7. Kết cấu của luận văn
1.1. Một số vấn đề khái quát về quản lý hộkinhdoanh cá thể
1.1.5.1. Kiểm tra việc chấp hành các quy định phápluật
Từ định nghĩa hộ kinh doanh sẽ có các văn bản pháp luật để từ đó có cơ chế quản lý việc chấp hành tuân thủ theo quy định. Văn bản mới nhất để kiểm tra hộ kinh doanh đó là:
Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020; Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủvề đăng ký doanh nghiệp;
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 2 năm 2000 về đăng ký kinh doanh;
Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019
Quyết định 1688/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuếngày 06 tháng 10 năm 2014, về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Hà Nội. So với các văn bản trước đây thì có những thay đổi đối với hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh không được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp được ban hành thay thế Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã có nhiều quy định mới về hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ
được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Bên cạnh đó, chỉ cho phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động (theo Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã chính thức cho phép hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm, cụ thể:
“Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại."
Tuy nhiên, dù hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng hộ kinh doanh phải lựa chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở chính.
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Lưu ý: Trong trường hợp các thành viên đăng ký hộ gia đình đăng ký kinh doanh thì phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình.
Từ 04/01/2021, thêm một trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP là:“Người
đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định;”
Có thể th người quản lý hoạt động kinh doanh
Trước đây, khơng có quy định về việc chủ hộ kinh doanh được thuê người quản lý kinh doanh.
Nhưng theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh chứ không liên quan đến người đại diện.
Mốc thời gian phải đăng ký thay đổi hộ kinh doanh
Nghị định 78/2015/NĐ-CP không quy định mốc thời gian mà hộ kinh doanh phải tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Nhưng theo khoản 1 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải thực hiện thủ tục này tại UBND cấp huyện nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở chính.
Được tạm ngừng kinh doanh vơ thời hạn
Hộ kinh doanh có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thời gian tạm ngừng kinh doanh đã có thay đổi từ 04/01/2021 theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý (theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Như vậy có thể hiểu, hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh vơ thời hạn
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm (theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Hộ kinh doanh được thuê trên 10 lao động
Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh chỉ có tối đa 10 lao động. Nếu trên mức này, hộ kinh doanh bắt buộc phải chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi Nghị định 01/2021 được ban hành đã khơng hề nhắc gì đến quy định giới hạn này.
Cụ thể, theo Điều 79, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.