7. Cấu trúc của tiểu luận
2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại
Một là, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp CNHT tuy đã được ban hành nhưng vẫn chưa được thực hiện một cách nhanh chóng dẫn tới nguồn vốn không đến kịp thời cho các doanh nghiệp đang cần hỗ trợ. Nguyên nhân là do các cơ chế về ưu đãi về chính sách hỗ trợ, cho vay vẫn chưa được cụ thể hóa… Các chính sách phát triển các ngành công nghiệp chính như ô tô, cơ khí, điện tử, dệt may,… vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn là do công tác thực thi chính sách về CNHT còn hạn chế.
Hai là, các doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt các chính sách của Đảng, của Nhà nước kịp thời.
Ba là, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được cả vể số lượng và chất lượng. Phần lớn lao động tại các doanh nghiệp CNHT là lao động phổ thông, được đào tạo dưới hình thức vừa học vừa làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu và luôn trong tình trạng khan hiếm. Trình độ của đội ngũ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp CNHT vẫn còn hạn chế trong khi đây là nhân tố quyết định tới chiến lược kinh doanh, cải cách thông qua đầu tư, đổi mới công nghệ,…
Bốn là, quy định pháp lý về hoạt động thanh tra, giám sát còn nhiều bất cập, bản thân từng cơ quan giám sát chuyên ngành đối với doanh nghiệp CNHT chưa có đội ngũ chuyên gia chuyên sâu đối với các lĩnh vực còn lại, khả năng phối hợp, tính liên kết, minh bạch trong chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành chưa cao.
24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Ở chương 2, bài tiểu luận đã khái quát chung về thành phố Hà Nội, nêu ra những công tác quản lý nhà nước phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội; nêu ra những chính sách của Đảng, của nhà nước trong việc phát triển ngành CNHT tại thành phố Hà Nội. Thông qua những hoạt động này em đã đưa ra những thành tựu, ưu điểm và sự hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý phát triển CNHT tại địa bàn.
25
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản về công nghiệp hỗ trợ
Cần điểu chỉnh, sửa đổi những quy định còn vướng mắc trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP liên quan đến phạm vi CNHT; làm rõ tiêu chí xác định đối tượng ưu đãi; rà soát, cập nhật và điều chỉnh danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển phù hợp với nhu cầu thực tiễn nhằm tạo thị trường cho các ngành CNHT phát triển, bao gồm các chính sách về thị trường, phòng vệ thương mại và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho DN. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành hội nhập thông qua các Hiệp đinh thương mại tự do, Chính phủ cần xây dựng, thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành CNHT phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước …
Khẩn trương xây dựng và ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục để tiếp nhận các hỗ trợ cề công nghệ, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ phát triển công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, cũng như một số nguồn hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp để đầu tư, phát triển công nghệ cho sản xuất sản phẩm.
Các cơ quan chức năng Thành phố đẩy mạnh hoạt động thông tin, hƣớngdân, rà soát rút gọn các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận các chính sách ưu đãi dành cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển: về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng theo Thông tư số 21/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn khai thuế giá trị gia tăng và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đôi với dự án sản xuất sản phẩm CNHT tại Việt Nam; về tín dụng theo Thông tư số 01/2016/NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chính sách cho vay phát triên CNHT; về thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, hỗ trợ đầu tư hạng mục xử lý ô nhiêm, bảo vệ môi trƣờng của Dự án theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản liên quan.
26
Phổi hợp Bộ Công Thương trong công tác thông tin và triển khai các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp doanh nghiệp thực hiện theo Quyết định số 68/QĐ-TTg, ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển CNHT từ năm 2016 đến năm 2025.
Rút ngắn các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp CNHT, cụm công nghiệp có cơ chế đặc biệt khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư có công nghệ hiện đại.
Đổi mới chính sách tín dụng theo hướng: cải tiến thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay đối với doanh nghiệp CNHT vừa và nhỏ, mở rộng các hình thức cho vay: trung và dài hạn với lãi suất hợp lý và thời gian hoàn trả vốn phù hợp đối với từng dự án.
3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách phát triển CNHT triển CNHT
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp CNHT Việt Nam và cụm liên kết nhằm thúc đẩy kết nối giữa nhà cung cấp Việt Nam và các tập đoàn quốc gia có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam. Triển khai các chương trình kết nối kinh doanh, liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, công ty sản xuất lắp ráp trong và nước ngoài.
Tăng cường sự trao đổi thông tin giữa cơ quan QLNN và các chủ doanh nghiệp sản xuất CNHT để có thể kịp thời điều chỉnh nội dung các chính sách phù hợp với điều kiện của DN và phù hợp với các bối cảnh mới. Khi liên tục trao đổi thông tin, các cơ quan QLNN sẽ kịp thời cung cấp thông tin về chính sách cho các doanh nghiệp.
3.3 Tăng cường thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội
Xúc tiến đầu tư vào CNHT
Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thông thoáng hơn, đẩy nhanh việc nâng cấp kết cấu hạ tầng, giảm giá các dịch vụ đầu tư.
27
Ưu tiên thu hút các sự án sản xuất sản phẩm CNHT áp dụng công nghệ cao, sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nội địa vào các lĩnh vực CNHT phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường trong nước. Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy đầu tư vào CNHT.
Xác định các sản phẩm mục tiêu cần thu hút đầu tư phù hợp với từng quốc gia nhằm có thể sản xuất sản phẩm nội địa sang các quốc gia.
Xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp hạ nguồn mục tiêu
Đưa ra các ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích nhà đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp CNHT nội địa, phát triển hệ thống cung ứng trong nước.
Xây dựng, chuẩn bị kỹ kế hoạch tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư theo chuyên đề đảm bảo thích hợp đối với từng ngành công nghiệp, từng thị trường.
3.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội tại thành phố Hà Nội
Xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao cho CNHT sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nhân lực tại chỗ, hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Đối với các hình thức đào tạo, xây dựng chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo, chi phí giảng viên.
Thúc đẩy liên kết Viện, trường, doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT. Đổi mới chương trình giảng dạy, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở giảng viên và nghiên cứu.
Kết hợp các cơ quan, tổ chức liên quan, các Hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ kinh phí, xây dựng chương trình và tổ chức các khóa đào tạo. Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đào tạo cho học viên.
28
3.5 Tăng cường hỗ trợ từ phía UBND thành phố cho các doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ triển công nghiệp hỗ trợ
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tiêu chuẩn sản phẩm CNHT quốc tế và quốc gia
Nghiên cứu, cập nhật các tài liệu về tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia của sản phẩm CNHT
Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về sản phẩm CNHT.
Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn sản phẩm CNHT.
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực khoa học công nghệ
Xây dựng tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá, phân loại công nghệ và sản phẩm CNHT.
Hỗ rợ chi phí cho các dự án nghiên cứu phát triển, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm CNHT.
Tăng cường đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu hiện có đồng thời xây dựng cơ chế khuyến khích nghiên cứu ứng dung tại các doanh nghiệp CNHT.
Kết nối thị trường trong nước
Tăng cường quảng bá, giới thiệu thông tin về các sản phẩm CNHT tiêu biểu của Hà Nội, các doanh nghiệp CNHT có năng lực thực sự cung cấp rộng rãi cho các nhà sản xuất thông qua các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại của quốc gia và thành phố.
Tổ chức các hội trợ, triển lãm về các ngành công nghiệp chế tạo làm cầu nối giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành với các doanh nghiệp CNHT để kết nối doanh nghiệp CNHT Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.
29
Xúc tiến thị trường xuất khẩu
Đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp trong sử dụng các công cụ truyền thông một cách hiệu quả; nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tiếp thị và quảng bá các sản phẩm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm CNHT tại các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tổ chức, hỗ trợ cho các doanh nghiệp CNHT tham gia các hội chợ, triển lãm phù hợp tại nước ngoài, tập trung ở khu vực ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
Xây dựng tiêu chí đánh giá và chứng nhận doanh nghiệp CNHT đạt chuẩn
Nghiên cứu, xây dựng “Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp CNHT đạt chuẩn” đảm bảo rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực sản xuất khác nhau, phù hợp yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.
Chỉ định đơn vị thẩm định, cấp giấy chứng nhận và xây dựng quy trình cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp CNHT
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp chuyên ngành điện tử, cơ khí,…Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển CNHT theo hình thức các khu, cụm, công nghiệp chuyên ngành, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án CNHT trong danh mục ưu tiên phát triển thuộc chuyên ngành: sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, vật liệu ngành điện…
3.6 Thanh tra, kiểm tra đối với công nghiệp hỗ trợ
Xây dựng và ban hành những tiêu chuẩn chung trong hoạt động giám sát các doanh nghiệp CNHT phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đồng thời bạn hành quy định thống nhất trong hệ thống báo cáo tài chính để cơ quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán dễ dàng thực hiện kiểm tra, thanh tra một lần trong năm. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, giám sát chuyên ngành, kiểm toán, chủ động thanh tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp tại địa bàn Hà Nội.
30
Xây dựn quy chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thanh tra giám sát chuyên ngàng, cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến giám sát an toàn hệ thống. Quy chế cần xác định các thông tin bắt buộc phải cùng quản lý và trách nhiệm của cơ quan cung cấp.
Tổ chức công tác đào tạo đội ngữ thanh tra chuyên giám sát ngành CNHT. Hiện đại hóa công nghệ và tăng khả năng ứng dụng công nghệ của các cơ quan thanh tra giám sát.
Đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ chuyên môn là một trong những yếu tố quan trọng của ngành thanh tra. Nâng cao năng lực chuyên môn cần gắn với trách nhiệm, tuyệt đối không được bỏ sót, sai phạm trong hoạt động thanh tra. Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động thanh tra, giám sát trong đó có chế tài để xử lý các cá nhân của cơ quan thanh tra, giám sát có biểu hiện che giấu các sai phạm trong quá trình thanh tra, giám sát.
31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3, bài tiểu luận đã nêu ra những giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội. Từ những giải pháp đã nêu ra ở trong tiểu luận, em mong những giải pháp ấy hữu ích trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội nói riêng và trên đất nước Việt Nam nói chung.
32
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã tập trung hệ thống hóa những cơ sở lý luận của QLNN về phát triển CNHT tại thành phố Hà Nội. Thông qua việc trình bày khái quát về định nghĩa, đặc trưng, nội dung liên quan đến ngành CNHT từ đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng công tác QLNN trong việc phát triển ngành CNHT tại thành phố Hà Nội. Mặc dù nhà nước đã có những thành tựu nhất định trong việc QLNN về ngành CNHT nhưng vẫn còn tồn tại một số khó khăn cả về mặt chủ quan và khách quan. Bài tiểu luận đã đưa ra một số giải pháp với mong muốn rằng có thể góp phần khắc phục trong công tác QLNN về phát triển CNHT tại thành phố Hà Nội.
PHỤ LỤC
Bản đồ địa phận thành phố Hà Nội
Sản xuất, lắp ráp linh kiện ô tô tại Hà Nội
( Nguồn Internet )
( Nguồn Internet )
Hoạt động lắp ráp ngành CNHT
( Nguổn Internet )
(Nguồn Internet)
( Nguồn Internet )
DANH MỤC TÀI LIỆU
1. Bộ Công Thương (2020), Quyết định số 3616/QĐ-BCT của Bộ Công thương được ban hành vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, Quyết định về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2021.
2. Bùi Thị Thùy Linh, (2020). Luận văn thạc sỹ "Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội".
3. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (1995). "Investigation for industrial development: Supporting industry sector."
4.Chính phủ, (2017), Quyết định số 6743/QĐ-UBND ban hành 27-9-2017 phê duyệt "Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020, định huớng đến năm 2025"..
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về "phát triển công nghiệp hỗ trợ."
6. Chính phủ (2017), Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển CNHT từ năm 2016 đến năm 2025..
7. Chính phủ (2017), Quyết đinh số: 10/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành vào ngày 03 tháng 4 năm 2017, "Quyết định ban hành quy chế quản lý và thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ"
8. Diệu Anh (2021), "Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chủ động kết nối, mở rộng thị trường", Cổng thông tin điện tử chính phủ .
9. Đỗ Văn Thắng (2018),Luận án Tiến sỹ Kinh tế “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: nghiên cứu trường hợp ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương”. 10. Hoàng Văn Bình (2018), Luận văn Thạc sỹ “Phát triển công nghiệp hỗ trợ