2.2.2.1. Tình hình lập dự toán chi
Là đơn vị dự toán cấp I trực thuộc Sở Y tế Quảng Ninh, công tác lập dự toán cũng như quyết toán ngân sách của Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy đều phải thông qua Sở Y tế, mà bộ phận trực tiếp là Phòng Kế hoạch- Tài chính. Hằng năm, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, các khoản thu, nhiệm vụ chi năm trước và các văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính, Sở Y tế, Bệnh viện lập dự toán chi gửi Sở Y tế tổng hợp gửi Sở Tài chính.
Dự toán chi hàng năm được Phòng Tài chính- Kế toán của Bệnh viện phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng bao gồm các nội dung:
* Chi thường xuyên giao tự chủ gồm:
- Chi hoạt động thường xuyên cho nhiệm vụ khám chữa bệnh được giao. - Chi cho các hoạt động thu.
Trong đó dự toán chi phí hoạt động thường xuyên phải chi tiết các mục chi như:
+ Chi lương, tiền công; phụ cấp lương, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán cá nhân.
+ Dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, chi phí thuê mướn, hội nghị, công tác phí, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
+ Các khoản chi mua hàng hóa, vật tư chuyên môn như: thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao.
+ Chi sửa chữa lớn tài sản cố định, mua sắm tài sản cố định. + Cá khoản chi khác trong đó có trích lập các quỹ.
* Chi thường xuyên không giao tự chủ bao gồm: - Chi khám sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn
- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, trang thiết bị chuyên môn * Các khoản chi không thường xuyên, không giao tự chủ:
Nâng cấp, xây mới nhà cửa, trang thiết bị chuyên môn thuộc các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Dự toán trong năm nếu có phát sinh đột xuất ngoài dự toán, Bệnh viện lập dự toán điều chỉnh cho phù hợp và gửi về Sở Y tế để tổng hợp.
Công tác lập dự toán các khoản chi được lập đồng thời với dự toán các khoản thu, theo phân tích trên phần lập dự toán các khoản thu, kinh phí ngân sách giao cho bệnh viện để thực hiện chế độ tự chủ được căn cứ trên định mức giường bệnh nên số kinh phí này thường không đáp ứng chi thường xuyên mà chủ yếu để chi cho con người và chi chuyên môn nghiệp vụ nên việc trích lập các quỹ để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động là rất hạn chế. Số kinh phí này thường được bổ sung từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
2.2.2.2. Chất lượng quản lý các khoản chi thường xuyên
Bệnh viện Bãi Cháy đã sử dụng các khoản chi theo đúng mục lục ngân sách nhà nước, nghị định 43/2006 và nghị định 16/2015. Bệnh viện cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý đáp ứng với chế độ Nhà nước quy định.
Do nguồn thu của Bệnh viện được để lại toàn bộ theo quy định, cơ cấu các khoản chi cũng tương ứng với các nguồn thu. Các khoản chi được thực hiện chặt chẽ, đầy đủ thủ tục theo quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị và chế độ của nhà nước quy định.
Nội dung chi chủ yếu tại Bệnh viện bao gồm 4 nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm 1: Chi thanh toán cho cá nhân là một trong những khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế của các bệnh viện. Tuy nhiên nó không ổn định và thường xuyên biến động qua các năm do một số chính sách của nhà nước đối với ngành y tế và do sự biến động giá cả nên có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu đã góp phần làm thay đổi các khoản chi này. Nhóm chi này tại bệnh viện bao gồm: Tiền lương; tiền công Phụ cấp lương phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp các khoản thanh toán khác cho cá nhân ... cụ thể:
- Nhóm 2: Chi về hàng hóa, dịch vụ gồm có: Thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; sửa chữa TSCĐ phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành
- Nhóm 3: Các khoản chi khác: chi khác; chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và các cấp trên cơ sở; chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp có thu.
- Nhóm 4: Chi hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các quỹ và đầu tư vào tài sản: mua, đầu tư vào tài sản vô hình; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn.
52
Bảng 2.4. Cơ cấu các khoản chi Bệnh viện Bãi Cháy giai đoạn 2017 – 2020
Đvt: Triệu đồng
Diễn giải
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị
Tỷ lệ (%) I. Nguồn kinh phí NSNN cấp 485.112 39,4% 618.619 35,1% 623.115 22,35% 723.115 32,40%
1. Chi thanh toán cá nhân 253.325 52,2% 369.996 59,8% 355.799 57,10% 400.967 55,45%
2. Chi về hàng hóa dịch vụ 39.391 8,1% 37.859 6,1% 44.864 7,20% 60.019 8,30%
3. Chi khác 1.649 0,3% 866 0,1% - 0,00% - 0,00%
4. Chi mua sắm, sửa chữa 190.746 39,3% 209.897 33,9% 222.452 35,70% 262.129 36,25%
II. Nguồn kinh phí ngoài
NSNN cấp 747.003 60,6% 1.142.824 64,9% 1.290.330 67,43% 1.509.030 67,60%
1. Chi thanh toán cá nhân 209.908 28,1% 289.706 25,4% 418.712 32,45% 512.467 33,96% 2. Chi về hàng hóa dịch vụ 469.491 62,9% 745.350 65,2% 738.585 57,24% 819.554 54,31%
3. Chi khác 66.483 8,9% 105.254 9,2% 130.581 10,12% 170.822 11,32%
4. Chi mua sắm, sửa chữa 1.121 0,2% 2.514 0,2% 2.452 0,19% 6.187 0,41%
III. Tổng cộng chi 1.232.115 100,0% 1.761.443 100,0% 1.913.445 100,00% 2.232.145 100,00%
1. Chi thanh toán cá nhân 463.233 37,6% 659.702 37,5% 774.511 40,48% 913.434 40,92% 2. Chi về hàng hóa dịch vụ 508.882 41,3% 783.209 44,5% 783.449 40,94% 879.573 39,40%
3. Chi khác 68.133 5,5% 106.120 6,0% 130.581 6,82% 170.822 7,65%
4. Chi mua sắm, sửa chữa 191.867 15,6% 212.412 12,1% 224.904 11,75% 268.316 12,02%
53
Chi từ nguồn kinh phí ngoài NSNN cấp:
Nhóm 1: Chi thanh toán cho cá nhân hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2018 tăng 38,01% so với năm 2017, năm 2019 tăng 44,53% so với năm 2018, năm 2020 tăng 22,39%. Điều đó chứng tỏ qua các năm bệnh viện đã dần lấy quỹ sự nghiệp thay thế nguồn NSNN để chi lương và các khoản phụ cấp theo lương cho cán bộ nhân viên. Đồng thời các khoản này tăng do nhu cầu xã hội cũng như do nhu cầu của bệnh viện gia tăng thêm nguồn lao động nằm trong biên chế nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh nhà.
Nhóm 2: Chi về hàng hóa dịch vụ trong nguồn thu sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2017 là 469.491 triệu đồng tương ứng 62,9% đến năm 2018 đã tăng lên 745.350 triệu đồng ương ứng 65,2%, năm 2020 tăng lên 819.554 triệu đồng tương ứng chiếm 54,31%, nguồn chi hàng hóa dịch vụ thường chiếm hơn 50% tổng số chi của bệnh viện. Đây là khoản chi quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Trong các khoản chi thuộc nhóm này thì khoản chi để mua thuốc, vật tư chuyên môn thường chiếm hơn 80% tổng chi.
Tuy nhiên, chi về hàng hóa dịch vụ trong nguồn thu sự nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống cho thấy chất lượng quản lý chi về hàng hóa dịch vụ ngày càng được nâng cao. Bệnh viện đã thực hiện những giải pháp nhằm hạn chế hàng hóa dịch vụ phát sinh trong hoạt động khám chữa bệnh từ đó làm giảm các khoản chi về hàng hóa dịch vụ.
Nhóm 3: Các khoản chi khác được bệnh viện tiết kiệm số kinh phí này để trích lập quỹ của đơn vị theo quy định.
Nhóm 4: Chi mua sắm sửa chữa chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi chỉ chiếm bình quân 0,5% trong từng năm, vì nguồn này thường được chi chủ yếu từ nguồn NSNN cấp.
Do được giao quyền tự chủ trong sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu nên bệnh viện đã chủ động sử dụng các nguồn tài chính cho các hoạt động chuyên môn, bố trí hợp lý các khoản chi trong dự toán ngân sách được giao và trong các khoản thu. Do được chuyển kinh phí chưa sử dụng, số chưa quyết toán sang năm sau nên khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước và
nguồn thu sự nghiệp. Bệnh viện đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với khả năng điện thoại, chế độ hội nghị, chế độ đi học…góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, khắc phục các bất hợp lý đã xuất hiện trước đó.
Nhìn chung, chất lượng quản lý các khoản chi của bệnh viện khá tốt, các khoản chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, nguyên nhân là do các chính sách của Nhà nước đối với các cá nhân ngày càng được chú trọng, lương thưởng cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện được nâng cao để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên. Các khoản chi khác về hàng hóa dịch vụ hoặc các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có xu hướng giảm dần hoặc tăng nhẹ qua các năm. Điều này cho thấy Bệnh viện đã thực hiện những biện pháp nhằm giảm chi, tăng thu, nâng cao chất lượng quản lý.
2.2.2.3. Chất lượng quản lý các khoản chi thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện
Đối với kinh phí giao thực hiện tự chủ, trên cơ sở quy định tại nghị định 43/2006- NĐ-CP và nghị định 16/2015 NĐ-CP, Bệnh viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế. Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ là nguồn kinh phí hàng năm giao cho chi thường xuyên. Nội dung chi thực hiện tự chủ như sau:
Nhóm 1: Chi thanh toán cho người lao động: Nhóm này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi từ 80% đến 90%. Nội dung chi chủ yếu là chi lương, chi tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp.
Về chất lượng quản lý khoản chi thanh toán cho người lao động, Bệnh viện đã thực hiện đã tạo nguồn tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Để đảm bảo cho việc thực hiện thống nhất trong Bệnh viện, đồng thời vẫn phát huy quyền chủ động của các bộ phận, Bệnh viện đã thực hiện giao quỹ tiền lương tăng thêm theo số nhân lực được định biên cho các khoa, phòng trong Bệnh viện căn cứ vào số nhân lực, khối lượng công việc hoàn thành, chủ động xây dựng quỹ tiền lương của bộ phận và xác định phương án chi trả tiền lương cho từng người lao động dựa vào kết quả lao động và đóng góp cho việc tăng thu, tiết kiệm chi.
Tuy nhiên, với cơ chế cạnh tranh hiện nay đã gây áp lực cho Bệnh viện Bãi Cháy trong việc giữ người tài, trong thời gian qua có thực trạng các Bác sỹ giỏi của
Bệnh viện đã xin rời khỏi Bệnh viện sang các đơn vị khám chữa bệnh tư nhân cũng chỉ vì cơ chế tiền lương chưa thực sự hấp dẫn để giữ họ ở lại, toàn tâm toàn ý với Bệnh viện. Có những đơn vị bên ngoài sẵn sàng trả tiền lương gấp 3, gấp 5 lần thu nhập hiện tại mà Bệnh viện đang trả cho họ. Đó cũng là vướng mắc cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc chi trả thu nhập của Bệnh viện.
Nhóm 2: Chi về hàng hóa dịch vụ
Nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 đứng sau nhóm chi thanh toán cho cá nhân, tỷ lệ biến động tăng giảm không ổn định qua các năm.
Các chỉ tiêu về chi quản lý tăng lên cùng với sự tăng về quy mô và phát triển của Bệnh viện. Bệnh viện đã chủ động xây dựng các định mức chi quản lý hành chính tùy vào đặc điểm và điều kiện đơn vị trong phạm vi nguồn tài chính cho phép để tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ của mình, nhằm tiết kiệm chi quản lý hành chính. Trong đó, khuyến khích các khoa, phòng thực hiện khoán chi hành chính (các nội dung: vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, chi dịch vụ công cộng...). Mức khoán do trưởng các khoa, phòng tự quy định trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng. Kết quả của việc giao khoán đến các khoa, phòng đạt được nhiều thành tựu. Các đơn vị đều tiết kiệm được kinh phí từ các khoản chi cho quản lý hành chính. Phần kinh phí tiết kiệm được một phần giành để chi bổ sung tiền lương tăng thêm cho người lao động.
Nhóm 3: Các khoản chi khác
Bao gồm chi hỗ trợ tập huấn, chi thành viên hội đồng đấu thầu, chi hô trợ viết bài, chi hỗ trợ kiểm kê tài sản…Khoản chi này giảm theo từng năm. Chi hỗ trợ cho công tác Đảng theo hướng dẫn số 21-HD/VPTW ngày 04/3/2013 của BCH Trung ương Đảng.
Nhóm 4: Chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn chiếm tỷ trọng bình quân 7,8% trong năm 2019 và 2020. Việc chi sữa chữa, mua sắm tài sản được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Khoản chi này giảm dần qua các năm.
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế về vật tư, hàng hóa cần thiết dùng cho chuyên môn nghiệp vụ đã được phê duyệt trong danh mục dự toán, đơn vị dự toán tổ chức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Tài chính. Hàng quý các phòng, ban có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các tài sản thiết bị của khoa phòng mình, phải lập kế hoạch chi tiết gửi Phòng Hành chính tổng hợp trình Giám đốc xem xét.
Đối với sửa chữa nhỏ, khi được sự đồng ý của Giám đốc, Phòng Hành chính tổng hợp khảo sát công việc thực tế và lấy báo giá của nhà cung cấp, hoàn chỉnh hợp đồng kèm giấy xác nhận hiện trạng, sau khi sửa chữa xong phải có biên bản nghiệm thu và các chứng từ hợp lệ để hoàn tất thanh toán. Đối với sửa chữa lớn phải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
Nhờ thực hiện đúng quy trình và nghiêm ngặt theo đúng quy định của nhà nước, các khoản chi về mua sắm tài sản cố định đã được quản lý chặt chẽ từ đó góp phần nâng cao quản lý chất lượng các khoản chi thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện.
Nhìn chung, chất lượng quản lý các khoản chi thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện chưa thực sự đạt hiệu quả cao, các khoản chi còn tăng nhiều qua các năm.