Giả thuyết nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương. (Trang 31 - 33)

1. Lý do nghiên cứu 1 2.

1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu:

Đội ngũ giảng viên: thể hiện qua việc giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, phương pháp giảng dạy hiệu quả, tác phong sư phạm chuẩn mực,... Nhiều nghiên cứu với các phương pháp định lượng khác nhau đã chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa năng lực của giảng viên và sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu khác được thực

hiện bởi Lai và Nguyễn (2017) với mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đã chỉ ra hai trong số năm yếu tố tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc, đó là chương trình giáo dục và chất lượng giảng viên. Giả thuyết H1: Đội ngũ giảng viên có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên.

Chương trình đào tạo: Có chuẩn đầu ra và mục tiêu rõ ràng, được thiết kế khoa học hợp lý, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Những người được đào tạo đại học có sự thể hiện tốt hơn những cá nhân không học đại học trước đó. Tương tự, Chương trình đào tạo là phát hiện quan trọng từ nhiều nghiên cứu như của Lai & Nguyen (2017) và British Columbia College (2003). Giả thuyết H2: Chương trình đào tạo có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên.

Cơ sở vật chất: Chất lượng phòng học, thư viện, các trang thiết bị phục vụ việc dạy và học, các tiện ích khác phục vụ việc học tập của sinh viên. Cơ sở vật chất tương đương với phương tiện hữu hình trong thang đo SERVQUAL. Theo Đỗ Hồng Sâm (2016), cơ sở vật chất trực tiếp tạo điều kiện cho học viên phát huy tối đa năng lực nhận thức, nâng cao năng lực tự học, tự rèn luyện. Trong hoàn cảnh phát triển công nghệ hiện nay, cơ sở vật chất càng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ sinh viên học tập, phát triển bản thân đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Giả thuyết H3: Cơ sở vật chất tác động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên.

Công tác hành chính: Cách thức, thái độ của nhân viên hành chính khi hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên. Thủ tục hành chính là công việc mọi sinh viên đều phải thực hiện trong thời gian học tập tại trường đại học. Theo Rodie & Klein (2000), cơ sở đào tạo có hai yếu tố giảng viên tận tâm và nhân viên hành chính nhiệt

29

tình thì sinh viên sẽ gắn bó với nhà trường, thêm nhiều động lực và kết quả học tập sẽ tiến bộ hơn. Giả thuyết H4: Công tác hành chính tác động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên.

Dịch vụ hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động tư vấn hỗ trợ học tập, tư vấn nghề nghiệp, các hoạt động ngoại khóa,... giúp sinh viên có thêm những định hướng, tư vấn cho nghề nghiệp tương lai. Dịch vụ hỗ trợ có vai trò tạo thêm những giá trị gia tăng, nâng cao sức khỏe tinh thần, tăng sự gắn kết giữa sinh viên và nhà trường. Sinh viên sẽ có thêm động lực học tập. Giả thuyết H5: Dịch vụ hỗ trợ tác động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên.

Tiểu kết chương 1:

Chương 1 đã trình bày các cơ sở lý thuyết về chất lượng, sự hài lòng, mối quan hệ giữa chất lượng và sự hài lòng. Quan điểm chất lượng đào tạo dựa trên những đối tượng khác nhau. Từ cơ sở lý thuyết chung, tác giả đã phân tích được mối quan hệ giữa chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên có sự tương đồng với mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Đứng trên quan điểm sinh viên là khách hàng, đào tạo của các trường đại học là một loại hình dịch vụ. Chương này cũng đã nghiên cứu các mô hình được sử dụng để đánh giá sự hài lòng của sinh viên cũng như đưa ra được giả thuyết nghiên cứu 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương, bao gồm: Đội ngũ giảng viên, Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất, Công tác hành chính và Dịch vụ hỗ trợ.

30

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương. (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w