Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương. (Trang 70)

1. Lý do nghiên cứu 1 2.

3.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu

Phân tích kết quả sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên là tương đối cao. Bên cạnh những kết quả tốt đạt được, nhà trường cũng còn những tồn tại cần phải khắc phục và điều chỉnh. Qua phân tích yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên ở chương II, nhân tố hoạt động hỗ trợ là nhân tố có tác động mạnh nhất với hệ số Beta là 0,370, tiếp theo là nhân tố công tác hành chính với hệ số Beta là 0,328, nhân tố đội ngũ giảng viên với hệ số Beta là 0,227, và tác động yếu nhất nhân tố cơ sở vật chất với hệ số Beta là 0,109.

- Nhân tố hoạt động hỗ trợ có hệ số Beta là 0,328, có nghĩa là nếu tăng một điểm chất lượng của hoạt động hỗ trợ thì sự hài lòng của sinh viên sẽ tăng 0,328 điểm. Hoạt động này gồm 2 biến quan sát HT4 và HT5, có điểm đánh giá trung bình như sau:

Bảng 3.1: Thống kê mô tả nhân tố hoạt động hỗ trợ Tên

biến

Biến quan sát Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

HT4 Các hoạt động ngoại khóa do Nhà trường tổ chức phong phú và hấp dẫn

3,89 0,931

HT5 Trung tâm Hỗ trợ sinh viên có các hoạt động bổ ích, hỗ trợ sinh viên

3,76 0,875

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả của phần mềm SPSS)

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên được thành lập tháng 12 năm 2017 với chức năng, nhiệm vụ: (1) Tổ chức các hoạt động tư vấn cho sinh viên, bao gồm: các vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học; nghề nghiệp, việc làm; thông tin du học và trao đổi sinh viên; các vấn đề về tâm lý, sức khỏe, đời sống; (2) Phối hợp với các

67

đơn vị khác thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ khác cho sinh viên; (3) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp; (4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn như bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm; (5) Tổ chức vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài trợ để hình thành quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ hoạt động sinh viên và (6) Tổ chức, quản lý các hoạt động dịch vụ gia tăng khác. Với cơ cấu chức năng trên, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên là đơn vị chức năng được phân công tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên từ tư vấn học tập, tư vấn nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe tâm lý, tổ chức các khóa học kỹ năng giúp sinh viên được tiếp cận những thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập cũng như phát triển bản thân chuẩn bị cho công việc tương lai.

Do mới thành lập và hạn chế về nhân sự nên hiện tại công việc đã triển khai của Trung tâm là tổ chức các chuỗi tham vấn, tư vấn về tâm lý và hội chợ việc làm hằng năm. Hoạt động hội chợ việc làm được tổ chức hàng năm với sự tham gia của nhiều đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các chuỗi tham vấn, tư vấn về tâm lý được tổ chức định kỳ, thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe tâm lý cho các bạn sinh viên, giúp các bạn có tâm lý tốt hơn để đối mặt với những áp lực từ việc học cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả, những chương trình, hoạt động của Trung tâm chưa thực sự tiếp cận được tất cả các bạn sinh viên.

- Nhân tố công tác hành chính là nhân tố ảnh hưởng lớn thứ hai đến sự hài lòng của sinh viên. Nhóm nhân tố hành chính gồm năm biến quan sát của nhân tố công tác hành chính ban đầu và ba biến quan sát thuộc nhóm chương trình đào tạo ban đầu. Điểm đánh giá trung bình các biến quan sát như sau:

68

Bảng 3.2. Thống kê mô tả nhân tố hoạt động hành chính Tên

biến

Biến quan sát Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

HC1 Cán bộ hành chính có thái độ nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng sinh viên và luôn sẵn sàng hỗ trợ

3,43 1,044

HC2 Thủ tục hành chính có hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu

HC3 Cán bộ hành chính hỗ trợ sinh viên nhanh chóng, xử lý công việc chính xác và đúng thời hạn

3,15 1,055

HC4 Thời gian làm việc của các phòng, ban hành chính thuận tiện để liên hệ

3,13 0,993

HC5 Sinh viên được thông báo đầy đủ, kịp thời thời khóa biểu, lịch thi và kết quả thi

3,14 1,048

CTDT2 Chương trình học được thông báo đầy đủ cho sinh viên

3,72 0,95

CTDT4 Chương trình đào tạo thay đổi phù hợp với thị trường lao động

3,4 0,907

CTDT5 Chương trình đào tạo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp tương lai cho sinh viên

3,3 0,98

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả của phần mềm SPSS)

Nhìn chung, điểm đánh giá đều trên mức trung bình nhưng chưa đạt được mức tốt, ngoại trừ biến quan sát CTCT2 “Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên”. Độ lệch chuẩn cũng nằm trong phạm vi 1 đơn vị, cho thấy có sự chênh lệch giữa các câu trả lời của sinh viên. Như vậy, việc sinh viên có cảm nhận khác nhau nhiều cũng là vấn đề để nhà trường đánh giá chất lượng toàn diện hơn. Biến quan sát “Chương trình học được thông báo đầy đủ cho sinh viên” có giá trị trung bình cao nhất trong nhóm nhân tố này. Sinh viên khi bắt đầu học tập tại Trường Đại học Ngoại thương được cung cấp đầy đủ thông tin mục tiêu đào tạo,

69

chuẩn đầu ra, nội dung các môn học của sinh viên. Các thông tin này được cung cấp đầy đủ trên website của Phòng Quản lý Đào tạo nhưng không có trên website chính của nhà trường. Website chính thức của nhà trường không cung cấp thông tin chương trình đào tạo như trên website của Phòng Quản lý đào tạo. Có sự khác biệt này là do cách quản lý của hệ thống website của nhà trường. Website chính thức của nhà trường do Trung tâm Công nghệ Thông tin quản lý, còn website các đơn vị do đơn vị tự quản lý,

dẫn đến việc thông tin được cung cấp có sự sai khác.

Biến quan sát “Chương trình đào tạo thay đổi phù hợp với thị trường lao động” được đánh giá mức 3,4, chưa đạt được mức tốt, cho thấy cảm nhận của sinh viên về chương trình đào tạo chưa kịp thời thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

Biến quan sát “Chương trình đào tạo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp tương lai cho sinh viên” có điểm đánh giá trung bình là 3,3, mức đánh giá chưa thực sự hài lòng. Trường Đại học Ngoại thương đã và đang đẩy mạnh việc kiểm định các chương trình đào tạo vì đây sẽ là căn cứ để xác định chất lượng, vị thế và uy tín của nhà trường. Nhà trường đã có 4 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA (Tiêu chuẩn mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) là chương trình chất lượng cao Kinh tế đối ngoại, chương trình chất lượng cao Kinh tế quốc tế, chương trình chất lượng cao Quản trị kinh doanh quốc tế và chương trình chất lượng cao Ngân hàng và Tài chính quốc tế. 4 chương trình đào tạo đã được kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo là chương trình Kinh doanh quốc tế, chương trình Kinh tế & phát triển quốc tế, chương trình Luật thương mại quốc tế và chương trình Phân tích & đầu tư tài chính. Hiện tại, nhà trường đang trong quá trình tiếp tục kiểm định kiểm định 4 chương trình đào tạo chính quy. Kết quả đạt được thể hiện rõ quyết tâm khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường.

Biến quan sát “Cán bộ hành chính có thái độ nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng sinh viên và luôn sẵn sàng hỗ trợ” đạt điểm đánh giá trung bình là 3,43, mức điểm chỉ ở mức chấp nhận.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương. (Trang 70)