tư cơ bản ổn định, thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Tuy nhiên, những vấn đề an ninh phi truyền thống như thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp trên phạm vi tồn cầu trong đó có các thị trường Viettel đầu tư sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong năm tới, lĩnh vực viễn thơng ở các mức độ khác nhau có khả năng bị suy thoái trong sản xuất thiết bị di động, các nhà khai thác mạng cũng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý quy trình cơng việc khi bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có. Tiến độ tổng thể đối với 5G có thể bị hỗn lại hoặc chậm lại ở một số quốc gia. Về phía người tiêu dùng, chi tiêu cho các dịch vụ và thiết bị viễn thơng đang chịu áp lực từ tác động tài chính của việc mất việc làm quy mô lớn dẫn đến hạn chế thu nhập khả dụng. Tuy nhiên, bản chất cốt yếu của các dịch vụ viễn thông là vừa để liên lạc chung vừa là một cơng cụ để làm việc tại nhà, do đó lĩnh vực viễn thơng trên tồn cầu vẫn sẽ có cơ hội để bù đắp những áp lực này. Có thể thấy, bối cảnh khó khăn cũng chính là thời cơ để các công ty của VTG chủ động thúc đẩy các giải pháp phát triển viễn thông, xây dựng chuỗi sản phẩm liên kết hỗ trợ tăng trưởng và gìn giữ khách hàng, gia tăng hiệu quả của dự án và duy trì vị thế dẫn dắt về mặt cơng nghệ và hành vi khách hàng.
2.3Thực tiễn hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique
2.3.1 Giới thiệu chung về dự án đầu tư
Bảng 2.7. Một số thông tin về dự án đầu tư của Viettel tại MozambiqueTên công ty Công ty TNHH Movitel (Movitel, SA.) Tên công ty Công ty TNHH Movitel (Movitel, SA.)
Thương hiệu Movitel
Địa chỉ No 2586 Av.Ahmed Sekou Toure, Maputo, Mozambique
Website www.movitel.co.mz
Chủ đầu tư Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global)
và Công ty cổ phần SPI
Khai trương 15/05/2012
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website Viettelglobal.vn
Movitel là dự án đầu tư ra nước ngoài của Viettel trong lĩnh vực viễn thông tại Mozambique. Movitel được thành lập vào tháng 6/2010 trên cơ sở liên doanh giữa Viettel và công ty SPI - một công ty cổ phần của Mozambique thuộc sở hữu Đảng cầm quyền Frelimo và chính thức khai trương dịch vụ vào 15/05/2012. Tổng số vốn
hoạt động của dự án là 493,7 triệu USD trong thời hạn 50 năm, trong đó, Viettel chiếm tỷ lệ 70%, SPI có số cổ phần là 30%.
Các sản phẩm dịch vụ mà Movitel kinh doanh gồm có dịch vụ di động, dịch vụ Internet, dịch vụ cố định, khơng dây. Ngồi ra, Movitel còn cung cấp các sản phẩm thiết bị đầu cuối như điện thoại, Dcom, modem; các dịch vụ số, ví điện tử e- Mola và các giải pháp cơng nghệ thơng tin khác.
2.3.2 Q trình thâm nhập thị trường, xúc tiến đầu tư
Sau một thời gian phân tích, đánh giá cơ hội mở rộng, thâm nhập đầu tư viễn thông vào một số quốc gia tiềm năng trên thế giới, Viettel nhận thấy thị trường viễn thông tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Phi nói riêng và tại Mozambique nói chung là mảnh đất đầy hứa hẹn.
Để thâm nhập, xúc tiến đầu tư vào thị trường Mozambique, vào tháng 8 năm 2008, Viettel đã kết hợp cùng với Đồn cơng tác của Bộ Khoa học và Công nghệ đi thăm 3 nước là Ghana, Ai Cập và Mozambique. Trong chuyến đi này, Viettel đã tài trợ cho tỉnh Gaza của Mozambique một hệ thống máy tính phục vụ cho nghiên cứu nơng nghiệp, tạo nền móng quan trọng đầu tiên trong việc thiết lập quan hệ để Viettel chính thức thâm nhập vào thị trường này. Đặc biệt, tháng 8 năm 2009, thông qua chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Mozambique, Viettel đã có cơ hội tiếp cận gần hơn với việc xúc tiến đầu tư vào thị trường này bằng việc ký biên bản hợp tác ghi nhớ (MOU) với Công ty SPI - Công ty của Đảng cầm quyền Frelimo.
2.3.3 Hình thức đầu tư đối với dự án của Viettel tại Mozambique
Trên cơ sở biên bản hợp tác ghi nhớ giữa Viettel và Công ty SPI đã ký từ năm 2009, tháng 6 năm 2010, Viettel đã quyết định đầu tư góp vốn cùng với Cơng ty SPI thành lập Liên doanh Movitel để tham gia đấu thầu quốc tế lấy giấy phép di động thứ 3 tại Mozambique.
Điều kiện đấu thầu là các công ty tham gia phải có ít nhất 2 triệu khách hàng tại các quốc gia nơi họ có hoạt động và chứng minh được doanh số đạt trên 50 triệu USD mỗi năm. Để giành được giấy phép viễn thông thứ 3 tại Mozambique vào năm 2010, liên doanh Movitel đã vượt lên 12 đối thủ mạnh đến từ nhiều châu lục, thắng
thầu nhờ đạt điểm kỹ thuật cao (90/100 điểm). Trong đó, bộ hồ sơ thầu của Movitel có điều khoản cam kết là trong vịng 01 năm sẽ có 1.500 trạm BTS, điều mà chưa từng có nhà mạng nào ở Mozambique thực hiện được. Với giấy phép này, trong vòng 12 tháng, Movitel phải bắt đầu cung cấp dịch vụ.
Có thể nói với một doanh nghiệp viễn thơng thâm nhập muộn hơn, khi các công ty khác đã nắm giữ hết nguồn tài nguyễn tần số hữu hạn và phần lớn thị phần viễn thông Mozambique, Viettel thâm nhập thị trường bằng cách liên doanh với một doanh nghiệp địa phương thuộc sở hữu của Đảng cầm quyền Frelimo là phương thức lựa chọn tối ưu. Nhờ đó, Viettel có thể tận dụng được những nguồn lực sẵn có của cơng ty tại nước sở tại về cả nguồn lực và cơ sở hạ tầng thiết bị, đồng thời sự kết hợp giữa hai doanh nghiệp sẽ giúp Viettel hiểu rõ hơn về văn hóa, địa hình và điều kiện thị trường trong bối cảnh Viettel là doanh nghiệp tham gia sau vào thị trường viễn thông Mozambique.
2.3.4 Quy mô dự án
Tổng số vốn hoạt động của liên doanh giữa Viettel và Công ty SPI là 493,7 triệu USD trong thời hạn 50 năm. Trong đó, Viettel chiếm tỷ lệ 70%, cơng ty SPI (Mozambique) chiếm 30%. Liên doanh Movitel có nhiệm vụ thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh về dịch vụ bưu chính, viễn thơng tại đất nước Mozambique.
Khi Movitel chính thức được khai trương, công ty đã triển khai được đường trục cáp quang kéo dài khoảng 12.500km và 1.800 trạm phát sóng, chiếm hơn 50% tổng số trạm phát sóng trên cả nước, đóng góp 70% hạ tầng cáp quang của Mozambique. Sau gần 3 năm hoạt động, Movitel trở thành mạng viễn thơng có hạ tầng mạng lưới lớn nhất, vùng phủ sóng lớn nhất đất nước Mozambique, vượt xa các đối thủ cịn lại về quy mơ với 3.000 trạm phát sóng và 27.000km cáp quang, chiếm 44% thị phần với khoảng 5,4 triệu thuê bao. Ngồi ra, Movitel đã ký một thỏa thuận với cơng ty Electricidade de Moỗambique (EDM - Cụng ty in lc quc gia của Mozambique), để có quyền sử dụng đường dây điện EDM, giúp Movitel có điều kiện thuận lợi để mở rộng mạng lưới nhanh hơn (ICT Africa, 2016).
2.3.5 Loại hình dịch vụ kinh doanh của Movitel
Sản phẩm của Movitel là dịch vụ viễn thơng, tức dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thơng qua mạng viễn thơng. Trong đó, Các sản phẩm của dịch vụ viễn thơng mà Movitel kinh doanh gồm có dịch vụ viễn thơng cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
Đối với dịch vụ viễn thông cơ bản, Movitel cung cấp dịch vụ thoại, dịch vụ fax, dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ truyền hình ảnh, nhắn tin, hội nghị truyền hình, dịch vụ thuê kênh riêng, kết nối Internet và các dịch vụ cơ bản khác. Ngồi ra, Movitel cịn cung cấp các sản phẩm thiết bị đầu cuối như điện thoại, Dcom, modem, …
Đối với dịch vụ VAS, Movitel cung cấp các dịch vụ điện tử, thư thoại, dịch vụ fax gia tăng giá trị, các dịch vụ số, ví điện tử e-Mola và các giải pháp cơng nghệ thông tin khác. Đây là các dịch vụ nhằm tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thơng.
2.3.6 Mơ hình bộ máy tổ chức của Movitel
Cơ cấu tổ chức của Movitel bao gồm 6 khối chức năng với 27 phòng ban và 11 chi nhánh tỉnh thành, mỗi khối do 1 nhân sự trong Ban giám đốc quản lý điều hành xuyên suốt.
Khối Kỹ thuật của Movitel bao gồm 6 phòng ban sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Thứ nhất, đó là triển khai phát triển mạng lưới Hạ tầng đi động và Hạ tầng cố định băng rộng đáp ứng theo yêu cầu của khối Kinh doanh. Thứ hai, vận hành hệ thống mạng lưới, đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định. Thứ ba, khối kỹ thuật có nhiệm vụ tìm kiếm, kiểm sốt chất lượng thiết bị đầu cuối phục vụ hoạt động kinh doanh.
Khối Kinh doanh gồm có 5 phịng ban có nhiệm vụ quản lý, điều hành, đề ra các kế hoạch hành động nhằm đạt được chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh. Theo đó, khối kinh doanh sẽ xây dựng sản phẩm, định giá sản phẩm, chính sách phù hợp với từng thị trường để kích thích kinh doanh. Đối với cơng tác truyền thơng, khối kinh doanh có nhiệm vụ truyền thơng hình ảnh về các sản phẩm, chính sách, giá cước
của tất cả các dịch vụ. Đồng thời, khối chức năng này sẽ tổ chức các hoạt động bán hàng qua hệ thống kênh bán, điều hành, truyền thông và xử lý các phản ánh cũng như giải đáp thắc mắc của kênh bán trong quá trình kinh doanh.
Khối Quản lý gồm có 7 phịng ban, sẽ thực hiện các nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp chung, bao gồm điều hành, quản lý, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và kế hoạch liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra Khối Quản lý cần thực hiện các công tác kiểm tra và giám sát đối với các hoạt động bán hàng trên thị trường, đảm bảo công ty thực hiện đúng quy định, pháp luật cũng như chính sách đề ra.
Trung tâm sản phẩm gồm có 3 phịng ban: phịng Sản phẩm di động, phịng Truyền hình, Cố định băng rộng và phịng Quản lý chất lượng sản phẩm. Trung tâm sản phẩm sẽ tiếp nhận các yêu cầu từ Khối kinh doanh và là cầu nối với Trung tâm CNTT để triển khai sản phẩm đến khách hàng cuối. Mỗi phòng ban sẽ chịu trách nhiệm triển khai cho loại sản phẩm khác nhau. Sản phẩm sẽ được đưa qua khâu