Kinh nghiệm quản lý hộkinhdoanh cá thể ở một số quốc gia Châ uÁ

Một phần của tài liệu AN THUÝ HẠNH 1906012011 K26KDTM (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Kinh nghiệm quản lý hộkinhdoanh cá thể ở một số quốc gia Châ uÁ

Quản lý kinh tế là sự tác động và điều khiển có mục đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra trong quá trình phát triển của hệ thống kinh tế.

Quản lý kinh tế mang đặc trưng cơ bản của quản lý: sự điều khiển, tác động của chủ thể quản lý – những con người, cơ quan có thẩm quyền quản lý trong hệ thống kinh tế.

Sự tác động, điều khiển của chủ thể quản lý bao giờ cũng có những đối tượng quản lý cụ thể - đó là đối tượng cần điều khiển. Đối tượng quản lý kinh tế là các hoạt động kinh tế diễn ra trong hệ thống kinh tế và thực hiện quyền này là những cá nhân, đơn vị, tổ chức thuộc quyền điều khiển của chủ thể quản lý. Vì vậy, cũng có thể coi đối tượng quản lý là những cá nhân với những quá trình mà họ thực hiện để tiếp cận các mục tiêu đặt ra cho sự vận động, phát triển của hệ thống.

Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phân bổ các nguồn lực cho các nhu cầu sử dụng được quyết định bởi thị trường là chủ yếu, song nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô, bảo đảm giữ vững các cân đối khách quan của nền kinh tế quốc dân một cách tự giác, cụ thể:

Chủ thể vận hành trong cơ chế quản lý gồm các yếu tố nhà nước và thị trường, trong đó:

Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nhằm phát huy tác động tích cực, to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trường nhằm định hướng quá trình vận động của nền kinh tế theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội và đảm bảo các quan hệ cân đối cần thiết cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận, khả năng hoạt động theo cơ chế tự điều tiết của thị trường.

Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ bao gồm: hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách, các công cụ kinh tế và nguồn lực

của kinh tế nhà nước.

Quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Chúng ta có kinh nghiệm và kết quả của gần hai mươi năm đổi mới, đang đứng trước xu thế mở cửa, hòa nhập và hợp tác quốc tế, nhưng khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới cùng với việc Nhà nước phải tự đổi mới là việc không đơn giản. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước để Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệuquả, cán bộ, công chức nhà nước thực sự là công bộc của dân, làm tốt công tác quản lý kinh tế - xã hội.

Cần khẳng định rằng, nhân dân là người chủ đích thực và cao nhất của đất nước, Nhà nước đại diện cho nhân dân để quản lý đất nước, do nhân dân bầu ra và chịu sự giám sát của nhân dân, phục vụ nhân dân, còn nhân dân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính là tự bảo vệ quyền làm chủ của mình.

Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, Nhà nước có chức năng và trách nhiệm quản lý nhà nước bằng các công cụ nhà nước thông qua các văn bản mà Nhà nước ban hành như Luật, Nghị Định …không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, hộ kinh doanh nhưng phải tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Đây là cơ sở cho việc quản lý các hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, các loại hình kinh doanh trong đó có hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể:

Một phần của tài liệu AN THUÝ HẠNH 1906012011 K26KDTM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w