Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chuyên môn của cán

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính tại Bệnh Viện Bãi Cháy theo cơ chế cơ chế tự chủ. (Trang 77 - 82)

nhân viên đặc biệt bộ phận cán bộ làm công tác quản lý tài chính.

Đội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính trong bệnh viện là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của các đơn vị nói chung và công tác Tài chính kế toán nói riêng. Năng lực làm việc cũng như năng lực chuyên môn của họ sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài chính của đơn vị. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kế toán tài chính là yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một đơn vị nào trước yêu cầu của cơ chế tài chính mới. Đây cũng là vấn đề của các đơn vị trong quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính. Để thực hiện được mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kế toàn tài chính cần phải có kế hoạch tổng thể, thực hiện trong một thời gian dài với nhiều phương thức thích hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Các giải pháp cụ thể có thể thực hiện đó là:

Đối với đội ngũ nhân viên hiện có, cần có chính sách bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; đào tạo củng cố kiến thức chuyên môn như:

- Nêu cao tinh thần đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết không sử dụng những cá nhân có phẩm chất đạo đức kém làm công tác tài chính, kế toán.

- Thường xuyên cử cán bộ, nhân viên làm công tác tài chính, kế toán đi đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ngắn hạn, dài hạn.

- Khuyến khích cán bộ, nhân viên đi học tập, nghiên cứu để phục vụ cho công việc bằng các hình thức khen thưởng vật chất, cơ chế trả lương theo trình độ, chất lượng công việc.

- Tạo điều kiện để từng cá nhân tự đào tạo mình thông qua việc hỗ trợ kinh phí học tập, tạo điều kiện về thời gian,...

Cùng với chính sách đào tạo tốt, cũng cần có chính sách sử dụng lao động là công tác tài chính, kế toán khoa học hợp lý, như:

- Trọng dụng người lao động có năng lực chuyên môn tốt.

- Phân công lao động đúng với năng lực trình độ của từng người, đúng nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đảm bảo sự kiểm soát lẫn nhau trong chuyên môn.

- Luân chuyển công việc theo định kỳ để các cá nhân có điều kiện tiếp cận với nhiều vị trí công tác khác nhau, bổ sung được các kiến thức còn thiếu.

- Định kỳ, phải tổ chức kiểm tra, sát hạch, đánh giá trình độ chuyên môn của từng người lao động. Nếu không đạt yêu cầu thì phải chuyển sang làm công tác khác. Bên cạnh đó, khi có nhu cầu bổ sung thêm nguồn nhân lực làm công tác tài chính, kế toán, bệnh viện cần có chính sách tuyển dụng lao động chặt chẽ, nghiêm túc, chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức phải được đặt lên hàng đầu. Cần tổ chức thi tuyển nhân viên công khai, có tiêu chí đánh giá đầy đủ các mặt, minh bạch, khách quan,.. để có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất cho công tác tài chính, kế toán.

Nghiên cứu các chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với CBNV y tế dựa vào kết quả làm việc. Đánh giá các cơ chế khuyến khích cán bộ, nhân viên bệnh viện và đề xuất các giải pháp toàn diện tạo động lực làm việc cho họ, trong đó có đề cao giá trị tinh thần vào đạo đức của người thầy thuốc, đi đôi với việc tăng cường giám định chất lượng và xử lý thích đáng những vi phạm về tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Nghiên cứu tiến tới áp dụng cơ chế hợp đồng lao động với mức thù lao xứng đáng cho CBNV trong viện từ nguồn quỹ phù hợp.

Cần thay đổi nhận thức của nhân viên y tế đối với bệnh nhân, coi bệnh nhân là đối tượng khách hàng cần chăm sóc. Bệnh nhân là khách hàng và bệnh viện là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về y tế. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế đối với sự phát triển của bệnh viện. Nâng cao khả năng chuyên môn để bệnh nhân đến với bệnh viện có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ.

Cụ thể:

- Hiện nay, tỷ lệ giường bệnh triển khai/giường bệnh biên chế của Bệnh viện Bãi Cháy đạt 145,4%. Bệnh viện triển khai số giường lớn hơn biên chế đã phản ánh tình trạng quá tải hiện nay và nhu cầu thực tế cần phải mở rộng quy mô giường bệnh. Do số giường bệnh thực triển khai tăng nên quân số hiện có của Bệnh viện so với

quân số biên chế cũng tăng. Quân số ở Bệnh viện đều vượt so với biên chế; dư thừa nhân lực nếu chỉ thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách theo quy định. Như vậy, cần phải giải quyết bài toán làm thế nào để vừa tinh giản biên chế, vừa mở rộng quy mô giường bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân.

Trước hết, căn cứ vào nhu cầu KCB của người dân trên địa bàn các cơ quan có trách nhiệm cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng đề án quy hoạch, điều chuyển, điều chỉnh quy mô, nhiệm vụ của bệnh viện theo từng tuyến điều trị, từng địa bàn chiến lược, theo hướng tập trung, thống nhất để quản lý, chỉ huy trực tiếp, toàn diện, tạo thuận lợi trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Đồng thời, giảm các khâu quản lý trung gian, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện các quy định, chế độ, chính sách một cách thống nhất trong toàn bộ hệ thống bệnh viện công khi thực hiện tự chủ tài chính. Bộ Y Tế cần xây dựng và ban hành biểu tổ chức, biên chế mới đối với từng loại, nhóm bệnh viện và giao quyền tự chủ về tổ chức biên chế, nhân sự cho các bệnh viện. Cho phép thành lập mới, tách một số khoa, phòng theo yêu cầu phát triển của BV. Thành lập mới các khoa: cấp cứu ban đầu, thận nhân tạo, cán bộ, sản - nhi, lao và bệnh phổi, chống nhiễm khuẩn, quốc tế, ung bướu và các đơn vị: trung tâm xạ trị, nhà tang lễ, trung tâm huấn luyện, công nghệ thông tin. Tách riêng các khoa: xét nghiệm - phục hồi chức năng, giải phẫu bệnh - chẩn đoán hình ảnh, nội thần kinh - tâm thần, hồi sức cấp cứu - phòng mổ - gây mê, các chuyên khoa mắt - tai mũi họng – răng hàm mặt. Nâng cấp từ ban lên phòng: Kế hoạch tổng hợp, điều dưỡng, tài chính, tham mưu

- hành chính. Đồng thời quy định lộ trình áp dụng biểu tổ chức, biên chế mới. Kiên quyết chỉ đạo thực hiện tinh giản biên chế, giải quyết quân số dư thừa; luân phiên, luân chuyển bác sỹ theo quy định; điều chuyển một số cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Đối với Bệnh viện Bãi Cháy, cần phải rà soát tổ chức biên chế và nguồn nhân lực hiện có; xây dựng đề án sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức bệnh viện phù hợp với nhiệm vụ và cơ chế tự chủ, theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.

Căn cứ để xây dựng đề án sắp xếp, điều chỉnh tổ chức, biên chế, nhân sự bệnh viện gồm: Biểu tổ chức, biên chế mới theo quy định của Bộ Y Tế; quy mô giường

bệnh; các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan về tự chủ bệnh viện; các chế độ, chính sách có liên quan; tình hình thực tế của bệnh viện và hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Ưu tiên bố trí sử dụng, tuyển dụng cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trực tiếp làm công tác khám chữa bệnh, dịch vụ y tế; giảm số lượng cán bộ, nhân viên làm công việc hành chính. Xây dựng khung năng lực vị trí việc làm và tiêu chuẩn của từng vị trí công việc làm cơ sở xây dựng phương án bố trí, điều chuyển, sử dụng, tuyển dụng cán bộ, nhân viên. Xây dựng lộ trình thực hiện biểu biên chế mới phù hợp với tình hình của đơn vị. Làm tốt công tác chính trị tư tưởng đối với cán bộ, nhân viên bệnh viện trước, trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, nhân sự. Nghiên cứu, vận dụng giải quyết chế độ, chính sách cho những cán bộ, nhân viên dôi dư, khuyến khích họ nghỉ chế độ trước thời gian hoặc chuyển đơn vị, trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi chính đáng cho quân nhân, người lao động. Một số công việc mang tính dịch vụ như: quyét dọn, vệ sinh công cộng, căng tin, dịch vụ ăn uống..., bệnh viện chủ động thuê khoán, đấu thầu cung ứng dịch vụ để tinh giản biên chế.

- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên

Các đối tượng phải đào tạo, bồi dưỡng chia làm 3 nhóm: (1) Cán bộ quản lý gồm lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện và lãnh đạo, chỉ huy các phòng, ban, khoa; (2) Cán bộ, nhân viên làm công tác chuyên môn y tế, gồm: bác sỹ, dược sỹ, y sỹ, y tá, điều dưỡng; (3) Cán bộ, nhân viên cơ quan tài chính bệnh viện và các nhân viên thống kê, y tá hành chính ở các phòng, ban, khoa.

Đối với đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thuộc nhóm 1, các cơ quan phải phối hợp xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế nói chung, kiến thức quản trị bệnh viện nói riêng, báo cáo Bộ Y Tế tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày. Đây là nội dung hoàn toàn mới, vì trước đây cán bộ quản lý bệnh viện chủ yếu được đào tạo chuyên sâu về ngành y, chưa được đào tạo về kiến thức quản lý kinh tế nói chung, quản lý bệnh viện nói riêng.

Để việc đào tạo, bồi dưỡng đạt được kết quả tốt, đòi hỏi phải xây dựng chương trình, lựa chọn nội dung học tập sát thực tế; bố trí thời gian học tập hợp lý để cán bộ

có thể thay phiên nhau đi học tập, vừa học tập vừa làm việc ở bệnh viện. Quan trọng hơn là cán bộ quản lý cần phải xác định rõ trách nhiệm, bố trí thời gian để tập trung học tập; tránh hiện tượng học tập qua loa, đại khái. Hình thức học tập tốt nhất là bố trí học tập trung trong thời gian ngắn từ 1-3 tháng.

Đối với đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thuộc nhóm 2, Bộ Y Tế cần xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh nhân. Đặc biệt quan tâm đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ bác sỹ được đào tạo ngắn hạn. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sỹ trực tiếp KCB, làm DVYT bằng nhiều hình thức như: sinh hoạt khoa học, hội thảo, bồi dưỡng ngắn ngày, đào tạo cơ bản dài ngày, tham gia hội chẩn, trao đổi kinh nghiệm... Quan tâm thích đáng cho đào tạo kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật cao nhằm nâng cao chất lượng và khả năng KCB của Bệnh viện. nên giao nhiệm vụ và tạo điều kiện mọi mặt để các bệnh viện tuyến trên có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho bệnh viện tuyến dưới. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần phải đa dạng, bệnh viện tuyến trên có thể cử bác sỹ đến bệnh viện tuyến dưới để trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, hoặc bệnh viện tuyến dưới cử bác sỹ, y sỹ đến học tập tại bệnh viện tuyến trên, hoặc đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật thông qua cầu truyền hình. Bệnh viện Bãi Cháy cần phải căn cứ vào yêu cầu của từng vị trí việc làm để xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ bác sỹ, y sỹ, y tá, điều dưỡng. Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ bác sỹ, y sỹ, y tá, điều dưỡng tự học tập nâng cao trình độ.

Đối với đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên tài chính, Cục Tài chính cần chủ trì biên soạn tài liệu tập huấn nghiệp vụ tài chính BV; hàng năm có thể tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ tập trung ngắn ngày cho các đối tượng là trưởng phòng, trưởng ban tài chính bệnh viện. Cơ quan tài chính bệnh viện có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công tác tài chính, kế toán cho các nhân viên tài chính, thống kê, y tá hành chính của các đơn vị trực thuộc bệnh viện và nhân viên của cơ quan tài chính. Bệnh viện phải có cơ chế, tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, nhân viên tài chính tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng thành thạo máy tính

phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Cơ quan Tài chính bệnh viện phối hợp chặt chẽ với ban Công nghệ thông tin bệnh viện hướng dẫn nhân viên tài chính sử dụng các phần mềm tác nghiệp đảm bảo chính xác, an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính tại Bệnh Viện Bãi Cháy theo cơ chế cơ chế tự chủ. (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w